Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

Luật bất thành văn trong buổi nhậu của người Hàn Quốc

Hầu hết các công ty ở Hàn Quốc tụ tập ăn uống mỗi tuần, hoặc mỗi tháng một lần, gọi là “hoesik”.
Lịch tụ tập: Theo văn hóa Hàn Quốc, uống cùng nhau được coi là cách để làm quen và hiểu nhau hơn. Nhiều người nước ngoài lần đầu đến Hàn Quốc đều cảm thấy khó chịu khi bị ép uống, nhưng khi hiểu ra ý nghĩa của nó thì họ trở nên rất thoải mái. Charles Lee, một người Canada gốc Hàn đến Seoul làm việc chia sẻ: “Có những thứ bạn không thể nói ở chỗ làm, hoặc khi ăn trưa. Nhưng khi ai đó mời bạn một ly rượu soju thì điều đó có nghĩa là họ muốn nghe bạn nói”. Tối thứ 2 là dịp mọi người tụ tập ăn uống với bạn bè nhiều nhất. Vào giờ cao điểm cũng rất ít xe cộ, do mọi người để xe ở chỗ làm để đi uống cùng nhau. Thứ 3 là ngày nghỉ ngơi, còn thứ 4 và thứ 5 dành cho việc tụ tập với đồng nghiệp. Thứ 6 là ngày giao thông tệ nhất, vì ai cũng lái xe về nhà để sử dụng cùng gia đình vào cuối tuần.
Lịch tụ tập: Theo văn hóa Hàn Quốc, uống cùng nhau được coi là cách để làm quen và hiểu nhau hơn. Nhiều người nước ngoài lần đầu đến nước này cảm thấy khó chịu khi bị ép uống, nhưng khi hiểu ra ý nghĩa đều trở nên rất thoải mái. Charles Lee, một người Canada gốc Hàn đến Seoul làm việc, chia sẻ: “Có những thứ bạn không thể nói ở chỗ làm, hoặc khi ăn trưa. Nhưng khi ai đó mời bạn một ly rượu soju, điều đó có nghĩa là họ muốn nghe bạn nói”. Tối thứ 2 là dịp mọi người tụ tập ăn uống với bạn bè nhiều nhất. Vào giờ cao điểm, đường phố cũng rất ít xe cộ, do mọi người để xe ở chỗ làm để đi uống. Thứ 3 là ngày nghỉ ngơi, còn thứ 4 và thứ 5 dành cho việc tụ tập với đồng nghiệp. Thứ 6 là ngày giao thông tệ nhất, vì ai cũng lái xe về nhà cùng gia đình.
Phân biệt trên dưới: Người Hàn Quốc luôn phân biệt cao thấp trong các mối quan hệ để cư xử cho phải phép. Một trong những điều đầu tiên họ hỏi khi gặp người khác là hỏi về tuổi tác. Kể cả họ kém bạn 1 tuổi thì bạn vẫn được coi là bề trên.
Phân biệt trên dưới: Người Hàn Quốc luôn phân biệt cao thấp trong các mối quan hệ, để cư xử cho phải phép. Một trong những điều đầu tiên họ hỏi khi gặp người khác là hỏi về tuổi tác. Kể cả họ kém bạn 1 tuổi, bạn vẫn được coi là bề trên.
Tỏ sự kính trọng: Khi uống, để ly rỗng bị coi là bất lịch sự. Nếu một người lớn tuổi hơn rót rượu thì mọi người nên chờ cho tới khi người đó cũng được rót một ly rượu. Sau khi tất cả các ly được rót đầy, tất cả mọi người nói “Gunbae!” và cạn ly. Trong lúc uống, bạn phải quay người đi để khỏi che mất người lớn tuổi hơn. Một ly rượu không được tiếp thêm trừ khi uống hết hoàn toàn. Khi uống hết, ly phải được rót đầy ngay lập tức. Bạn nên chờ người khác rót cho mình chứ không nên tự rót.
Tỏ sự kính trọng: Khi uống, để ly rỗng bị coi là bất lịch sự. Nếu một người lớn tuổi hơn rót rượu, mọi người nên chờ cho tới khi người đó cũng được rót một ly rượu. Sau khi tất cả các ly được rót đầy, tất cả mọi người nói “Gunbae!” và cạn ly. Trong lúc uống, bạn phải quay người đi để khỏi che mất người lớn tuổi hơn. Một ly rượu không được tiếp thêm trừ khi uống hết hoàn toàn. Khi uống hết, ly phải được rót đầy ngay lập tức. Theo CNN, bạn nên chờ người khác rót cho mình chứ không nên tự rót.
Tìm hiểu về người uống cùng: Cuộc vui sẽ trọn vẹn hơn nếu bạn biết về thói quen và món đồ uống yêu thích của người đối ẩm. Trong những lần hoesik, người Hàn Quốc thường thay đổi địa điểm liên tục. Lượt 1 là dành cho bữa tối, uống kèm bia. Lượt 2 là rượu soju. Lượt 3 là rượu whiskey…, cứ như vậy nối tiếp nhau.
Tìm hiểu về người uống cùng: Cuộc vui sẽ trọn vẹn hơn nếu bạn biết về thói quen và món đồ uống yêu thích của người đối ẩm. Trong những lần hoesik, người Hàn Quốc thường thay đổi địa điểm liên tục. Lượt 1 là dành cho bữa tối, uống kèm bia. Lượt 2 là rượu soju. Lượt 3 là rượu whiskey…, cứ như vậy nối tiếp nhau.
Dùng 2 tay: Người Hàn Quốc luôn cầm chai rượu hoặc ly rượu bằng 2 tay. Chỉ người lớn tuổi hoặc chức vụ cao nhất mới được phép cầm 1 tay.
Dùng 2 tay: Người Hàn Quốc luôn cầm chai rượu hoặc ly rượu bằng 2 tay. Chỉ người lớn tuổi hoặc chức vụ cao nhất mới được phép cầm 1 tay.
Không nên từ chối: Từ chối khi được mời rượu bị coi là thô lỗ và làm người khác mất hứng, trừ khi bạn có lý do chính đáng như bạn đang có thai. Bởi vậy, khi được mời, tốt nhất là bạn nhận ly rồi kín đáo giấu dưới gậm bàn hoặc ngoài cửa sổ nếu không muốn uống.
Không nên từ chối: Từ chối khi được mời rượu bị coi là thô lỗ và làm người khác mất hứng, trừ khi bạn có lý do chính đáng như đang có thai. Bởi vậy, khi được mời, tốt nhất là bạn nhận ly rồi kín đáo giấu dưới gầm bàn hoặc ngoài cửa sổ nếu không muốn uống.
Hát karaoke: Một trong những nơi người Hàn Quốc thích tụ tập nhất là quán karaoke. Người Hàn Quốc rất thích hát hò, và quán karaoke có nhan nhản khắp nơi. Khi tụ tập, ai cũng bắt buộc phải hát. Bạn sẽ bị lôi kéo, nịnh nọt, đe dọa, ép buộc cho tới khi cầm lấy micro thì thôi.
Hát karaoke: Một trong những nơi người Hàn Quốc thích tụ tập nhất là quán karaoke. Người Hàn Quốc rất thích hát hò, và quán karaoke có nhan nhản khắp nơi. Khi tụ tập, ai cũng phải hát. Bạn sẽ bị lôi kéo, nịnh nọt, đe dọa, ép buộc cho tới khi cầm lấy micro thì thôi.
Nhờ người uống thay: Nếu không thể uống nổi nữa thì bạn có thể nhờ “hiệp sĩ đen” (nếu là đàn ông) hoặc “bông hồng đen” (nếu là phụ nữ) để uống thay mình, đồng thời phải “chịu phạt”.
Nhờ người uống thay: Nếu không thể uống nổi nữa thì bạn có thể nhờ “hiệp sĩ đen” (nếu là đàn ông) hoặc “bông hồng đen” (nếu là phụ nữ) để uống thay mình, đồng thời phải chịu phạt.

Không có nhận xét nào: