Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

Biên giới lạ lùng giữa các quốc gia

Thay vì những hàng rào kiên cố bằng bê tông, cốt thép, ranh giới giữa các quốc gia nhiều khi là một con đường, dòng sông hay chỉ đơn thuần là vạch kẻ.

Ba Lan và Ukraina
Trong suốt tháng 6 và 7/2011, Jarosław Koziara cùng các nghệ sĩ Ba Lan và Ukraine trồng hạt giống để tạo hình chú cá nằm ở hai quốc gia. Qua đó, Koziara muốn thể hiện thông điệp văn hóa và thiên nhiên đã vượt ra khỏi biên giới do con người tạo nên. Đây cũng là biểu tượng cho sự hợp tác giữa nghệ sĩ hai nước.
 
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha
Andalucia, Tây Ban Nha và Algarve, Bồ Đào Nha cách nhau bởi một con sông rộng 150 m. Nối liền hai địa danh này là tuyến zipline (dây cáp) dài hơn 720 m. Đây là đường dây cáp duy nhất trên thế giới đi qua lãnh thổ hai quốc gia.
 
Brazil và Bolivia
Bức ảnh chụp từ tàu vũ trụ của NASA cho thấy sự khác biệt đáng kể trong việc sử dụng quỹ đất và phát triển kinh tế của hai nước. Trong khi Brazil mở rộng phần đất canh tác và định cư vào rừng nhiệt đới thì Bolivia lại kiên quyết bảo tồn khu vực nguyên sinh, tránh tác động của sự phát triển.
 
Mỹ và Mexico
Biên giới giữa Mỹ và Mexico trải dài 3.169 km qua sa mạc, sông, thị trấn và thành phố. Hàng rào biên giới khá kiên cố với bê tông, camera hồng ngoại, cảm biến và gần 20.000 chốt tuần tra. Tuy nhiên mỗi năm, vẫn có khoảng 500.000 người nhập cảnh trái phép vào Mỹ.
 
Đan Mạch và Thụy Điển
Cầu Oresund nối liền Copenhagen, đảo Amager, Đan Mạch với Malmö, phía nam Thụy Điển, bắc qua eo biển Oresund. Cầu được xây từ 1995 và hoàn thành năm 1999. Trước đó, người dân Đan Mạch và Thụy Điển qua lại bằng phà.
 
Mỹ và Canada
Đường biên giới Mỹ-Canada đoạn qua Alaska dài hơn 1.000 km, chạy thẳng từ núi St. Elias đến biển Beaufort, theo kinh tuyến 141. Hơn một thế kỷ trước, các đội thi công đã phải vật lộn để "vạch" một đường thẳng ranh giới bằng bê tông đi qua các đỉnh núi và thung lũng ở phần đất này.
 
Thụy Điển và Na Uy
Hai nước này có đường biên giới kéo dài và chủ yếu nằm trên những sườn núi phủ tuyết trắng xóa quanh năm. Tuy nhiên, tại đây bạn có thể dễ dàng bước qua vạch kẻ trắng để chu du qua hai nước Thụy Điển và Na Uy.
 
Myanmar, Lào và Thái Lan
Nơi giáp ranh giữa ba nước Đông Nam Á này nằm trên sông Mekong, còn được biết đến với tên gọi Tam Giác Vàng. Trước kia, vùng đất này nổi tiếng trồng thuốc phiện nhưng ngày nay là khu du lịch sinh thái lý tưởng.
 
Hàn Quốc và Triều Tiên
Đây là khu vực phi quân sự DMZ, được thiết lập ở vĩ tuyến 38 trên bán đảo Triều Tiên sau cuộc nội chiến năm 1953. Nơi đây rộng khoảng 4 km, dài 256 km và là khu phi quân sự lớn nhất trên thế giới. Trong hình, phía trước là lãnh thổ Hàn Quốc, còn đằng xa là thuộc Triều Tiên.
 
Haiti và Dominica
Ranh giới giữa hai nước này cho thấy sự khác nhau về luật bảo vệ môi trường. Trong khi màu xanh phủ khắp Cộng hòa Dominica thì ở Haiti, nạn phá rừng dường như khá nghiêm trọng.
 
Vy An (theo Boredpanda)

Chuyện lạ ở biên giới các nước

Chạy một vòng quanh sân bóng chày là đã xuất nhập cảnh hai quốc gia, bấm chuông cửa của cùng một ngôi nhà nhưng đứng trên hai nước... là những trải nghiệm độc nhất vô nhị bạn nên thử khi có cơ hội.

Trang Oddee vừa thống kê những điều mà du khách rất thích thú khi được trải nghiệm tại các đường biên giới quốc gia.
Chơi bóng chuyền ở đường biên
Hàng năm, người dân vùng Naco của bang Arizona, Myx, và người dân Naco thuộc đất nước Mexico cùng tụ tập để chơi các trận bóng chuyền trong ngày hội Fiesta Bi-Nacional (Ngày hội giữa hai quốc gia) tại hàng rào biên giới giữa Mỹ - Mexico.
Người dân thuộc hai cộng đồng dân cư này có thời từng đi lại tự do qua đất của nhau. Tuy nhiên sau đó chính quyền hai nước đã cho xây một hàng rào biên giới cao quá đầu đã phân cách vùng này thành đôi.
1-9548-1423648208.jpg
Người dân Mỹ (trái) và Mexico chơi bóng chuyền qua hàng rào biên giới.
Ngôi nhà hai chuông trên biên giới Bỉ - Hà Lan
Tại thị trấn Baarle-Nassau, Bỉ và Baarle-Hertog, Hà Lan có nhiều ngôi nhà bị chia làm đôi, một nửa thuộc nước này, một nửa thuộc nước kia. Do đó có những ngôi nhà có hai địa chỉ tại hai quốc gia và thậm chí là hai chuông cửa.
Khi đến đây, nhiều du khách thường rất thích chạy lại ấn chuông ở bên trái thuộc Bỉ, sau đó chạy qua Hà Lan để bấm nốt chuông cửa còn lại.
7-2524-1423648209.jpg
Nếu bạn ấn chuông cửa bên tay trái, bạn đang đứng ở Bỉ và khi ấn chuông phải, bạn đang gọi cửa ở Hà Lan.
Chuyến đò nơi ngã ba biên giới
Du khách khi đến tham quan sông Iguazu thường háo hức tham gia vào chuyến du ngoạn bằng tàu thủy để đi tới ngã ba biên giới Argentina, Brazil và Paraguay. Chuyến đi này kéo dài khoảng 2 giờ và bạn sẽ có cơ hội nhìn ngắm cùng lúc 3 quốc gia.
5-8875-1423648209.jpg
Ngã ba biên giới của Brazil, Argentina và Paraguay.
Chơi golf xuyên biên giới
Sân golf Green Zone (Tornio Golf Club) là sân golf độc nhất vô nhị trên thế giới khi nó sở hữu 9 lỗ trên lãnh thổ Phần Lan và 9 lỗ còn lại ở Thụy Điển. Do nằm ở vĩ độ cao, vào mùa golf, sân có thể mở cửa suốt ngày đêm bởi ban đêm vẫn đủ ánh sáng từ mặt trời.
Biên giới hai nước phân chia dựa theo dòng chảy của sông Tornio, chảy qua sân golf. 
3-4816-1423648209.jpg
Sân golf 18 lỗ nằm trên hai quốc gia được chia cách bởi sông Tornio.
Chạy quanh sân bóng chày, bạn đi qua hai nước
Tại nhiều sân bóng chày ở Mỹ, Canada và Mexico, khi một cầu thủ thực hiện cú đánh mạnh khiến bóng bay ra ngoài sân và ăn điểm trực tiếp, anh ta sẽ được quyền chạy một vòng quanh sân, sang nước láng giềng, rồi chạy ngược lại quốc gia mình.
Để chạy từ Canada vào Mỹ có hai sân như vậy, từ Mỹ vào Mexico có một, và từ Mexico vào Mỹ có 6 sân như vậy. 
4-3220-1423648210.jpg
Sơ đồ một số sân bóng chày ở các quốc gia Mỹ, Canada.
Lái xe "chui" ở Na Uy, công khai ở Thụy Điển
Giữa hai nước bắc Âu này có một tuyến đường tuyết độc đáo và hiểm trở, được coi là lằn ranh biên giới của hai quốc gia. Du khách ưa mạo hiểm thường rất thích lái snowmobile (xe chạy bằng máy trên tuyết và băng) trên con đường này. Điều thú vị nữa là thú tiêu khiển này hoàn toàn bị cấm ở bên phía Na Uy nhưng lại được bên kia chấp thuận.
2-2201-1423648210.jpg
Khi bạn đi phía bên Na Uy, quốc gia này sẽ không cho phép du khách chơi môn lái xe mạo hiểm này.
Anh Minh (theo Oddee)

Không có nhận xét nào: