Nằm giữa Hong Kong và Trung Quốc, Kowloon Walled City từng được coi là một trong những nơi đông dân nhất thế giới và hầu như không có luật pháp. Đầu thế kỷ 20, Kowloon là một ngôi làng lụp sụp. Sau thế chiến 2, người nhập cư Trung Quốc đổ về đây sinh sống, gây ra tình trạng thiếu chỗ ở. Các nhà đầu tư quyết định biến nơi đây thành tổ hợp các tòa nhà cao tầng để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân.
Nằm ở phía bắc đảo Hong Kong, Kowloon Walled City (hay còn gọi là Cửu Long Thành) là một tổ hợp gồm 300 tòa nhà kết nối với nhau. Từ những năm 1950 đến 1994, hơn 33.000 người từng sống và làm việc ở thành phố này.
Đầu thế kỷ 20, Kowloon là một ngôi làng lụp sụp. Sau thế chiến 2, người nhập cư Trung Quốc đổ về đây sinh sống, gây ra tình trạng thiếu chỗ ở. Các nhà đầu tư quyết định biến nơi đây thành tổ hợp các tòa nhà cao tầng để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân.
Vào lúc cao điểm, có đến 33.000 người ở chen chúc trong diện tích vỏn vẹn 2,6 ha của thành phố, được coi là nơi có mật độ dân số cao nhất thế giới.
Mặc dù nằm trên lãnh thổ Hong Kong, Kowloon trước đó là căn cứ quân sự của Trung Quốc nên không được quan tâm, không có luật pháp, nhan nhản thuốc phiện và tội phạm có tổ chức. Quy định duy nhất được áp dụng ở đây là giới hạn chiều cao của các tòa nhà. Do gần sân bay, các tòa nhà chỉ được xây tối đa 13-14 tầng.
Kowloon từng bị một băng đảng mafia Trung Quốc là Triads thao túng từ những năm 1950 – 1970, nổi tiếng với nạn mại dâm, cờ bạc và nghiện hút.
Các đường phố, ngõ hẻm ở đây rất hẹp, có những nơi phải đi nghiêng người mới lách qua được. Tuy nhiên, ở bên trên có một mạng lưới các lối đi khiến mọi người có thể di chuyển trong thành phố mà không cần chạm đất.
Do tình trạng chật hẹp, ẩm ướt và hôi thối ở các tầng thấp, nên người dân Kowloon thường lên các sân thượng để tụ tập, phơi phóng hoặc chơi nhạc.
Do luật pháp không được áp dụng ở Kowloon, nên mở một mối kinh doanh làm ăn rất dễ dàng. Các bác sĩ, nha sĩ và một số chuyên ngành nghề khác đến từ Trung Quốc nhưng chứng chỉ hành nghề không được công nhận ở Hong Kong liền đến Kowloon hành nghề do luật không được áp dụng ở đây. Tầng lớp lao động ở Hong Kong đổ về Kowloon khám chữa bệnh vì giá rẻ hơn rất nhiều so với các nơi khác. Wong Cheung Mi là một trong rất nhiều nha sĩ trong thành phố.
Vợ chồng Ho Chi Kam mở một tiệm làm tóc cho đến năm 1991. Sau khi buộc phải ra khỏi thành phố, ông trở lại làm thuê cho một tiệm khác vì không có đủ tiền thuê mặt bằng.
Kowloon là cơ sở sản xuất chính cho nhiều doanh nghiệp ở Hong Kong. Một trong những sản phẩm phổ biến ở đây là món chả cá, được bán cho rất nhiều nhà hàng trong thành phố.
Hui Tuy Choy mở xưởng sản xuất mì từ năm 1965 do giá thuê nhà xưởng thấp và không yêu cầu phải có chứng chỉ của Cục Lao động, Y tế và Cứu hỏa như ở Hong Kong.
Với những người làm nghề chế biến thịt gia súc, việc không có luật lệ càng trở nên quan trọng để dễ bề hoạt động. Người Hong Kong thường đến Kowloon ăn thịt chó. Món thịt chó hầm được làm từ giống chó Chow 6 tháng tuổi trước đây rất phổ biến ở Hong Kong, sau đó người Anh ra lệnh cấm.
Xưởng sản xuất cao su này do 2 người đàn ông vận hành toàn bộ.
Nơi bán hàng tạp hóa biến thành phòng khách hoặc phòng học cho trẻ con sau khi hết giờ làm việc.
Kowloon có văn hóa làng xã do không gian sống và làm việc chật hẹp. Cụ già 90 tuổi Law Yu Yi sống cùng con dâu trong căn hộ tầng 3 rất nhỏ. Con dâu chăm sóc bố mẹ chồng là truyền thống ở đây.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét