(CPN)- Đến Pakse - thủ phủ tỉnh Champasak – TP lớn nhất Nam Lào hỏi đường ra chợ, thay vì hướng dẫn đến chợ trung tâm Pakse, người ta thường chỉ ra chợ Đào Hương (Dao Heuang) bởi ở đó cái gì cũng có mà lại rẻ.
Chợ Đào Hương hay còn gọi là chợ Mới Pakse được một nữ đại gia gốc Việt, bà Lê Thị Lượng, xây dựng khoảng năm 1998 sau khi chợ cũ bị cháy.
Không biết diện tích, quy mô của chợ là bao nhiêu nhưng phải nói là mênh mông, hàng hóa thì đầy ắp, từ đồ tươi sống hoặc chế biến sẵn đến đồ gia dụng, quần áo, vải vóc, vàng bạc… Thậm chí cả các quầy bán vé số, tiệm may, làm vàng cũng có ở đây.
Mặt tiền chợ trông có vẻ không sầm uất nhưng vào bên trong sẽ choáng ngợp với đủ loại hàng hóa
Thích nhất là dạo chợ đồ tươi sống ở Đào Hương, đúng là tươi sống đúng nghĩa. Các loại củ, quả ở Lào không quá to và rau thì đa phần là rau dại. Các tiểu thương có thể ăn bận xềnh xoàng nhưng hàng hóa họ bày bán lúc nào cũng gọn gàng, tinh tươm và rất đẹp. Rau để thành từng mớ, cá xỏ thành xâu, giá tiền định sẵn, ai ưng thì lấy.
Người Lào rất thích ăn rau dại, cái nào cũng tươi ngon
Tội nghiệp chưa!
Cua, cá cũng được xỏ xâu cho đẹp
Mắm cá, nhìn hơi bị hấp dẫn
Ai thích ăn hàng, ở chợ còn có đủ thứ món có thể làm ngay tại chỗ như trứng hấp, gà nướng hoặc nhiều loại bánh bèo, bánh lọc giống của miền Trung Việt Nam. Trong nhà lồng chợ còn có hẳn một khu ăn uống rộng mênh mông, sạch sẽ bán đủ thứ món như cơm, hủ tíu, bánh canh, phở.
Đồ ăn sẵn bán đầy trong chợ
Và có hẳn một khu ăn uống sạch sẽ
Dạo chợ Đào Hương cũng có nhiều thứ để có thể mua về làm quà như cá khô, mắm, lạp xưởng, khô trâu,… Lạp xưởng ở đây có giá từ 40 – 60 Kip/ kg (khoảng 110.000 -170.000 đồng). Ngoài ra, Lào còn có một loại mắm ruốc rất thơm ngon, đến quán ăn nào cũng thấy để sẵn trên bàn để ăn kèm với ớt. Mỗi hủ mắm ruốc như vậy giá chỉ khoảng 3.000 đồng, có thể mua về trộn gỏi đu đủ kiểu Lào rất hợp.
Khu bán đồ khô có rất nhiều loại có thể mua về làm quà như lạp xưởng, khô trâu
Sau khi dạo chợ chán chê, ai thích sắm một chiếc váy truyền thống của Lào hãy vào khu nhà lồng. Ở đây có bán váy may sẵn với giá khoảng từ 140.000 đồng. Nếu không có thể mua vải rồi đặt may tại những tiệm may nằm khắp chợ. Một khúc vải để may váy Lào có giá từ 90.000 – 120.000 đồng. Tiền công may hơi đắt, từ 120.000 – 150.000 đồng tùy vào chất liệu vải. Ở đây, giá công may tỉ lệ thuận với giá vải. Đặt may buổi sáng đến chiều là đã có váy để diện.
Ở chợ Đào Hương cái gì cũng có từ quầy bán vé số đến tiệm may
Nụ cười rất hiền của người đàn ông làm nghề thợ bạc trong chợ Đào Hương
Chúng tôi ghé chợ Đào Hương từ sáng sớm và quần thảo mê mệt ở đó đến trưa vẫn thấy chưa thỏa. Có quá nhiều thứ để ngắm, quá nhiều thứ muốn mua và thích nhất là những nụ cười của các chị, các anh, các dì người Lào, hiền ơi là hiền.
Chợ Lào: Nho nhỏ, xinh xinh, ghê ghê
(CPN) - Người Lào hiền, hiền lắm nên chợ Lào cũng vậy. Kẻ mua người bán tấp nập nhưng không ồn ào, rau củ, thực phẩm thì nho nhỏ, xinh xinh và có khi ghê ghê với những người không quen mắt.
Muốn biết đặc trưng vùng miền hay tính cách của người dân ở một địa phương nào đó thì hãy vào chợ. Người Lào hiền nên chợ họ cũng hiền. Thích nhất là đi chợ thực phẩm ở Lào. Họ bày bán đủ thứ rau củ mà mắt thường trông vào là có cảm giác là rau sạch vì trông không mướt mát, bóng bẩy nhưng rất tươi. Đặc biệt, họ bán nhiều loại rau mà ở Việt Nam là rau dại như: Rau bợ, rau cúc áo, nhãn lồng, đọt mì,....
Không như ở Việt Nam thường dùng cân để mua bán, người Lào thường ước lượng sản phẩm rồi định giá, khách thấy được thì mua, không thì thôi nên khỏi lo chuyện cân thiếu đủ.
Đi chợ Lào sẽ ít nghe thấy âm thanh mời gọi, chèo kéo của người bán hàng như ở nhiều chợ khác. Không khí ít ồn ào thì kém vui nhưng rất dễ thương. Khách du lịch dạo chợ có thể dòm ngó, săm soi và chụp hình đủ kiểu nhưng không ai tỏ vẻ khó chịu. Chỉ tiếc là bất đồng ngôn ngữ nên không thể hỏi han nhiều.
Dạo chợ Lào, ngoài ngắm rau củ thì có thể mua được nhiều món quà vặt giá rẻ và ngon miệng.
Người Lào không chất bún ngồn ngộn mà xếp thành từng búi nhỏ trong mẹt, trông rất duyên
Họ bán cả trái cải non, dùng để nấu canh
Lá lốt
Một món quà vặt làm từ rong suối, có hành phi rất thơm
Bún gạo, hủ tíu xào
Rong suối, đặc sản của người Lào
Một loại sâu, không biết để làm gì nhưng được bày bán rất nhiều trong một khu chợ nhỏ ở Luang Prabang
Xinh xinh hai lồng chim nhỏ
Cua luộc sẵn và được gói gém rất khéo tay.
Dù không mướt mát nhưng thực phẩm ở Lào trông có vẻ là rau sạch
Dù không mướt mát nhưng thực phẩm ở Lào trông có vẻ là rau sạch
Hoa được phân từng mớ nhỏ
Có cả dế cơm chiên giòn
Buộc cà thành từng xâu rồi ra giá, người bán hàng khỏi cần cân mà người mua cũng khỏi lăn tăn chuyện thiếu đủ
Người Lào nổi tiếng ăn cay nên ớt được bày bán rất nhiều trong chợ, nhìn thấy thôi đã hít hà
Bánh khọt ngọt, béo, mỗi gói 5 kip, tức khoảng 12.000 đồng
Hoa vạn thọ được ngắt sẵn, bán nhiều trong các chợ nhỏ, người dân mua về để cúng Phật.
Một loại hoa cũng dùng để làm thực phẩm
Những mớ trái cây nhỏ xinh, hình như để nấu nước uống
Người Lào thường ăn rau muống tím thay vì rau muống trắng như chúng ta.
Một chú chuột và hai chú gà bị vặt sạch lông cũng được bày bán, nhìn hơi sợ
Một loại nhộng
Bùa yêu chăng?
Đọt mì, rau cúc áo và nhiều loài rau dại khác được bán rất nhiều trong chợ ở Luang Prabang
Rau bợ
Cá nướng xâu
Hình như là một loại nấm, trông rất ngon
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét