Những ngày cuối tuần tháng 10 ở Aichi - Nhật Bản thật rộn rã. Dường như mùa này là mùa của lễ hội khi tại khắp các thành phố trong tỉnh đều có các hoạt động sôi nổi.
Mời bạn cùng Tin Nóng đến với những hình ảnh sinh động của lễ hội mùa thu tại đất nước hoa anh đào.
Nhiều người đàn ông trong trang phục truyền thống đi dự lễ hội. Đôi giày được thay bằng loại vớ cổ cao có đế
Đúng 6 giờ 30 phút tối, những chiếc xe kéo, tiếng Nhật gọi là “dashimatsuri” đại diện cho mỗi khu phố diễu hành ngay cung đường sát ga tàu điện trung tâm thành phố Handa
Phía trước mỗi chiếc xe là những búp bê trong nhiều bộ trang phục khác nhau, mỗi búp bê đều có thể cử động được nhờ hệ thống dây, ròng rọc và bánh răng được thiết kế bên trong
Sau khi những chiếc xe kéo lễ hội đã tề tựu đông đủ, họ bắt đầu thắp nến cho những chiếc đèn lồng để trang trí cho buổi tối
Một chiếc xe thông thường có khoảng gần 100 đèn lồng treo xung quanh, tạo nên ánh sáng rực rỡ khi đêm về
Sau khoảng nửa giờ, 3 chiếc xe kéo lễ hội đã được thắp sáng, họ chờ đoàn xe từ một khu phố bên cạnh tề tựu nữa để bắt đầu cuộc diễu hành về đêm
Mỗi khu phố lại có một chiếc xe và đồng phục khác nhau thể hiện cho truyền thống và tinh thần từ bao đời nay
Các ông bố, bà mẹ rất thích chụp hình với vị dẫn đầu đoàn rước, người đàn ông này sẽ rải gạo và muối trên đường đi như để xua các bóng ma quỷ quấy rầy
Bức tranh thêu hình chim phụng đậu trên một thân cây thông được các nghệ nhân làm bằng tay trong vòng hơn một năm và có giá khoảng 500.000 USD
Hôm sau, lễ hội ở Chita tỉnh Aichi cũng được khai mạc với nhiều chương trình đa màu sắc. Cờ phướn được treo khắp nơi, trong đó có các lá cờ quảng bá cho màn múa lân trên cột tre tại sân một ngôi đền
Rất đông cư dân trong tỉnh Aichi đổ về ngắm nhìn những màn đu mình trên hai thanh tre mỏng manh và cao ngất ngưỡng của đội múa lân
Loại hình múa lân này có tên là shishimai, shishi có nghĩa là sư tử, mai có nghĩa là nhảy múa. Mỗi con lân do hai người điều khiển
Đây là đầu lân loại nhỏ, được làm bằng gỗ và điều khiển cử động bằng tay chứ không tròng vào đầu như ở Việt Nam. Shishimai cũng giống như ở nhiều quốc gia là điệu múa lân cầu mong cho mùa màng tốt tươi và tạ ơn ông bà tổ tiên sau một mùa vụ thành công
Các bé gái được cha mẹ mặc cho những bộ quần áo thường được gọi là miko shozoku màu trắng và đỏ để biểu diễn ca múa trong lễ hội
Bé gái Aichi rạng rỡ trong ngày hội
Đây cũng là dịp các em bé khoác lên mình bộ đồ lễ hội mang tên happi rất dễ thương
Các bậc cha mẹ cũng dành thời gian đưa con cái đi chơi, ăn các món bánh trái hay thịt nướng quen thuộc như thời xưa
|
Bài và ảnh: Nam Trần
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét