Nếu có một nơi nào đó mà tôi đã được trải
qua những ngày nghỉ đẹp nhất, đúng nghĩa “la dolce vita” (*) nhất thì
đó chính là đảo Sicily
Toàn cảnh Teatro Greco, rạp hát cổ Hy Lạp được xây dựng vào đầu thế kỷ thứ VII trước Công nguyên
Chuyến
bay sớm từ Munich (Đức) quá cảnh ở Rome vừa đủ thời gian cho tôi uống
một ly cappuccino để chống lại cơn buồn ngủ. Còn khoảng một giờ nữa máy
bay sẽ hạ cánh xuống Palermo. Tôi lật vài trang trên quyển Seeking
Sicily, thấy lòng nôn nao khó tả như sắp gặp lại người yêu cách xa lâu
ngày.
Đảo ngọc Sicily
Palermo
là thủ phủ của Sicily. Trải qua lịch sử phát triển hơn 2.700 năm, thành
phố này chứa đựng trong mình một vẻ đẹp cổ kính cũng như gia tài vô giá
về kiến trúc, khảo cổ, văn hóa và lịch sử.
Giống
Florence, Venice hay Pisa, Palermo cũng được bao phủ bởi rất nhiều công
trình kiến trúc thời Phục hưng hùng vĩ. Tuy nhiên, đáng tiếc thay, sau
Thế chiến thứ hai, thành phố này đã bị tàn phá khá nhiều. Dù vậy, ai đến
Sicily cũng phải dừng chân ở Palermo, đón chuyến xe buýt chỉ mất 15
phút lên đỉnh đồi Monreale để được nhìn ngắm Thánh đường Monreale. Thánh
đường Monreale được xây vào thế kỷ thứ XII theo kiểu kiến trúc baroque
với mái vòm hình vòng cung đặc trưng. Điểm đặc biệt của thánh đường này
khiến nó trở nên độc nhất vô nhị là tất cả các bức tranh trên trần nhà
và tường bao quanh đều được ghép lại từ hàng triệu những viên đá mosaic
đầy màu sắc. Nghệ thuật ghép tranh mosaic có từ thời La mã cổ đại, rất
phổ biến trong trang trí nội thất ở châu Âu và cũng là nghề truyền thống
nổi tiếng của Sicily.
Muốn
nhìn ngắm toàn cảnh thành phố Palermo, tôi len lỏi qua các lối đi nhỏ
hẹp, nhiều bậc thang quanh co để lên tầng mái nơi có tháp chuông. Từ
đây, phóng tầm mắt tôi đã có thể nhìn những mái nhà ngói đỏ nhấp nhô và
một màu biển xanh bạt ngàn bao phủ chung quanh.
Sicily
là hòn đảo lớn nhất trên Địa Trung Hải, còn được mệnh danh là đảo ngọc
vì nước biển ở đây luôn có màu xanh ngọc bích. Sicily cũng là một trong
những điểm đến phổ biến nhất ở châu Âu, có khí hậu gần như khí hậu nóng
ẩm của miền nhiệt đới. Điều đó lý giải vì sao trên đảo có rất nhiều cây
cọ, hoa giấy và cả hoa phượng đỏ rực. Tôi cũng rất thích khi biết Sicily
là nơi cung cấp hơn một nửa sản lượng hạt pistachio (hạt dẻ cười) cho
nước Ý để xuất khẩu và chế biến thực phẩm. Đây là loại hạt tôi yêu thích
nhất trong các món: kem pistachio, dầu pistachio hay sốt pistachio
pesto để nấu ăn.
Có một thông tin thú vị liên quan đến đảo Sicily: Bạn từng xem bộ phim Bố già (The Godfather)
của đạo diễn Francis Ford Coppola dựa trên tác phẩm cùng tên của nhà
văn Mario Puzo? Với tài diễn xuất của tài tử Marlon Brando và Al Pacino
cùng nhiều cảnh quay tuyệt đẹp ở Sicily, bộ phim đã làm hòn đảo này ngày
càng nổi tiếng hơn. Sau nhiều lần dò hỏi, tôi đã đến được quán bar
Vitelli ở Savoca. Hơn bốn mươi năm trôi qua nhưng quán hầu như không
thay đổi so với hình ảnh tôi được biết trong phim.
Ngôi làng Céfalu
Rời
Palermo, tôi đón xe lửa đến Céfalu, cách đó 70km về phía Bắc. Theo kế
hoạch, tôi chỉ ở đây một ngày rồi thuê xe hơi lái vòng quanh đảo. Tuy
nhiên, dự tính đó đã tan biến ngay khi tôi kéo va-li lăn trên những viên
đá lát của ngôi làng Céfalu tìm đến khách sạn. Tôi quyết định ở đây hết
năm ngày còn lại của hành trình vì đã “phải lòng” ngôi làng nhỏ xinh
xắn và duyên dáng này. Ở đây có mọi thứ mà tôi luôn hằng mong ước cho
một kỳ nghỉ lý tưởng: nắng vàng, biển xanh, các ngọn núi bao quanh, ngôi
làng cổ và các công trình kiến trúc Phục hưng.
Ở
Céfalu không có những khách sạn lớn. Người dân ở đây muốn giữ cho ngôi
làng của mình giản dị nên chỉ đón tiếp du khách muốn thưởng thức kỳ nghỉ
theo kiểu home-stay bằng những Bed & Breakfast mà thôi. Tôi may mắn
chọn được một phòng nghỉ rất đẹp có ban-công hướng ra biển.
Kỳ
nghỉ kéo dài một tuần của tôi ở Sicily có thể diễn tả là một la dolce
vita thực sự. Cuộc sống tươi đẹp đó bắt đầu bằng bữa ăn sáng thơm ngát
mùi cà-phê cappuccino và bánh mì ciabatta do một mamma Italia vui tính
chuẩn bị. Sau bữa sáng, tôi chậm rãi thả bộ ra các bậc thang ở piazza
Duomo ngồi ăn kem, nhìn ngắm mọi người qua lại. Ở Ý, piazza là quảng
trường nằm giữa phố trung tâm, có nhà thờ, phố đi bộ, hàng quán, khu mua
sắm…
Có
một buổi sáng, tôi quyết định phải vận động thân thể một chút sau quá
nhiều những bữa ăn no bằng cách leo núi Tauro. Đường lên núi không quá
khó vì đã được xây nhiều bậc thang cho du khách lên tham quan pháo đài
Céfalu, giờ chỉ còn sót lại những bức tường gạch đổ nát từng thuộc về
lâu đài Saracenic.
Lên núi lửa Etna
Từ
Céfalu, mỗi ngày tôi lại khám phá các thành phố chung quanh bằng những
chuyến đi ngắn. Chuyến đi khám phá núi lửa Etna là một trong những
chuyến đi thú vị nhất. Núi lửa Etna nằm ở độ cao 3.329m so với mặt nước
biển. Chuyến xe đưa nhóm du khách chúng tôi dừng ở độ cao khoảng 2.000m.
Mặc cho gió lạnh buốt và thổi muốn tung người, chúng tôi vẫn thích thú
leo thêm khoảng 500m nữa để khám phá những lỗ hổng tạo nên bởi nham
thạch. Đây mới thực sự là lúc thử thách sức bền và khả năng chịu lạnh
của mọi người vì ở độ cao hơn 2.000m, gió trên núi thổi rất mạnh và
nhiệt độ lúc này chỉ còn khoảng 5ºC lạnh cóng.
Khi
đứng trên bề mặt dung nham núi lửa, tôi có cảm giác như mình đang đứng ở
một hành tinh xa lạ nào đó. Tôi thích tưởng tượng đó là mặt trăng.
Người hướng dẫn giải thích, đất từ dung nham núi lửa tạo ra tuy có màu
đen sì nhưng lại rất màu mỡ và tốt cho cây trồng. Điều này lý giải vì
sao trên đảo Sicily cây cỏ hoa lá lại tốt tươi như vậy.
Thành phố cổ Taormina
Sicily
từng bị cai trị bởi nhiều đế chế hùng mạnh: La Mã, Ả Rập, Hy Lạp,
Normandy, Vandals… Do đó, ngày nay trên đảo còn sót lại rất nhiều
công trình kiến trúc của các nền văn minh kể trên.
Tôi
đến Taormina, nơi có công trình Tetro Greco, tức rạp hát kiểu Hy Lạp
vào một buổi chiều ngập nắng. Teatro Greco có kiến trúc hình vòng
tròn, đường kính 120m, ngày nay vẫn còn được sử dụng như một rạp hát
ngoài trời cho các buổi biểu diễn nghệ thuật đặc sắc ở Sicily. Thời tiết
dễ chịu, tôi thích thú đi dạo và nhìn ngắm các con phố xinh xắn, có
nhiều màu sắc sặc sỡ theo phong cách Địa Trung Hải ở Taormina.
Khác
với Céfalu yên tĩnh, Taormina nhộn nhịp và có nhiều du khách tham quan
hơn. Nếu yêu thích mua sắm, bạn không thể bỏ qua đường Corso Umberto.
Chỉ dài khoảng 1km nhưng con phố này có đủ cửa hiệu của nhiều thương
hiệu Ý nổi tiếng như Gucci, Prada, Salvatore Ferragamo, Dolce &
Gabbana, Furla…
Khi
ngồi viết những dòng này, dù đang ở rất xa Sicily nhưng trong tâm trí
tôi vẫn còn nhớ những con phố ở Taormina, âm thanh nhộn nhịp ở quảng
trường Céfalu và cả vị béo ngậy thơm ngon của món mozzarella salad… Đối
với tôi, những ngày nghỉ tuyệt vời ở Sicily đã trở thành một phần ký ức
đẹp nhất, một cuộc sống tươi đẹp đúng nghĩa “la dolce vita”.
MÁCH BẠN: Đến
Sicily, ngoài kem, pizza và các loại pasta thông thường, bạn hãy nhớ
thưởng thức các món: pasta alla Norma, Arancino, Gattò di patate, bánh
Cassata hay briosche… Vài địa chỉ nhà hàng: Villa Antonio: Via Luigi
Pirandello, 88, Taormina, Sicily; Ristorante Da Nino: Lungomare Giardina
7-11, Céfalu, Sicily.
Bài: Anh Đỗ – Ảnh: Herbert, Getty Images Theo: bazaarvietnam
Đến Sicily xem núi tuyết và sống với phố núi dưới chân địa đàng
— 20-11-2014 11:41:25
Rời khỏi phà Virtu, cung đường đến
núi lửa Etna của đảo Sicily chào đón chúng tôi bằng những cảnh sắc thật
đa dạng. Miền duyên hải Sicily có nhiều vịnh biển nhỏ ăn sâu vào núi tạo
thành các bãi tắm đẹp. Tại một số nơi, bờ biển là dải vách đá dung nham
đen tuyền, thẳng đứng nhìn rất ấn tượng. Đi sâu hơn vào đảo, phong cảnh
hai bên đường thay đổi liên tục, từ cảnh đồi trọc khô cằn đến nhiệt đới
xanh tươi, cuối cùng là màu lá đỏ của mùa thu châu Âu trên triền núi
Etna.
Miệng núi lửa ở độ cao 2.000 mét so với mực nước biển
Đỉnh núi tuyết huyền thoại
Với
diện tích hơn 25 ngàn cây số vuông, Sicily giữ vị trí quan trọng hàng
đầu trong số các đảo trên Địa Trung Hải. Trước khi thuộc về nước Ý vào
cuối thế kỷ XIX, nhiều nền văn minh đã lần lượt đến chiếm và để lại dấu
ấn văn hoá, kiến trúc trên vùng đất này. Xa xưa nhất có thể kể đến
Sicanians, Sicels, Elymians, rồi Hy Lạp, La Mã, Ả Rập, Norman, cho đến
gần đây là Pháp, Tây Ban Nha. Đặc biệt, Sicily xuất hiện nhiều trong
thần thoại Hy Lạp nhờ Etna, ngọn núi lửa kỳ vĩ nhất châu Âu với độ cao
hơn 3.300m so với mực nước biển. Hình ảnh tuyệt đẹp của đỉnh núi phủ
tuyết lẫn những cánh rừng, làng mạc bao quanh đã tạo cảm hứng cho nhiều
sáng tác văn học để đời. Từ thời cổ đại đến nay Etna chưa bao giờ ngưng
hoạt động. Mỗi lần phun trào dung nham, núi lại phun ở một địa điểm khác
nhau. Trải đều trên sườn núi khổng lồ hiện có khoảng 250 núi lửa nhỏ
hình chóp nón, sản phẩm của các giai đoạn phun lửa.
Đường
lên núi vòng vèo qua những miệng núi lửa nhỏ này. Xe đi chừng hai chục
phút thì không ai còn nghĩ mình đang chinh phục một ngọn núi. Tất cả đều
tưởng mình đang khám phá một vùng đất hoặc một hành tinh nào xa xôi. Xe
lên độ cao khoảng 500m, chúng tôi vẫn còn thấy những cánh đồng nho phủ
xanh ruộng bậc thang, xa xa có mấy ngôi nhà gạch đỏ tươi tắn trong gió
lạnh. Lên cao hơn chút nữa là khu vực của cây đậu chổi, loài cây bụi trổ
hoa vàng rực rỡ. Trong thơ ca Ý, cây đậu chổi thường được ví von như
người nông dân vùng Etna. Loài cây này luôn kiêu hãnh đứng thẳng cho đến
khi dòng dung nham nuốt chửng chúng. Sau khi trận phun lửa đã qua và đá
đã nguội, cây bụi lại mọc lên, cả vùng lưng chừng núi lại tràn trề sức
sống nhờ một màu hoa. Dân địa phương xem Etna là “người khổng lồ thân
thiện” vì dù núi lửa tàn phá mùa màng và nhà cửa nhưng lại ít gây hại về
người. Lý do là tốc độ di chuyển của dòng nham thạch thường khá chậm.
Sau mỗi lần nổi giận, núi làm đất đai thêm màu mỡ, dân địa phương ngoan
cường lại làm việc và một lần nữa bắt đầu xây dựng cuộc sống.
Đất Mặt Trăng
Đi
thêm một chặng, đường bắt đầu uốn lượn qua bạt ngàn đồi thông xanh
mướt. Thỉnh thoảng xe dừng ở mấy thị trấn nhỏ xíu đẹp như tranh nằm trọn
dưới tán rừng. Phố núi dốc cao, dốc thấp toàn nhà cổ nhưng vẫn đầy sức
sống nhờ liễu rũ tha thướt và nhiều loài hoa lạ mắt màu tím, hồng, cam…
Qua khỏi tầng cây lá kim, rừng phong đỏ rực cũng xuất hiện. Lúc này
ngước mặt lên, màu trắng lấp lánh của tuyết trên đỉnh Etna dường như đã
rất gần.
Sử
sách mô tả: “Khi Etna thức giấc, dải dung nham rực đỏ như một con rắn
lửa sẽ chui ra khỏi lòng núi, từ từ trườn xuống dốc, quét sạch mọi thứ
trên đường đi trước khi lao vào biển cả”. Lần phun lửa năm 1928, dải
dung nham có chiều ngang hai cây số, chiều dài đến 25 cây số đã quét
sạch nhà cửa của 27 ngàn cư dân và lấp một phần cảng của thành phố
Catania. Trên đường đi chúng tôi nhìn thấy nhiều ngôi nhà bị chôn vùi,
chỉ còn phần mái nhọn nhô lên giữa nền đất đen như than.
Cuối
cùng, chuyến xe đưa cả đoàn dừng bên một miệng núi lửa nằm ở độ cao
khoảng 2.000m. Đứng trên bề mặt dung nham, nhiều người tưởng tượng mình
đang đứng ở… Mặt Trăng hay sao Hỏa vì đất đá dưới chân có màu đen óng kỳ
lạ. Leo thêm khoảng 500m nữa, các lỗ hổng tạo nên bởi nham thạch nhìn
cũng rất ấn tượng nhưng chỉ để dành cho ai có sức khỏe tốt, vì những cơn
gió lạnh buốt thổi rát mặt quả là thử thách đáng kể. Không phải ai cũng
đủ sức đi một vòng quanh lòng chảo rộng mênh mông này.
Taormina, phố núi dưới chân địa đàng
Sau
buổi leo núi làm tiêu hao hết năng lượng, chúng tôi dùng bữa trưa ở một
nhà hàng tại thành phố sơn cước Taormina. Nhà hàng nằm trên triền núi,
một bên nhìn ra vịnh biển hình cánh cung xanh biếc, một bên nhìn lên con
dốc trồng đầy hoa tím. Vịnh Taormina nổi tiếng xinh đẹp với bờ biển nên
thơ, nước trong vắt. Lúc thủy triều xuống, du khách lội bộ giữa làn
nước lấp xấp một chút thì đặt chân lên đảo, hay nói chính xác là đặt
chân lên một quần thể đá, cây xanh và kiến trúc con người hoà lẫn vào
nhau một cách vô cùng tinh tế.
Dù
đã biết người Ý coi trọng thú vui ẩm thực, cả đoàn không khỏi ngạc
nhiên trước mức độ thịnh soạn của bữa ăn. Kích thước lẫn chất lượng của
chiếc pizza làm nhiều người tỉnh ngủ, các đĩa thịt xông khói - phômai
làm thủ công vừa nhiều, vừa trang trí tuyệt đẹp. Món mutso (một loại
chem chép biển) tươi rói, béo ngậy hấp với dầu olive, tỏi, rau thơm ăn
cùng rượu vang đỏ được nhiều người bầu chọn là điều không thể quên ở
Sicily.
Khi
chiếc bánh tiramisu to gần bằng chiếc… mâm được đưa ra thì có người đã
không kìm nổi lời ghen tỵ: “Người Sicily thật biết hưởng thụ!”. Chị quản
lý nhà hàng người phốp pháp vui vẻ trả lời: “Các bạn thấy đấy! Chúng
tôi sống dưới chân núi lửa. Làm việc chăm chỉ đó nhưng chẳng biết những
thành quả của mình sẽ thành mây khói khi nào. Trước khi được yên ổn sinh
sống như bây giờ, cha ông tôi nhiều thế hệ đã luôn phải tự bảo vệ mình
trước chiến tranh hoặc mafia. Vì thế với chúng tôi chẳng có thứ tiền nào
thật bằng bữa ăn thịnh soạn, chẳng gì có giá trị lâu dài bằng niềm vui
trong hiện tại”.
A,
cũng có lý! Tôi được nghe nói người Ý có thể khoan dung với các chính
trị gia, các nhà kinh tế hay nhà báo tồi nhưng họ không bao giờ tha thứ
cho họa sĩ, nhạc sĩ, đầu bếp… kém cỏi. Tính cách này còn đậm nét hơn ở
Sicily, hòn đảo mấy ngàn năm luôn phải đối mặt với thiên tai và các cuộc
chiến tranh giành quyền thống trị. Với họ, khi mọi thứ mình sở hữu đều
mong manh thì cách tốt nhất là tận hưởng trọn vẹn những điều đẹp đẽ ngay
trước mắt.
Khác
nhiều thành phố lớn ở Ý, Taormina không dày đặc các công trình đồ
sộ. Thành phố có nhiều kiến trúc cổ rất đẹp song được bố trí một cách
hài hòa, thanh lịch. Tô điểm cho các bờ tường in dấu vết thời gian là
hoa lá tươi xanh. Nổi tiếng nhất ở đây phải kể đến Tetro Greco, nhà hát
kiểu Hy Lạp có đường kính 120m được xây từ trước Công nguyên. Teatro
Greco ngày nay vẫn còn được sử dụng như một rạp hát ngoài trời cho các
buổi biểu diễn nghệ thuật đặc sắc ở Sicily.
Thỉnh
thoảng trên phố cũng có mấy khu chợ trời xinh xắn bày bán đủ các loại
đặc sản như dầu ôliu, mứt kẹo, củ quả ngâm, các sản phẩm thêu ren, gốm…
Nếu không bị cám dỗ bởi phố mua sắm Corso Umberto, nơi tập trung nhiều
cửa hàng lộng lẫy của Gucci, Prada, Salvatore Ferragamo, Dolce &
Gabbana… thì các con phố nhỏ có nhiều kiến trúc duyên dáng, nhiều chi
tiết trang trí sặc sỡ sẽ mở ra lắm điều thú vị về đời sống Sicily, hòn
đảo lạc loài của nước Ý.
Cẩm Tú/DNSG cuối tuần
Đến Sicily xem núi tuyết và sống với phố núi dưới chân địa đàng
— 20-11-2014 11:41:25
Rời khỏi phà Virtu, cung đường đến núi lửa Etna của đảo Sicily chào đón chúng tôi bằng những cảnh sắc thật đa dạng. Miền duyên hải Sicily có nhiều vịnh biển nhỏ ăn sâu vào núi tạo thành các bãi tắm đẹp. Tại một số nơi, bờ biển là dải vách đá dung nham đen tuyền, thẳng đứng nhìn rất ấn tượng. Đi sâu hơn vào đảo, phong cảnh hai bên đường thay đổi liên tục, từ cảnh đồi trọc khô cằn đến nhiệt đới xanh tươi, cuối cùng là màu lá đỏ của mùa thu châu Âu trên triền núi Etna.
Miệng núi lửa ở độ cao 2.000 mét so với mực nước biển
Đỉnh núi tuyết huyền thoại
Với diện tích hơn 25 ngàn cây số vuông, Sicily giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong số các đảo trên Địa Trung Hải. Trước khi thuộc về nước Ý vào cuối thế kỷ XIX, nhiều nền văn minh đã lần lượt đến chiếm và để lại dấu ấn văn hoá, kiến trúc trên vùng đất này. Xa xưa nhất có thể kể đến Sicanians, Sicels, Elymians, rồi Hy Lạp, La Mã, Ả Rập, Norman, cho đến gần đây là Pháp, Tây Ban Nha. Đặc biệt, Sicily xuất hiện nhiều trong thần thoại Hy Lạp nhờ Etna, ngọn núi lửa kỳ vĩ nhất châu Âu với độ cao hơn 3.300m so với mực nước biển. Hình ảnh tuyệt đẹp của đỉnh núi phủ tuyết lẫn những cánh rừng, làng mạc bao quanh đã tạo cảm hứng cho nhiều sáng tác văn học để đời. Từ thời cổ đại đến nay Etna chưa bao giờ ngưng hoạt động. Mỗi lần phun trào dung nham, núi lại phun ở một địa điểm khác nhau. Trải đều trên sườn núi khổng lồ hiện có khoảng 250 núi lửa nhỏ hình chóp nón, sản phẩm của các giai đoạn phun lửa.
Đường lên núi vòng vèo qua những miệng núi lửa nhỏ này. Xe đi chừng hai chục phút thì không ai còn nghĩ mình đang chinh phục một ngọn núi. Tất cả đều tưởng mình đang khám phá một vùng đất hoặc một hành tinh nào xa xôi. Xe lên độ cao khoảng 500m, chúng tôi vẫn còn thấy những cánh đồng nho phủ xanh ruộng bậc thang, xa xa có mấy ngôi nhà gạch đỏ tươi tắn trong gió lạnh. Lên cao hơn chút nữa là khu vực của cây đậu chổi, loài cây bụi trổ hoa vàng rực rỡ. Trong thơ ca Ý, cây đậu chổi thường được ví von như người nông dân vùng Etna. Loài cây này luôn kiêu hãnh đứng thẳng cho đến khi dòng dung nham nuốt chửng chúng. Sau khi trận phun lửa đã qua và đá đã nguội, cây bụi lại mọc lên, cả vùng lưng chừng núi lại tràn trề sức sống nhờ một màu hoa. Dân địa phương xem Etna là “người khổng lồ thân thiện” vì dù núi lửa tàn phá mùa màng và nhà cửa nhưng lại ít gây hại về người. Lý do là tốc độ di chuyển của dòng nham thạch thường khá chậm. Sau mỗi lần nổi giận, núi làm đất đai thêm màu mỡ, dân địa phương ngoan cường lại làm việc và một lần nữa bắt đầu xây dựng cuộc sống.
Đất Mặt Trăng
Đi thêm một chặng, đường bắt đầu uốn lượn qua bạt ngàn đồi thông xanh mướt. Thỉnh thoảng xe dừng ở mấy thị trấn nhỏ xíu đẹp như tranh nằm trọn dưới tán rừng. Phố núi dốc cao, dốc thấp toàn nhà cổ nhưng vẫn đầy sức sống nhờ liễu rũ tha thướt và nhiều loài hoa lạ mắt màu tím, hồng, cam… Qua khỏi tầng cây lá kim, rừng phong đỏ rực cũng xuất hiện. Lúc này ngước mặt lên, màu trắng lấp lánh của tuyết trên đỉnh Etna dường như đã rất gần.
Sử sách mô tả: “Khi Etna thức giấc, dải dung nham rực đỏ như một con rắn lửa sẽ chui ra khỏi lòng núi, từ từ trườn xuống dốc, quét sạch mọi thứ trên đường đi trước khi lao vào biển cả”. Lần phun lửa năm 1928, dải dung nham có chiều ngang hai cây số, chiều dài đến 25 cây số đã quét sạch nhà cửa của 27 ngàn cư dân và lấp một phần cảng của thành phố Catania. Trên đường đi chúng tôi nhìn thấy nhiều ngôi nhà bị chôn vùi, chỉ còn phần mái nhọn nhô lên giữa nền đất đen như than.
Cuối cùng, chuyến xe đưa cả đoàn dừng bên một miệng núi lửa nằm ở độ cao khoảng 2.000m. Đứng trên bề mặt dung nham, nhiều người tưởng tượng mình đang đứng ở… Mặt Trăng hay sao Hỏa vì đất đá dưới chân có màu đen óng kỳ lạ. Leo thêm khoảng 500m nữa, các lỗ hổng tạo nên bởi nham thạch nhìn cũng rất ấn tượng nhưng chỉ để dành cho ai có sức khỏe tốt, vì những cơn gió lạnh buốt thổi rát mặt quả là thử thách đáng kể. Không phải ai cũng đủ sức đi một vòng quanh lòng chảo rộng mênh mông này.
Taormina, phố núi dưới chân địa đàng
Sau buổi leo núi làm tiêu hao hết năng lượng, chúng tôi dùng bữa trưa ở một nhà hàng tại thành phố sơn cước Taormina. Nhà hàng nằm trên triền núi, một bên nhìn ra vịnh biển hình cánh cung xanh biếc, một bên nhìn lên con dốc trồng đầy hoa tím. Vịnh Taormina nổi tiếng xinh đẹp với bờ biển nên thơ, nước trong vắt. Lúc thủy triều xuống, du khách lội bộ giữa làn nước lấp xấp một chút thì đặt chân lên đảo, hay nói chính xác là đặt chân lên một quần thể đá, cây xanh và kiến trúc con người hoà lẫn vào nhau một cách vô cùng tinh tế.
Dù đã biết người Ý coi trọng thú vui ẩm thực, cả đoàn không khỏi ngạc nhiên trước mức độ thịnh soạn của bữa ăn. Kích thước lẫn chất lượng của chiếc pizza làm nhiều người tỉnh ngủ, các đĩa thịt xông khói - phômai làm thủ công vừa nhiều, vừa trang trí tuyệt đẹp. Món mutso (một loại chem chép biển) tươi rói, béo ngậy hấp với dầu olive, tỏi, rau thơm ăn cùng rượu vang đỏ được nhiều người bầu chọn là điều không thể quên ở Sicily.
Khi chiếc bánh tiramisu to gần bằng chiếc… mâm được đưa ra thì có người đã không kìm nổi lời ghen tỵ: “Người Sicily thật biết hưởng thụ!”. Chị quản lý nhà hàng người phốp pháp vui vẻ trả lời: “Các bạn thấy đấy! Chúng tôi sống dưới chân núi lửa. Làm việc chăm chỉ đó nhưng chẳng biết những thành quả của mình sẽ thành mây khói khi nào. Trước khi được yên ổn sinh sống như bây giờ, cha ông tôi nhiều thế hệ đã luôn phải tự bảo vệ mình trước chiến tranh hoặc mafia. Vì thế với chúng tôi chẳng có thứ tiền nào thật bằng bữa ăn thịnh soạn, chẳng gì có giá trị lâu dài bằng niềm vui trong hiện tại”.
A, cũng có lý! Tôi được nghe nói người Ý có thể khoan dung với các chính trị gia, các nhà kinh tế hay nhà báo tồi nhưng họ không bao giờ tha thứ cho họa sĩ, nhạc sĩ, đầu bếp… kém cỏi. Tính cách này còn đậm nét hơn ở Sicily, hòn đảo mấy ngàn năm luôn phải đối mặt với thiên tai và các cuộc chiến tranh giành quyền thống trị. Với họ, khi mọi thứ mình sở hữu đều mong manh thì cách tốt nhất là tận hưởng trọn vẹn những điều đẹp đẽ ngay trước mắt.
Khác nhiều thành phố lớn ở Ý, Taormina không dày đặc các công trình đồ sộ. Thành phố có nhiều kiến trúc cổ rất đẹp song được bố trí một cách hài hòa, thanh lịch. Tô điểm cho các bờ tường in dấu vết thời gian là hoa lá tươi xanh. Nổi tiếng nhất ở đây phải kể đến Tetro Greco, nhà hát kiểu Hy Lạp có đường kính 120m được xây từ trước Công nguyên. Teatro Greco ngày nay vẫn còn được sử dụng như một rạp hát ngoài trời cho các buổi biểu diễn nghệ thuật đặc sắc ở Sicily.
Thỉnh thoảng trên phố cũng có mấy khu chợ trời xinh xắn bày bán đủ các loại đặc sản như dầu ôliu, mứt kẹo, củ quả ngâm, các sản phẩm thêu ren, gốm… Nếu không bị cám dỗ bởi phố mua sắm Corso Umberto, nơi tập trung nhiều cửa hàng lộng lẫy của Gucci, Prada, Salvatore Ferragamo, Dolce & Gabbana… thì các con phố nhỏ có nhiều kiến trúc duyên dáng, nhiều chi tiết trang trí sặc sỡ sẽ mở ra lắm điều thú vị về đời sống Sicily, hòn đảo lạc loài của nước Ý.
Cẩm Tú/DNSG cuối tuần
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét