Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

Cuộc sống trên nóc nhà thế giới Nepal

Đăng Bởi  - 
Cuoc song tren noc nha the gioi Nepal
Nepal được mệnh danh là nóc nhà thế giới với 8 trong tổng số 10 ngọn núi cao nhất hành tinh nằm ở đất nước này. Nằm giữa hai nền văn minh lớn là Trung Quốc và Ấn Độ, quốc gia này sở hữu kho tàng văn hóa, truyền thống, lịch sử vô cùng quý giá. 
Nhắc đến Nepal người ta có thể liên tưởng đến vùng đất yên bình với phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ và những ngọn núi cao trập trùng, cùng với đó là những lễ hội truyền thống đặc sắc có lịch sử lâu đời. Dưới đây là những hình ảnh chân thực về phong cảnh thiên nhiên, cuộc sống con người cũng như sắc màu sống động của các lễ hội truyền thống của đất nước này. 
Trên nóc nhà thế giới: Một ngôi làng yên bình nằm ở quận khu vực Solukhumbi, Nepal, phía sau ngôi làng là đỉnh Ama Dablem nằm ở độ cao 6.888m so với mức nước biển. Đây là một trong những ngọn núi ấn tượng nhất thế giới không chỉ bởi độ cao mà còn bởi vẻ đẹp vô cùng hùng vĩ.
  
Một con trâu nước bị cột trong ngôi đền trước khi bị giết trong lễ hội Jatra Indra ở Kathmndu. Lễ hội này được tổ chức hàng năm để đánh dấu sự kết thúc của mùa mưa, người  ta sẽ ăn mừng, nhảy múa, ca hát rất vui vẻ ở thung lũng Kathmandu. 
 Một người sùng đạo cấp máu của con trâu bị giết vào bước tượng thần hổ, đây là hành động thường thấy trong lễ hội Indra Jatra được tổ chức hàng năm ở Kathmandu.
Những ngôi nhà được xây trên sườn đồi của thành phố cổ Kirtipur, Nepal.
Cô bé chạy qua một con hẻm ở thành phố cổ Bhatapur , cách thủ đô của Nepal là Kathmandu không xa. 
Bầu trời Kathmandu trong một ngày mưa gió. 
Một cậu bé đang đi lênh khênh trên chiếc cà kheo trên đường phố Kathmandu, đây là phương thức kiếm sống của em.
Rất nhiều người dân đang tập trung để chờ xem một lễ diễu hành rước nữ thần sống trong lễ hội Indra Jatra ở Kathmandu, cả tín đồ Hindu và tín đồ đạo Phật đều tham gia vào lễ hội kéo dài một tuần này. Nữ thần sống của Nepal sẽ được rước đi trên một chiếc kiệu bằng gốc và đi qua khắp các phố phường ở Kathmandu.
Những người phụ nữ theo đạo Hindu ở Nepal làm ấm bản thân trước khi tắm thánh ở dòng sông Salinadi vào ngày đầu tiên của lễ hội Madhav Narayan. Họ sẽ cầu nguyện nữ thần Swasthani ban phước để những ông chồng của mình sống lâu và mạnh khỏe. 
Một người phụ nữ Newari với môi và khuôn mặt được sơn kỹ lưỡng giống hình tượng của một vị thần, đang ngồi trong nhà trước khi cô tham gia vào cuộc diễu hành của lễ hội Yamari Puni, Tên gọi "Yamari puni" bắt nguồn từ chữ Newari , "ya" nghĩa là như thế nào, "mari" có nghĩa là thanh tao và "puni" có nghĩa là trăng tròn.
Uttara Saud, 14 tuổi ngồi bên trong hốc tường đổ nát trên ngọn đồi gần ngôi làng Legudsen ở miền Tây Nepal. khi phải tuân theo tập tục Chaupadi. Chaupadi là tên  một  tập tục thường thấy ở Nepal, cô lập những người phụ nữ ra khỏi cộng đồng mỗi khi họ đến kỳ kinh nguyệt. Những người phụ  nữ phải ngủ ở bên ngoài khi đến tháng, họ không được phép vào nhà, không được đến chùa và tiếp xúc với nguồn nước. Đã có nhiều người bị chết bởi bệnh tật, hoặc bị thú dữ tấn công khi tuân theo Chaupadi. Tòa án tối cao Nepal đã ban hành lệnh cấm Chaupadi  vào năm 2005, nhưng ở nhiều vùng xa xôi của đất nước , tập tục tàn nhân này vẫn được thực hiện.
 
Bà cụ Pema Dolma, 78 tuổi khóc khi miêu tả cuộc sống cô đơn và cảm giác bị bỏ rơi của mình khi sống trong ngôi nhà nằm bên sườn núi ở Chosher. Bà nói rằng bị chính những đứa con của mình bở rơi, sau khi chồng qua đời 6 năm trước, bà cụ sống chủ yếu nhờ sự giúp đỡ của láng giềng. 

Một người sùng đạo ở Nepal bước đi giữa rừng cây trên con đường dễn đến ngôi đền để cầu nguyện vào dịp lễ hội Janai Purima tại huyện Kavre, các thủ đô Kathmandu 46km về phía Đông. Những người tham gia lễ hội sẽ thực hiện nghi lễ tắm thánh, và quấn một một chuối bông quanh ngực hoặc cổ tay với niền tin rằng chúng sẽ bảo vệ và thanh tẩy cho họ.
Theo Depplus

Không có nhận xét nào: