Ở một số địa điểm trên khắp các đảo Malta và
Gozo ở vùng biển Địa Trung Hải là mạng lưới phức tạp của những dấu vết
song song cắt vào tảng đá vôi mà nhìn sơ qua giống như nhân tạo.
|
Chúng được gọi là "Vết xe lún"
do sự tương đồng của những dấu vết để lại ở đây giống như có những chiếc
xe thô sơ (bò, ngựa) đã đi qua. Có nhiều vết lún sâu đến 60 cm và
khoảng cách trung bình giữa các dấu vết này từ 110 đến 140 cm. Một số
dấu vết còn chồng chéo nhau trong khi những dấu vết khác lại đẻ ra nhiều
nhánh rẽ. Tất cả chúng vô tình hình thành nút giao thông, tạo ra ảo ảnh
của sân chuyển đổi ở nhà ga xe lửa lớn. Trong khi tuổi và mục đích của
những vết xe lún được hình thành ở đảo Gozo vẫn còn là một bí ẩn, nhưng
nói chung lại thì những vết lún này được người ta xem như đã hình thành
khoảng 2.000 trước công nguyên, sau khi những khu định cư mới xuất phát
từ đảo Sicily (Ý) vượt đại dương để bắt đầu thời đại đồ đồng ở quốc đảo
Malta. |
|
Có nhiều giả thuyết khác nhau
về cách thức những dấu vết này được tạo ra. Một số học giả tin rằng các
dấu vết được hình thành bởi những chiếc xe (bò, ngựa) hay xe trượt chở
hàng hóa hạng nặng như đá khai thác từ hầm mỏ hay những khối cự thạch để
xây dựng đền thờ khi băng qua đảo. Những bánh xe bằng gỗ nặng hay xe
trượt đều có rãnh. Khi xe chuyển động lăn, bánh sẽ để lại những vệt dài
in lại trên mặt đất. Theo thời gian, những dấu vết này cứ chồng lên
nhau, càng ngày càng lún sâu trong đất cho đến khi mài mòn đến tầng đá
vôi. Khi khu vực này bị bỏ rơi, không còn bất cứ phương tiện nào qua lại
nữa, những chiếc rãnh trên con đường này sẽ được chan đầy nước mưa,
nước bắt đầu phân hủy đá vôi và tạo ra nhiều dấu vết trên bề mặt con
đường. |
|
Cũng có những giả thuyết khác
cho rằng vết xe lún từng được sử dụng như những con kênh thủy lợi cho
việc phân phối nước từ suối lên đến các thửa ruộng bậc thang, mặc dù
điều này là không chắc xảy ra với những dấu vết song song hiện có ở đây,
vì nó sẽ không có mục đích phục vụ cho thủy lợi. |
|
Một trong những mạng lưới dấu
vết đường xe phức tạp nhất được tìm thấy là tại quảng trường Kbir, gần
vách đá Dingli (Malta). Địa điểm này được người Anh tên David Trump đặt
cho cái tên là "Đường tàu Clapham" vì hình dạng của những dấu vết đường
xe này gợi ông nhớ về nhà ga nhộn nhịp cùng tên ở London. Dấu vết đường
xe dường như có mặt ở khắp mọi nơi và chạy ra tất cả các hướng khác
nhau, có diện tích khoảng 8 hecta trở lên. Một vài dấu vết đường xe thực
sự chạy về phía mỏ đá cổ đại, với sự hỗ trợ của lý thuyết càng cho rằng
những dấu vết đường xe được hình thành bởi những chiếc xe trượt chở đá
trong mùa đông. |
|
Những dấu vết đường xe tại đảo
Malta và Gozo cũng có mặt ở những nơi khác trên thế giới như ở Ý, hai
vùng đảo tự trị của Ý – Sardinia và Sicily, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Pháp và
Đức. Nhưng không phải tất cả chúng có cùng một nguồn gốc và cũng như
không phải tất cả đều thực hiện cùng một mục đích. |
|
Một số con đường được hình
thành trông như những rãnh nước bằng gạch đá, một số dấu vết xe thô sơ
bị biến dạng, có khe rãnh do hiện tượng xói mòn tự nhiên. Trong số những
dấu vết đường xe đó chỉ đơn giản là những con đường La Mã bị mưa gió
bào mòn. Nhưng vết lún sâu như đường ray ở trên quốc đảo Malta là rất ấn
tượng và duy nhất và nó rất có khả năng là dấu vết của phương tiện giao
thông thô sơ (bò, ngựa) với những chiếc bánh răng bằng gỗ mài mòn vào
sâu trong đá vôi. |
Tuệ Tâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét