Nằm ở phía Bắc vùng đảo Sumatra, cách
thành phố Medan 176 km, Toba là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á và là
hồ núi lửa lớn nhất thế giới với diện tích 1.150 km2. Một ‘báu vật’
thiên nhiên vô giá của Indonesia.
Nằm chơi vơi ở độ cao 905 m so với mặt nước biển, hồ Toba quanh năm mát
mẻ, trong lành. Toba được hình thành từ một đợt phun trào núi lửa kinh
hoàng xảy ra cách đây 100.000 năm. Theo sử sách, khi siêu núi lửa Toba
hoạt động, thế giới đã trải qua một mùa đông dài 6 năm.
Để đến Toba, từ thành phố Medan, bạn có thể bắt xe bus đến làng Parapat
nằm bên hồ Toba với giá 30.000 rupiahs (khoảng 65.000 đồng), đi trong 6
tiếng đồng hồ. Nằm giữa lòng hồ Toba khổng lồ là đảo Samosir. Từ
Parapat, các chuyến phà sang đảo mỗi giờ một chuyến từ 9h30 đến 17h30
(giá phà 15.000 đồng /người/ lượt, mất khoảng 50 phút). Bước chân lên
chuyến phà sang đảo, sự rộng lớn của hồ khiến ta có cảm giác nhỏ bé như
đứng trước biển. Khung cảnh hồ ngoạn mục bởi những dãy núi cao bao quanh
và đảo lớn Samosir ở gữa lòng hồ (diện tích đảo Samosir gần bằng đảo
quốc Singapore).
Những chuyến phà chở khách sang đảo.
|
Điểm nổi bật của đảo Samosir là những ngôi nhà sàn bằng gỗ nằm san sát
nhau với hai mái vòm cong vút như những chiến thuyền được trang trí với
nhiều hình vẽ, chạm khắc rất tinh tế. Đây là kiến trúc đặc trưng của
người Batak, một trong 250 dân tộc ở Indonesia, những con người nổi
tiếng tài hoa và dũng cảm. Các nhà thờ Thiên Chúa giáo cũng được thiết
kế theo kiểu nhà này với quy mô hoành tráng hơn. Sự kết hợp giữa tôn
giáo với đời sống dân gian, tín ngưỡng bản địa được thể hiện qua hình
ảnh quen thuộc của đời sống như hình trâu, bò cho đến các vị thần da
ngăm. Ghé thăm bảo tàng, hoàng cung… ta sẽ hiểu rõ hơn lịch sử cũng như
đời sống của người Batak xưa.
Hiện nay người dân xung quanh hồ sinh sống chủ yếu bằng các dịch vụ như
nhà nghỉ, khách sạn và nông nghiệp. Làng Tuk Tuk là nơi tập trung nhà
hàng khách sạn và là nơi thuận lợi để khám phá đảo. Có nhiều loại phòng
để bạn lựa chọn, từ bình dân đến cao cấp với giá dao động từ 250.000
đồng trở lên. Hầu hết khách sạn đều có "view" nhìn ra hồ.
Những mái nhà soi bóng trong chiếc gương khổng lồ.
|
Cách tốt nhất để tham quan toàn bộ hòn đảo là thuê xe máy. Với mức giá
150.000 đồng và một ngày trọn vẹn, bạn sẽ có một chuyến đi thú vị để cảm
nhận về Samosir và toàn hồ Toba. Những thửa ruộng bậc thang xanh mướt,
những vườn cây nhiệt đới cùng hoa dã quỳ và phong cảnh thiên nhiên hùng
vĩ với núi non trùng điệp. Trải tầm nhìn ra mặt hồ ngút ngàn, mặt hồ như
một tấm gương khổng lồ in hình những áng mây chiều đỏ rực. Trẻ em trong
làng tụ tập bơi lội, tiếng cười đùa rộn rã vang cả một góc hồ.
Toba thích hợp cho những du khách thích sự tĩnh lặng, bình yên. Những
buổi chiều tà nằm ở hàng ghế dọc bờ hồ nghe sóng vỗ, ngắm những cánh
chim khoáng đạt bay lượn trên bầu trời, mọi lo lắng trong bạn sẽ tan
biến. Hồ Toba là điểm đến không thể bỏ qua khi đặt chân đến vùng đất
Sumatra.
Cuộc sống bình dị.
|
Bài và ảnh: Duyên Mới
Hồ Toba – Viên ngọc của Sumatra
STDLO - Mệnh danh là hồ nước lớn nhất Indonesia cũng là hồ nước núi lửa lớn nhất thế giới, hồ Toba hãnh diện được ví von như viên ngọc sáng giá của hòn đảo Sumatra, Indonesia đáng để tham quan, chiêm ngưỡng và khám phá.
Cách thành phố Medan không xa, bạn đáp chuyến bay từ Jakarta tới Medan, từ Medan có dịch vụ du lịch tới hồ Toba để bạn khám phá. Hồ sâu hơn 500 m, dài hơn 100 km và rộng 30 km vuông, Hồ Toba sa hoa lộng lẫy giữa bạt ngàn rừng cây Sumatra với những đỉnh núi lửa bao quanh tạo thêm cảnh quan hùng vĩ cho Toba.
Các nhà khoa học cho rằng hồ Toba hình thành từ vụ phun trào của siêu núi lửa Toba cách đây 69 đến 77.000 năm về trước. Sự phun trào lớn nhất trong 25 triệu năm lịch sử của trái đất tính tới thời điểm này đã thay đổi nhiệt độ toàn cầu sau khi nó phun trào. Hình thành hồ nước Toba ngày nay, phun trào cách đây hàng chục ngàn năm đã làm phân hoá nhân học, giết chết hàng loạt con người sinh sống khu vực của nó, làm phân hoá bộ Gen của vùng Ấn Độ và Trung Đông Phi, tác động gen nhân loại ngày nay.
Khi siêu núi lửa Toba hoạt động, thế giới đã trải qua một mùa đông dài tới 6 năm. Sau đó, tình trạng băng giá vẫn tiếp tục duy trì trên địa cầu thêm khoảng 1.000 năm nữa, làm loài người gần như bị tuyệt chủng. Giới khoa học cho rằng sự phun trào của Toba khiến thực vật tuyệt chủng hàng loạt và nhiều loài động vật chết đói vì không có thức ăn. Các nhà sinh học còn tìm thấy bằng chứng cho thấy núi lửa Toba còn tác động tới ADN của người. Cụ thể, số lượng đột biến trong ADN giảm mạnh trong giai đoạn sau khi núi lửa phun trào. Nó đã sản xuất ra khoảng 2,800 km3 theo tính toán của nhiều nhà nghiên cứu, số lượng con người trên địa cầu sau thảm họa này chỉ vào khoảng 5.000-10.000, khiến chủng Homo sapiens đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Nhưng một số nhà khoa học cho rằng chính nguy cơ tuyệt chủng buộc con người phải trở nên thông minh và khéo léo hơn để có thể tồn tại. Chẳng hạn, tổ tiên của chúng ta biết cách chế tạo công cụ và vẽ tranh trên đá sau khi núi lửa Toba hoạt động.
Nguồn: www.sotaydulich.com
Ảnh: internet
Ảnh: internet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét