Thủ
đô của đất nước Hồi giáo Malaysia chỉ cách Hà Nội 3h bay. Thời điểm
'sales' hằng năm là Tết Dương lịch, Tết Âm lịch, nghỉ lễ 1/5, dịp Big
Sale từ cuối tháng 7, đầu tháng 8 và dịp xả hàng lớn vào mùa Noel.
Nhiều bạn trẻ thích mua đồ tại Kuala Lumpur bởi giá cả phải chăng nếu
so với một số thị trường lân cận như Singapore hay Hong Kong. Mua sắm ở
Kuala Lumpur cũng khá dễ chọn lựa. Các địa chỉ shopping đều tập trung
ngay trung tâm thành phố, thuận tiện cho việc đi lại.
Từ Bukit Bintang, khu phố ăn uống sầm uất nhất thành phố, thiên đường
mua sắm của Kuala Lumpur bắt đầu với các trung tâm hàng hóa mọc san sát
nhau với đủ mặt hàng và đủ mức giá, nhiều nhất là thời trang quần áo,
kính mũ, giày dép.
Con phố mua sắm sầm Bukit Bintang nằm khu trung tâm thành phố Malaysia. Ảnh: malaysiatour |
Berjaya Times Square, Pavilion Kuala Lumpur, Sungei Wang Plaza và
Sunway Pyramid là các địa chỉ khu trung tâm mua sắm có mức giá cả phải
chăng và các mặt hàng giảm giá liên tục trong năm. Pavilion sở hữu một
khu vực cực kỳ rộng lớn có thể làm lóa mắt những ai đang muốn thỏa mãn
cơn nghiền shopping. Tại đây, bạn có thể tìm thấy những tên tuổi hàng
hóa hàng đầu trên thế giới như Guici, CK, Jordano, Nike, MiuMiu, Camel,
Valentino, Gucci, Calvin Klein, Aladdin Fragrances, Alain Delon... nằm
trên 7 tầng rộng lớn của tòa nhà.
Tòa nhà Sungei Wang Plaza bên cạnh lại tập trung rất nhiều các sản phẩm
điện tử và mặt hàng may mặc Trung Quốc với giá cực rẻ, phù hợp với túi
tiền của những bạn trẻ ưa thích thời trang và thay đổi theo mẫu mốt hàng
năm.
Các tập đoàn bán lẻ Tang, Wilson hay Robinson thường cùng hội tụ trong
một tầng và có tại hầu hết các trung tâm thương mại. Tại đây, với mức
giá vào trăm nghìn đồng, bạn có thể sở hữu một chiếc kính thời trang
hàng hiệu với giá giảm 50%, chiếc áo duyên dáng của hãng danh tiếng giảm
70% hay đôi giày sành điệu giảm 50%.
Trong khu mua sắm Pavilion. Ảnh: malaysiatour |
Một địa chỉ khác là hệ thống tòa nhà Parkson quen thuộc đã có mặt tại
Việt Nam. Tại đây, các sản phẩm 100% thuộc các nhãn hiệu hàng hóa hàng
đầu thế giới.
Nếu cảm thấy giá cả tại Pavilion và Parkson vẫn quá cao, đừng ngần ngại
mà không bước qua những tòa nhà mua sắm khác, với những sản phẩm hàng
Made in Malaysia chất lượng cao, giá cả vừa phải lại phù hợp.
Các trung tâm mua sắm sử dụng đồng Ringit (RM), nhưng bạn cũng có thể
dùng các ngoại tệ khác như USD hoặc Euro để thanh toán khi mua hàng tại
các gian hàng lớn. Các loại thẻ như Visa (Debit và Credit) hay Master
card... đều được dùng rộng rãi.
Đến Bukit Bintang rất dễ dàng vì nhiều phương tiện công cộng chạy xe
tuyến qua đây. Ngoài xe buýt, taxi, xe điện trên không có bến đỗ ngay
đầu phố.
Khu mua sắm Sephora. Ảnh: malaysiatour |
Tầng hầm của các trung tâm thương mại là các khu ăn uống tấp nập với các mức giá từ 35.000 đồng trở lên.
Các trung tâm thương mại mở cửa từ 9h sáng đến 22h đêm.
Cuối phố Bukit Bintang là khu ăn uống sầm uất mở cửa bán hàng cả đêm với đủ món Âu - Á.
Yutaka
.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét