Đối với du khách thích
tìm đến vùng đất lạ, điều đầu tiên họ cần biết là lời chào hay cách
người dân nơi họ sắp đến chào hỏi nhau. Ở một số địa danh, người dân có
cách chào hỏi độc nhất vô nhị!
1. New Zealand
Du khách tới thăm New Zealand sẽ phải làm quen với cách chào truyền thống độc đáo của thổ dân Maori, được gọi là “hongi”. Theo truyền thống hongi này, hai người mới gặp sẽ phải cọ mũi vào nhau để cảm nhận hơi thở sự sống từ người còn lại, hơi thở do chúa trời ban tặng.
2. Tây Tạng
Ở một số dân tộc người Tạng, thè lưỡi là cách chào hỏi thân thiện. Truyền thống này đã có từ thế kỷ thứ 9, dưới thời vị vua Lang Darma, Tây Tạng. Tương truyền, ông vua này có một cái lưỡi đen xì.
Người dân Tây Tạng sau này sợ vua Lang Darma nhập vào mình nên khi chào
đều phải thè lưỡi để chứng minh lưỡi mình không đen, nghĩa là không bị
hồn ma thế kỷ trước nhập vào. Nếu muốn từ chối kiểu chào này, hãy nhai
một ít cam thảo trong miệng để không phải thè lưỡi ra.
3. Tuvalu
Ở hòn đảo thuộc khu vực Polynesia này, nếu muốn chào nhau, người dân sẽ áp mũi vào má người còn lại và hít thật sâu.
4. Mông Cổ
Khi đến nhà của người Mông Cổ, nếu may mắn, bạn sẽ được họ cho xem một cái hada – một dải lụa hay vải cotton. Khi đó, bạn phải nhẹ nhàng cầm dải lụa bằng cả hai tay và từ từ cúi thấp người. Đây là biểu tượng cực quan trọng, thể hiện sự tôn trọng trong đời sống văn hóa Mông Cổ. Một số vùng ở Mông Cổ cũng sẽ mời khách hút chung tẩu thuốc.
5. Kenya
Để chào đón những vị khách mới đến, người dân bộ lạc Maasai ở Kenya sẽ nhảy điệu adamu, tương truyền là điệu nhảy của các chiến binh trong bộ tộc.
Để bắt đầu, các vũ công sẽ kể một câu chuyện, sau đó mới múa vòng tròn và thi xem ai nhảy cao nhất. Trong khi các vũ công nhảy múa, khách đến làng sẽ được mời uống sữa hoặc… máu bò.
6. Greenland
Thông thường, người dân ở Greenland nói riêng và Bắc Cực nói chung sẽ chào theo kiểu người Eskimo, được gọi là kiểu chào kunik. Hai người gặp nhau sẽ ấn mũi và môi trên vào nhau.
7. Philippines
Ở Philippines, khi những người trẻ chào người lớn tuổi hơn, họ phải cúi thấp xuống, nắm tay phải của người già bằng tay phải của họ và đưa tay lên sao cho các đốt ngón tay của người già chạm vào trán của người trẻ. Cùng một lúc, họ phải nói: “Mano Po” (“mano” là tay còn “po” là kính trọng).
Du khách tới thăm New Zealand sẽ phải làm quen với cách chào truyền thống độc đáo của thổ dân Maori, được gọi là “hongi”. Theo truyền thống hongi này, hai người mới gặp sẽ phải cọ mũi vào nhau để cảm nhận hơi thở sự sống từ người còn lại, hơi thở do chúa trời ban tặng.
2. Tây Tạng
Ở một số dân tộc người Tạng, thè lưỡi là cách chào hỏi thân thiện. Truyền thống này đã có từ thế kỷ thứ 9, dưới thời vị vua Lang Darma, Tây Tạng. Tương truyền, ông vua này có một cái lưỡi đen xì.
3. Tuvalu
Ở hòn đảo thuộc khu vực Polynesia này, nếu muốn chào nhau, người dân sẽ áp mũi vào má người còn lại và hít thật sâu.
4. Mông Cổ
Khi đến nhà của người Mông Cổ, nếu may mắn, bạn sẽ được họ cho xem một cái hada – một dải lụa hay vải cotton. Khi đó, bạn phải nhẹ nhàng cầm dải lụa bằng cả hai tay và từ từ cúi thấp người. Đây là biểu tượng cực quan trọng, thể hiện sự tôn trọng trong đời sống văn hóa Mông Cổ. Một số vùng ở Mông Cổ cũng sẽ mời khách hút chung tẩu thuốc.
5. Kenya
Để chào đón những vị khách mới đến, người dân bộ lạc Maasai ở Kenya sẽ nhảy điệu adamu, tương truyền là điệu nhảy của các chiến binh trong bộ tộc.
Để bắt đầu, các vũ công sẽ kể một câu chuyện, sau đó mới múa vòng tròn và thi xem ai nhảy cao nhất. Trong khi các vũ công nhảy múa, khách đến làng sẽ được mời uống sữa hoặc… máu bò.
6. Greenland
Thông thường, người dân ở Greenland nói riêng và Bắc Cực nói chung sẽ chào theo kiểu người Eskimo, được gọi là kiểu chào kunik. Hai người gặp nhau sẽ ấn mũi và môi trên vào nhau.
7. Philippines
Ở Philippines, khi những người trẻ chào người lớn tuổi hơn, họ phải cúi thấp xuống, nắm tay phải của người già bằng tay phải của họ và đưa tay lên sao cho các đốt ngón tay của người già chạm vào trán của người trẻ. Cùng một lúc, họ phải nói: “Mano Po” (“mano” là tay còn “po” là kính trọng).
Xzone
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét