Người dân xứ sở hoa anh đào nổi tiếng khắp thế giới với những thói quen, tập quán lạ thường.
1. Rửa sạch cơ thể trước khi tắm tập thể
Trước khi bước vào nhà tắm tập thể (onsen), có rất nhiều tại Nhật Bản, bạn cần phải… tắm rửa sạch sẽ trước trong phòng tắm riêng. Các hồ nước nóng công cộng chỉ là để ngâm mình và thư giãn chứ không phải để kỳ cọ. Người khác sẽ rất khó chịu về sự mất vệ sinh nếu bạn "tẩy da chết" khi đang bì bõm cùng mọi người.
2. Lưu giữ dây rốn của trẻ sơ sinh
Dây rốn được coi là kỷ niệm của đứa trẻ mới ra đời và thường được lưu giữ trong một chiếc hộp riêng gọi là Kotobuki Bako. Trong tiếng Nhật, “kotobuki” là từ tượng trưng cho sự sinh sôi, sống lâu và cả cho sự gắn kết bền chặt trong hôn nhân.
3. Ném đậu ngày đầu xuân
Vào lễ Setsubun, tức là ngày đầu tiên của mùa xuân (tháng 2 hàng năm), một lễ hội ném đậu sẽ được tổ chức trên phạm vi toàn quốc.
4. Quen với đường phố không tên
Ở Nhật Bản, có biển chỉ dẫn cho từng vùng, từng khu vực nhưng lại hiếm có biển chỉ tên đường rõ ràng (trừ những thành phố lớn như Tokyo hay Osaka. Điều này gây khá nhiều khó khăn cho những du khách thích tự khám phá thành phố.
5. Ăn uống xì xụp
Trong rất nhiều nền văn hóa khác, phát ra tiếng động khi ăn uống bị coi là kém lịch sử. Tuy nhiên, ở Nhật Bản, việc phát ra tiếng động xì xụp khi ăn chứng tỏ cho người nấu ăn thấy bạn rất thích món ăn đó. Tiếng xì xụp càng to càng có nghĩa món ăn rất được tán thưởng.
6. Thưởng thức đồ uống
Khi đã yên vị trên bàn ăn, bạn sẽ được phục vụ đồ uống. Tuy nhiên, đừng uống ngay sau khi rượu vừa được rót vào ly của bạn. Thông thường, bạn phải đợi tới khi tất cả mọi người đều đã được phục vụ. Một người (chủ tiệc) sẽ đứng lên, phát biểu và nâng cốc với câu chúc mừng tiếng Nhật: “Kampai!” để mở đầu, sau đó tất cả sẽ cùng uống.
7. Đeo mặt nạ
Cho dù dịch SARS đã bị đẩy lùi nhưng đến Nhật, bạn vẫn dễ dàng thấy những cô gái, chàng trai đeo mặt nạ y tế. Điều này không có nghĩa ở Nhật đang có dịch và bạn có thể thoải mái tận hưởng kỳ nghỉ của mình.
Người Nhật chỉ đeo mặt nạ để phòng tránh vi khuẩn, không để bệnh tình của mình ảnh hưởng đến người khác hoặc để cố đi làm bất chấp bệnh tình có nặng đến thế nào. Thông thường, người Nhật rất tham công tiếc việc nên sẽ không nghỉ làm nếu chỉ ốm nhẹ mà đeo mặt nạ đến nơi làm việc.
8. Gấu Tanuki
Trong hầu hết các nhà hàng ở Nhật, bạn sẽ thấy một phiên bản khác nhau của chú gấu Tanuki. Chú gấu trúc với cái bụng phình to này được coi là một biểu tượng của sự may mắn.
Trước khi bước vào nhà tắm tập thể (onsen), có rất nhiều tại Nhật Bản, bạn cần phải… tắm rửa sạch sẽ trước trong phòng tắm riêng. Các hồ nước nóng công cộng chỉ là để ngâm mình và thư giãn chứ không phải để kỳ cọ. Người khác sẽ rất khó chịu về sự mất vệ sinh nếu bạn "tẩy da chết" khi đang bì bõm cùng mọi người.
2. Lưu giữ dây rốn của trẻ sơ sinh
Dây rốn được coi là kỷ niệm của đứa trẻ mới ra đời và thường được lưu giữ trong một chiếc hộp riêng gọi là Kotobuki Bako. Trong tiếng Nhật, “kotobuki” là từ tượng trưng cho sự sinh sôi, sống lâu và cả cho sự gắn kết bền chặt trong hôn nhân.
3. Ném đậu ngày đầu xuân
Vào lễ Setsubun, tức là ngày đầu tiên của mùa xuân (tháng 2 hàng năm), một lễ hội ném đậu sẽ được tổ chức trên phạm vi toàn quốc.
4. Quen với đường phố không tên
Ở Nhật Bản, có biển chỉ dẫn cho từng vùng, từng khu vực nhưng lại hiếm có biển chỉ tên đường rõ ràng (trừ những thành phố lớn như Tokyo hay Osaka. Điều này gây khá nhiều khó khăn cho những du khách thích tự khám phá thành phố.
5. Ăn uống xì xụp
Trong rất nhiều nền văn hóa khác, phát ra tiếng động khi ăn uống bị coi là kém lịch sử. Tuy nhiên, ở Nhật Bản, việc phát ra tiếng động xì xụp khi ăn chứng tỏ cho người nấu ăn thấy bạn rất thích món ăn đó. Tiếng xì xụp càng to càng có nghĩa món ăn rất được tán thưởng.
6. Thưởng thức đồ uống
Khi đã yên vị trên bàn ăn, bạn sẽ được phục vụ đồ uống. Tuy nhiên, đừng uống ngay sau khi rượu vừa được rót vào ly của bạn. Thông thường, bạn phải đợi tới khi tất cả mọi người đều đã được phục vụ. Một người (chủ tiệc) sẽ đứng lên, phát biểu và nâng cốc với câu chúc mừng tiếng Nhật: “Kampai!” để mở đầu, sau đó tất cả sẽ cùng uống.
7. Đeo mặt nạ
Cho dù dịch SARS đã bị đẩy lùi nhưng đến Nhật, bạn vẫn dễ dàng thấy những cô gái, chàng trai đeo mặt nạ y tế. Điều này không có nghĩa ở Nhật đang có dịch và bạn có thể thoải mái tận hưởng kỳ nghỉ của mình.
Người Nhật chỉ đeo mặt nạ để phòng tránh vi khuẩn, không để bệnh tình của mình ảnh hưởng đến người khác hoặc để cố đi làm bất chấp bệnh tình có nặng đến thế nào. Thông thường, người Nhật rất tham công tiếc việc nên sẽ không nghỉ làm nếu chỉ ốm nhẹ mà đeo mặt nạ đến nơi làm việc.
8. Gấu Tanuki
Trong hầu hết các nhà hàng ở Nhật, bạn sẽ thấy một phiên bản khác nhau của chú gấu Tanuki. Chú gấu trúc với cái bụng phình to này được coi là một biểu tượng của sự may mắn.
Xzone
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét