Hàng loạt giả thuyết hợp lý đặt ra rồi lại bị bác bỏ nhưng đội ngũ nghiên cứu vẫn chưa khi nào bỏ cuộc trong quá trình tìm kiếm dấu vết lai lịch "người lùn".
Trong nhiều câu chuyện truyền thuyết Trung Quốc thường xuyên đề cập, miêu tả tới câu chuyện về nhóm người “kỳ dị”: vóc dáng, kích thước chênh lệch rất nhiều so với người bình thường. Câu hỏi chất vấn đặt ra liệu có hay không “thế giới người lùn” từ bao đời này trở thành bí ẩn chưa lời giải đáp với nhân loại.
Ngày 28/10/2010, kênh Khoa học và đời sống của đài truyền hình trung ương cùng đội ngũ nghiên cứu khảo cổ khu vực tỉnh Tuyền Châu Trung Quốc đã phối hợp thực hiện chuyến ghé thăm địa điểm từng phát hiện “mộ người lùn” với hy vọng có thêm giả thuyết thuyết phục, ít nhiều xác định hoặc phủ nhận sự tồn tại của nhóm người này.
Khu hầm mộ “người lùn”
Theo lời giới thiệu của những người dân địa phương, tại khu đất trống trước mặt núi Đa Đa: “Đào xuống dưới này sẽ có rất nhiều… Rồi còn trên núi nữa.. Toàn là những khu mộ mai táng người lùn”.
Ngày 28/10/2010, kênh Khoa học và đời sống của đài truyền hình trung ương cùng đội ngũ nghiên cứu khảo cổ khu vực tỉnh Tuyền Châu Trung Quốc đã phối hợp thực hiện chuyến ghé thăm địa điểm từng phát hiện “mộ người lùn” với hy vọng có thêm giả thuyết thuyết phục, ít nhiều xác định hoặc phủ nhận sự tồn tại của nhóm người này.
Khu hầm mộ “người lùn”
Theo lời giới thiệu của những người dân địa phương, tại khu đất trống trước mặt núi Đa Đa: “Đào xuống dưới này sẽ có rất nhiều… Rồi còn trên núi nữa.. Toàn là những khu mộ mai táng người lùn”.
Đông đảo phóng viên báo đài đã có mặt tại núi Đa Đa tỉnh
Tuyền Châu Trung Quốc
|
Lần theo hướng tay chỉ, phóng viên tới 2 vị trí trước khu mộ được xác định tồn tại từ thời nhà Minh. Mỗi động huyệt cao khoảng 50 cm, sâu 2 m, bên trong được sắp đầy những túi “hoàng bào”. Khi mở ra có thể rõ rệt trông thấy 1 nhánh xương cốt, đầu lâu.. của “người lùn” đang được lưu giữ.
Quan sát phần xương đầu mầu đen sậm, phóng viên xác định kích thước khung xương nhỏ bé khác thường, chỉ vào khoảng 6 cm còn 2 xương chân chỉ dài khoảng 10 cm.
Suy đoán lai lịch những bộ xương lạ
Theo giới thiệu của đội ngũ nghiên cứu địa phương thì số lượng những bộ xương được tìm thấy trên vùng núi Đa Đa, Tuyền Châu có ít nhất 1.000 bộ: “Mới 2 hôm trước chúng tôi lại vừa đào được 3 bộ xương “người lùn” mới và toàn thân chỉ cao có 14 cm” - Đại diện nhóm khảo cổ gia bản địa - Ông Lâm Kiến Hoa cho hay.
Quan sát phần xương đầu mầu đen sậm, phóng viên xác định kích thước khung xương nhỏ bé khác thường, chỉ vào khoảng 6 cm còn 2 xương chân chỉ dài khoảng 10 cm.
Suy đoán lai lịch những bộ xương lạ
Theo giới thiệu của đội ngũ nghiên cứu địa phương thì số lượng những bộ xương được tìm thấy trên vùng núi Đa Đa, Tuyền Châu có ít nhất 1.000 bộ: “Mới 2 hôm trước chúng tôi lại vừa đào được 3 bộ xương “người lùn” mới và toàn thân chỉ cao có 14 cm” - Đại diện nhóm khảo cổ gia bản địa - Ông Lâm Kiến Hoa cho hay.
Nhiều lời đồn đại, suy đoán đều bị bác bỏ
|
Tất cả những bộ xương được tìm thấy không hề có dấu vết thông tin tên tuổi, năm sinh của người mất, cũng không có vật phẩm chôn kèm huyệt. Những ngôi mộ nhỏ này nằm rải rác khắp lòng đất khu vực núi Đa Đa.
Người dân nhiều khi sửa sang nhà cửa đào được cũng sợ hãi không dám lại ngần đụng chạm; chỉ có các nhà nghiên cứu khi phát hiện mang về tra xét mới đưa ra định vị mốc thời gian tồn tại của nó nằm trong khoảng thời gian triều nhà Minh.
Những lời đồn đại, suy đoán về “người lùn”
Lai lịch về nhóm người kỳ lạ này vẫn là câu hỏi chưa lời giải đáp nhưng người dân nhiều thế hệ không ít lần đưa ra suy đoán, giả thuyết lý giải. Gây được ấn tượng nhất là ý kiến cho rằng đây là di cốt của người Mông Cổ từng bị thảm sát tại địa phận này trong giai đoạn chịu sự cai trị tàn bạo của nhà Nguyên. Mặc dù vậy giả thuyết này lại tồn tại kẽ hở lớn: người Mông Cổ vóc dáng cao to lực lưỡng, không hề ăn khớp với di cốt hầm mộ “người lùn”.
Những lời đồn đại, suy đoán về “người lùn”
Lai lịch về nhóm người kỳ lạ này vẫn là câu hỏi chưa lời giải đáp nhưng người dân nhiều thế hệ không ít lần đưa ra suy đoán, giả thuyết lý giải. Gây được ấn tượng nhất là ý kiến cho rằng đây là di cốt của người Mông Cổ từng bị thảm sát tại địa phận này trong giai đoạn chịu sự cai trị tàn bạo của nhà Nguyên. Mặc dù vậy giả thuyết này lại tồn tại kẽ hở lớn: người Mông Cổ vóc dáng cao to lực lưỡng, không hề ăn khớp với di cốt hầm mộ “người lùn”.
Khu "hầm mộ người lùn"
|
Suy đoán thứ 2 cho rằng đây là nhóm người Đài Loan bị người dân bản địa tàn sát để lại hài cốt. Giả thuyết này gặp phải chất vấn: Liệu có lực lượng tấn công cầm quyền nào tiến hành thu lượm hài cốt kẻ bại trận rồi công phu sắp đặt thành hầm mộ?. Suy đoán thứ hai bị bác bỏ hoàn toàn.
Xương sọ của "người lùn" được phát hiện trên núi Đa Đa
|
Ý kiến thứ 3 cho rằng đây là xương của khỉ hoặc những loài động vật tương tự còn ý kiến thứ 4 thì khẳng định đây chỉ là những bộ xương mà dân chài bắt được sau nhiều buổi đánh bắt trên biển, thu gom và tích trữ lại. Tuy nhiên 2 giả thuyết này đều gặp phải chất vấn tương tự với ý kiến thứ 2: lý do nào, động cơ nào khiến người dân tiến hành cất giữ kỳ công xương cốt cho những động vật vô danh?
Bí ẩn vẫn chưa lời giải đáp
Sau thời gian tìm hiểu tham quan khu di tích, đội ngũ thực hiện chương trình “Khoa học và đời sống” vẫn không có được ý tưởng mới đề xuất cải thiện tốc độ nghiên cứu, phát hiện, giải thích lý do của sự tồn tại khác thường này.
Bí ẩn vẫn chưa lời giải đáp
Sau thời gian tìm hiểu tham quan khu di tích, đội ngũ thực hiện chương trình “Khoa học và đời sống” vẫn không có được ý tưởng mới đề xuất cải thiện tốc độ nghiên cứu, phát hiện, giải thích lý do của sự tồn tại khác thường này.
Riêng ông Lâm Kiến Hoa đã phát biểu với phóng viên: “Trước mắt, chúng tôi muốn tiến hành khai quật đầy đủ thêm những bằng chứng về sự tồn tại của nhóm người khác thường này. Khi nắm trong tay bằng chứng phong phú dồi dào thì mới có khả năng đưa ra những giả thuyết triển vọng, tiến gần tới câu trả lời chính xác được”.
Theo Vietnamnet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét