Trong những ngày dài của Chiến tranh Thế giới II, những người lính Đức thường hay lui tới các quán cà phê gọi làSoldatenkaffee (Café của những chiến sĩ) ở Paris trong thời kì đang chiếm đóng. Các quán cà phê nguyên thủy đã không còn tồn tại, nhưng có một nhà hàng tại thành phố West Java, thành phố lớn thứ 3 của Indonesia, thuộc tỉnh Bangdung – đã khai trương với cái tên ấy. Nhà hàng Soldatenkaffee được trang trí đặc biệt với một bức chân dung của Adolf Hitler chiếm vị trí nổi bật trên lò sưởi, cộng thêm một vài kỉ vật của Phát xít Đức gồm 1 con đại bàng Third Reich được rèn bằng sắt với chữ thập ngoặc phía dưới, những áp phích, cờ và những câu tuyên truyền của Phát xít Đức tô điểm cho các bức tường. Một số câu trích dẫn của Führer cũng được in trên các bức tường. Các bồi bàn phục vụ mặc đồng phục Waffen SS chỉnh chu với băng tay của Phát xít Đức. Nhưng Soldatenkaffee không phải là nhà hàng của Phát xít Đức, nó hoàn toàn thuộc về tư nhân.
“Phong cách của quán cà phê này là chiến tranh thế giới II,” người chủ Henry Mulyana nói.
Khi nhà hàng đầu tiên được khai trương, một làn song phẫn nộ đã dấy lên trên toàn cầu, đến nỗi ông chủ Henry Mulyana phải đóng của nó. Ông bị đe dọa đến mạng sống, và bị chính quyền cho mời để giải thích về mục đích của ông khi tạo ra một nhà hàng như vậy. Mulyana giải thích rằng ông không ủng hộ phát xít, nhưng ông chỉ chọn một chủ đề mà ông nghĩ sẽ thu hút khách hàng. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng không có bằng chứng nào để buộc tội Phát Xít Đức phải chịu trách nhiệm cho tội giết người hàng loạt. “Tranh cãi sẽ luôn luôn tồn tại, tùy thuộc vào cách bạn nhìn nhận vấn đề”, ông nói. “theo cách nhìn của tôi, phát xít Đức không phạm vào tội tàn sát”.
Soldatenkaffee vẫn tiếp tục bị đóng cửa trong ba năm và sau đó mở lại vào tháng sáu năm ngoái với một bản sao tương tự của phong cách đậm chất Phát Xít. Nhưng các phù hiệu của Phát Xít Đức và đồng phục của nó vẫn còn bị phản đối quyết liệt. Thay vào đó, nhà hàng đã treo các bức tranh vẽ Stalin và Churchill, những bồi bàn mặc những quân phục khác nhau, và một loạt các kỷ vật quân đội Anh, Pháp, Mỹ, Nhật Bản và Hà Lan.
“Chúng tôi có rất nhiều khách hàng từ châu Âu và họ không có vấn đề gì với chủ đề Chiến tranh thế giới II, bởi vì nó được nhìn nhận ở góc độ lịch sử”, chủ nhà hàng cho biết, trong một cuộc họp báo về sự tái xuất hiện của nhà hàng.
Kiến thức về Diệt chủng và thời đại của Phát Xít Đức không phổ biến ở Đông Nam Á như ở phía tây. Các chủ đề Phát Xít hầu như không động chạm tới các chương trình giảng dạy, kết quả là dân chúng ít phản ứng với những loại tuyên truyền mà Phát Xít Đức tạo ra. “Tôi nghĩ rằng chúng tôi được dạy để không thích người Do Thái hơn phát xít Đức”, một cá nhân phát biểu trên GlobalPost.
(Tham khảo Amusing Planet)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét