Diện tích rộng nhưng Ấn Độ chỉ dùng một múi giờ, một số nước cộng múi giờ lẻ, nhiều nước đổi giờ để tiết kiệm ánh sáng, trong khi một số nước khác giữ nguyên cho dễ nhớ.
Theo
Huffington Post, giờ GMT được thiết lập năm 1675, là viết tắt của Greenwich Mean Time, nghĩa là giờ trung bình tại Greenwich. Đây là phương thức tính thời gian chuẩn quốc tế đầu tiên được sử dụng, đo tại đài thiên văn Hoàng gia Greenwich ở Greenwich, Anh. Nơi đây được quy ước nằm trên kinh tuyến số 0, vĩ độ 51,28,38N (bắc xích đạo). Tuy nhiên, vào mùa hè, nước Anh vặn đồng hồ lên trước 1 giờ để tiết kiệm ánh sáng.
Putin xóa một số múi giờ: Mặc dù trên bản đồ, Nga trải rộng 11 múi giờ, múi giờ thực tế chỉ có 9. Vào 2h ngày 28/3/2010, hầu khắp nước Nga vặn đồng hồ lên một giờ, nhưng các vùng như Udmurt, Samara Oblast, Kamchatka và Chukotka giữ nguyên theo quyết định của chính phủ. Động thái này nhằm sắp xếp hợp lý các mối quan hệ làm ăn với Moscow và tăng sự thống nhất trong nước. Năm nay, Crimea bỏ qua 2 giờ vào ngày 30/3 để đồng bộ với Moscow.
Ấn Độ chỉ có một múi giờ: Dù diện tích rất lớn, Ấn Độ kiên quyết chỉ dùng một múi giờ trên cả nước. Thời xưa, các thành phố ở Ấn Độ có múi giờ riêng, nhưng tới thời thuộc địa, tất cả mọi nơi dùng chung múi giờ gọi là giờ Madras để hợp lý hóa mạng lưới đường sắt.
Nhiều nước không quan tâm đến việc đổi giờ để tiết kiệm ánh sáng, như Nam Mỹ, các nước ở châu Á, Trung Đông, châu Phi. Ở Australia, một số vùng đổi giờ, còn một số vùng giữ nguyên.
Hawaii không đổi giờ, cho dễ nhớ. Vào mùa đông, vùng Alaska có giờ trùng với Hawaii, mặc dù thời tiết 2 nơi hoàn toàn trái ngược. Một số vùng thuộc Mỹ như quần đảo Virgin, Puerto Rico, Guam và American Samoa cũng không đổi giờ.
Một số nước không cộng giờ chẵn: Giờ ở Iran là GMT+03:30 và GMT+04:30 vào mùa hè. Afghanistan là GMT+04:30, Sri Lanka là GMT+05:30, Canada là GMT-03:30 và GMT-04:30 vào mùa hè. Một số vùng còn chênh 15 phút, như Tây Úc là GMT+08:45, Nepal GMT+12:45, đảo Chatham thuộc New Zealand là GMT+05:45.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét