Thứ Hai, 11 tháng 5, 2015

Hành trình dọc eo biển Melaka

(iHay) Đôi khi trong cuộc đời, người ta có những hành trình lặp đi lặp lại, mà không hiểu sao mình lại nhất định phải trở về trên con đường cũ ấy.


Hành trình dọc eo biển Melaka - Kỳ 1: Thành phố 'ngủ' - ảnh 1
Khi gói ghém hàng trang rời Việt Nam, tôi không biết mình sẽ đi những đâu, ngoài tấm vé một chiều đến Singapore, chốn không dành cho dân du lịch bụi. Có lẽ bởi vì đó là đất nước lần đầu tiên tôi đặt bước chân mình ra ngoài thế giới, là đất nước mà tôi đã từng mơ ước được chạm vào từ thời sinh viên, rồi đi ngay khi tích cóp đủ 100 USD để mua một tấm vé khứ hồi.
Tôi bắt đầu hành trình từ Singapore, nhưng không đắm chìm vào những chốn phồn hoa ở trung tâm thành phố, mà lại đi rất xa, ra gần biên giới với Malaysia, nơi có những khu bảo tồn để đi bộ hết những con đường rừng nguyên sơ với đôi chân rã rời vì đi bộ hơn 40km. Bạn đồng hành không ai khác là bầy khỉ hoang.
Tất cả những điều diễn ra ở Singapore đã khiến tôi nghĩ rằng, có lẽ mình sẽ đi đường bộ sang Malaysia, vào đúng ngày tết lớn nhất của họ. Tôi đã từng e dè trước thứ tôn giáo có tên đạo Hồi, vậy tại sao không một lần quay trở lại đất nước mà mình đã từng đi rất nhiều, và coi nó như một điểm quá cảnh nhàm chán? Đêm pháo hoa bừng lên ở tiểu khu Ấn là đêm cuối cùng tôi dành cho đất nước Singapore đa sắc tộc.
Một người bạn gốc Ấn đã nắm tay tôi rất chặt và đề nghị được ôm tôi vào cái ngày tôi đặt chân sang đất Joho Baru nơi cửa khẩu biên giới của Singapore và Malaysia. 
Chuyến xe dài đưa tôi rời bến xe Laskin, hơn ai hết, tôi mong được đưa đi thật nhanh, khỏi Joho Baru, khỏi những tiếng la ó, mời chào, cái níu tay của những người đàn ông xa lạ.
 Thành phố ngủ
Tôi đến Melaka vào một buổi chiều muộn, thành phố nhỏ sau cơn mưa nhìn chơ vơ đến tội nghiệp. Tất cả những gì mà Melaka phô ra trong tiếng nhạc xập xình của những chiếc xe lam chở khách cài đầy hoa không thể giấu đi được vẻ buồn bã của một đô thị đang bị hoang hóa bên sông.
 Hành trình dọc eo biển Melaka - Kỳ 1: Thành phố 'ngủ' - ảnh 2Một phố cổ ở Melaka phảng phất hình ảnh Hội An của xứ mình
Tôi vẫn nhớ mình đã đọc một cuốn sách nào đó nói về eo biển Melaka này, chỉ cái tên thôi cũng đủ làm khiếp sợ đám tàu bè giao thương mỗi lần ghé qua bởi nạn cướp biển. Đô thị sầm suất, tấp nập xưa kia bỗng trở thành một chốn bình yên, lãng mạn cuối tuần của khách du lịch. Ai đó ca ngợi Melaka là Venice của phương Đông. Tôi nhìn xuống dòng sông bé nhỏ, đục ngầu dường như đang oằn mình lên cho những con tàu chở khách du lịch lướt trên, bỗng thấy buồn. Hay bởi những nơi được ví với Venice thì luôn buồn như thế?
Thời gian đã phủ màu trên những di tích ở Melaka, thành phố cổ xưa nhất Malaysia. Thời gian cũng mang đến bao biến đổi thăng trầm cho mảnh đất gắn liền với sự xăm lăng, chiếm đóng. Hai bên bờ sông, thành phố được chia thành hai bờ đông - tây, mà khi đi qua nó, du khách không tinh ý sẽ chẳng bao giờ biết được đâu là dấu ấn của Hà Lan, của Bồ Đào Nha, của thực dân Anh.
Hành trình dọc eo biển Melaka - Kỳ 1: Thành phố 'ngủ' - ảnh 3Một tuyến phố chính trong khu phố người Hoa
Hành trình dọc eo biển Melaka - Kỳ 1: Thành phố 'ngủ' - ảnh 4Ngõ nhỏ u buồn 
Chiến tranh và nạn cướp bóc khiến người ta dần rời bỏ cố đô này. Những người gốc Ấn sống tách biệt ở một khu phố khác bên kia sông, trong khi người gốc Hoa bám lại phố cũ để mưu sinh, phục vụ khách du lịch. Thánh đường Pauls, pháo đài A’Famosa chỉ còn lại đống hoang tàn, phế tích. Có lẽ nhà thờ Đỏ là công trình kiến trúc nguyên vẹn nhất, lớn nhất ở Melaka mà ai ghé chân cũng phải lưu giữ một tấm hình.
Hành trình dọc eo biển Melaka - Kỳ 1: Thành phố 'ngủ' - ảnh 5Nhà thờ Đỏ - công trình kiến trúc nổi tiếng nhất Melaka 
Không phải tự dưng tôi gọi Melaka là thành phố ngủ. Phải ở lại đây, phải đi hết những con đường ngang ngõ dọc ở phố cổ mới hiểu tại sao tôi gọi nơi này như thế. Bởi cố đô này rất gần Kuala Lumpur, khách du lịch trong ngày thường đến từ 2 giờ chiều rồi rời đi vội vã lúc 5 giờ chiều cho kịp chuyến xe cuối.
Những nhà hàng nổi tiếng bán cơm gà viên, chè sendo... cũng phải đến 2 giờ chiều mới bắt đầu dọn hàng, mở cửa. Những kẻ ở lại lâu thường là dân du lịch bụi, cặp tình nhân yêu sự yên tĩnh, họ ngồi thờ ơ bên những ly cà phê ven sông, chờ đêm xuống.
Hành trình dọc eo biển Melaka - Kỳ 1: Thành phố 'ngủ' - ảnh 6Trước một khu chợ ở Melaka 
Tôi nghĩ rằng nơi này đã rất sầm uất trở lại, khi được công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 2008 nhưng rồi nó lại trở nên buồn tẻ như bây giờ khi những tiểu thương rời đi vì kinh doanh không có lãi. Một đô thị liệu có thể giàu không nếu nó cứ ngủ say như Melaka? Một đô thị có thể vui không nếu tiếng cười nói chỉ rộn rã khi chiều đến rồi tất cả lại rơi vào im lặng, như dòng sông đang âm thầm ra biển ngoài kia? Melaka chỉ vui khi cuối tuần, và rồi mỗi sang thứ 2, trạng thái ngái ngủ lại trở về như cũ. Những ki ốt đóng cửa im lìm, những ngôi nhà bỏ hoang rêu phủ, chiếc giày ai bỏ quên ngoài hiên… Có quá nhiều điều bị bỏ lại ở nơi này, dù quá khứ đã ở rất xa.
Người lao động Việt Nam sang Malaysia rất nhiều, bằng nhiều hình thức. Họ làm thuê trong những công xưởng, quán ăn, tiệm bánh… khắp nơi trên đất nước đạo Hồi này. Tôi dễ dàng bắt chuyện với một vài người đồng hương trong hành trình của mình. Cuộc sống xứ người vất vả, họ vắt kiệt sức lao động của mình để kiếm tiền gửi về quê nhà nuôi gia đình.
Một người trong số họ đã nói với tôi: "Bọn em đi nước ngoài thì sướng, còn bọn anh thì khổ, sống chui lủi, đi đâu cũng sợ bắt". Khi tôi nhập cảnh vào Malaysia, hải quan không dễ dàng gì với một cô gái trẻ đi một mình như tôi. Sau 15 phút vặn vẹo ngược xuôi, xem tất cả giấy tờ liên quan đến chuyến đi mà tôi xuất trình, họ mới cho tôi nhập cảnh. 
Nạn trộm cắp vẫn luôn hoành hành Melaka, trước cửa nhà nghỉ tôi ở, hình ảnh những tên trộm được dán cảnh báo cho khách du lịch biết. Trên các bức tường cũ cũng có những bức hình tương tự. Cho dù người ta có sơn sửa, tô điểm cho cố đô này rực rỡ bao nhiêu, thì những vết ố loang lổ cũng không bao giờ giấu được.
Hành trình dọc eo biển Melaka - Kỳ 1: Thành phố 'ngủ' - ảnh 7Ở Melaka, bồ câu đông hơn người
Hành trình dọc eo biển Melaka - Kỳ 1: Thành phố 'ngủ' - ảnh 8Bình yên
Hành trình dọc eo biển Melaka - Kỳ 1: Thành phố 'ngủ' - ảnh 9Biển hiệu của nhà nghỉ theo mô hình tự phục vụ
Những sắc màu trong bức hình mà tôi ghi lại có điều gì đó u buồn, giống như việc người ta cố làm cho Melaka vui trong tiếng nhạc xập xình từ xe chở khách khắp thành phố. Và giữa chốn yên ắng này, đâu đó đàn bồ câu hàng trăm con đứng thẫn thờ, trong năm tháng hòa bình của Melaka.

 Lãng đãng Penang

(iHay) Chuyến xe cuối cùng của ngày từ Melaka đi Penang khởi hành lúc 11 giờ đêm. Tôi đã cố đi chuyến muộn nhất để tiết kiệm cho mình một đêm khách sạn. Nhưng cái đêm ngủ không tròn giấc trên xe ghế ngồi ấy đã khiến toàn thân tôi bải hoải...


Hành trình dọc eo biển Melaka - Kỳ 2: Lãng đãng Penang - ảnh 1Phố cổ Georgetown trên đảo Penang
Người ta đã không cho tôi lên xe khi xuất bến vì tôi mua vé thông qua đại lý vé, mã vé không giống với vé họ bán cho hành khách. Một sai lầm trong chuyến đi này của tôi là đã quá cẩn thận: mua vé trước qua đại lý vé, để vé bị đắt hơn. Lằng nhằng mãi tôi mới được lên xe sau khi chạy ngược xuôi lúc đêm hôm tìm sự trợ giúp của các quầy vé, mà toàn nhận được sự từ chối. Tôi đã tưởng mình bị bỏ lại đêm ấy giữa bến xe Melaka.
Cho đến khi tỉnh dậy, thấy mình đang đi trên cây cầu dài từ đất liền nối với đảo, tôi mới yên tâm rằng mình đã đến Penang. Phố cổ hiện ra trước mắt, tôi ở trọ trong một "khách sạn tự phục vụ" với phòng mini, giường tầng bằng sắt ở ngay trung tâm.
Ở Malaysia, hình thức này khá phổ biến, nghĩa là khi làm thủ tục thuê phòng, chủ nhà sẽ giao cho bạn chìa khóa phòng, bạn ở một giường trong phòng có bốn giường. Đi khóa về mở, kể cả cổng chính, không có nhân viên trong suốt thời gian lưu trú, nước nóng và thông tin ở quầy, hàng ngày họ dọn vệ sinh một lần. Hình thức nhà trọ này rất thuận tiện vì nó thường nằm ở khu phố chính, giá rẻ, chỉ khoảng 12 - 15 RM/người trong một đêm.
Hành trình dọc eo biển Melaka - Kỳ 2: Lãng đãng Penang - ảnh 2
Hành trình dọc eo biển Melaka - Kỳ 2: Lãng đãng Penang - ảnh 3Penang ngập tràn sắc trắng
Penang, thành phố cổ với những công trình hơi hướng Anh quốc trắng muốt hiện ra, lãng đãng trong màu sương sớm. Tôi yêu thích Penang hơn cả không phải là ở những bức hình vẽ trên tường xuất hiện khắp nơi, cũng không phải ở trang trại bướm, chùa rắn hay những bãi biển dài trong xanh diệu kỳ. 
Tôi yêu thích Penang vì có thành phố di sản trung tâm Georgetown đủ rộng và dễ mến, để khách du lịch có thể dành trọn 2 ngày đạp xe vòng quanh, thi thoảng dừng lại bên những xe hàng rong ven đường bán đồ ăn, nước uống giá rẻ. Ẩm thực đường phố Penang làm người ta nhớ đến hương vị phảng phất trong những món ăn Hồng Kông và pha chút sắc màu của ẩm thực Hindu.
Tôi đến Penang vào thứ 6, không may mắn có rất nhiều thánh đường ở phố cổ đóng cửa, không phục vụ khách du lịch. Đặc sản của Penang là nhà thờ của rất nhiều tôn giáo xen kẽ nhau, sống hòa hợp trên đảo. Điểm chung duy nhất mà những công trình kiến trúc Hồi giáo, Hindu giáo, Thiên chúa giáo ở Penang là sắc trắng tinh tươm, mà khi đến gần, bạn chỉ sợ mình chạm tay vào sẽ làm bẩn bức tường.
Bụi thời gian cũng che phủ lên những con phố cổ. Đất nước Malaysia bé nhỏ đã không biết bao lần bị chia năm xẻ bảy cũng chỉ vì eo biển trọng yếu Melaka, nơi tàu bè giao thương và tàu quân sự.
Hành trình dọc eo biển Melaka - Kỳ 2: Lãng đãng Penang - ảnh 4Một cửa hàng bán đồ cho khách du lịch 
Hành trình dọc eo biển Melaka - Kỳ 2: Lãng đãng Penang - ảnh 5Bức vẽ nổi tiếng nhất Penang
Khi người Trung Quốc phát hiện ra hòn đảo này, họ đặt tên cho nó cái tên là Pulo Pinang (có nghĩa là quả cau) - một hòn đảo lớn không người ở. Đến thế kỷ 18, đảo bị thực dân Anh chiếm đóng.
Màu trắng của Penang gần như là sự vớt vát của thành phố với sự phát triển chóng mặt của đô thị, họ cố giữ gìn những giá trị bản sắc về giao thoa văn hóa Trung hoa, bản địa và ngoại lai, như một cách phát triển du lịch. Penang không cổ xưa bằng Melaka, nhưng nó lại có cái tươi mới của một hòn đảo cố gắng gìn giữ những giá trị di sản cho đời sau. Tôi thích cuộc sống ở Penang, cách mà những người dân dễ mến hướng dẫn tận tình khi tôi đạp xe lạc ra xa khu trung tâm, cách họ rót cho tôi một tách trà ấm khi tôi đứng trú mưa trước hiên nhà của họ.
Khi người châu Âu đến xâm chiếm mảnh đất này, họ gọi những người bản địa là những kẻ da màu, những người ăn lông ở lỗ khi ăn uống bằng tay và làm mọi thứ bằng tay. Họ ra sức bóc lột những kẻ da màu trong đồn điền, công trường. Có lẽ vì sự cam chịu, mà tôi thấy trong mắt những người dân Penang có một sự chân thành. Nỗi sợ hãi về những người đàn ông gốc Ấn và đạo Hồi dường như biến mất.
Hành trình dọc eo biển Melaka - Kỳ 2: Lãng đãng Penang - ảnh 6Phố nhỏ trước cơn mưa
Hành trình dọc eo biển Melaka - Kỳ 2: Lãng đãng Penang - ảnh 7Trước cửa tiệm bánh bao nổi tiếng ở Penang
Tiểu khu Ấn nằm tách biệt với các công trình kiến trúc tiêu biểu ở Penang, tôi dễ dàng tìm được đến đây bởi mùi hương thơm đượm và mùi gia vị nồng lên từ các khu chợ. Quần áo, trang sức, thực phẩm được bày bán khắp nơi. Trước nhà hàng Hồi giáo trưa thứ 6, hàng trăm con người kiên nhẫn xếp hàng chờ phục vụ. Họ vừa trở về từ buổi lễ trong một nhà thờ đạo Hồi gần đó. Sự sặc sỡ của những con phố trong tiểu khu Ấn đối lập với màu trắng và rêu phong phủ đầy trên tường nhà ở phố người Hoa.
Tôm – bạn tôi nói đúng, người ta dễ yêu ở Penang, bởi ở đây có hẳn một con đường có tên Tình yêu (Love St.) nằm ngay trong khu phố cổ với những quán cà phê xinh xắn, ban công đầy nắng hướng ra đường, những khách sạn giá rẻ trang trí đẹp mắt dành cho dân du lịch bụi, những hàng lưu niệm bán đồ thủ công tinh tế…
Tôi đã tìm thấy một con phố có tên Mới kết hôn (Just Married) với những tòa nhà đổ nát đang dần được đập phá đi để xây mới. Có quá nhiều ngôi nhà bỏ hoang ở Penang, giống như Melaka, nhưng cũng có những người không có một mái nhà tử tế để sống qua ngày. Đó là cuộc sống!
Hành trình dọc eo biển Melaka - Kỳ 2: Lãng đãng Penang - ảnh 8Con phố có tên Mới kết hôn (Just Married)
Không biết có phải khập khiễng không, khi người ta gọi phố cổ Georgetown là thành phố di sản còn toàn đảo Penang lại mang cái tên "hòn ngọc của phương Đông". Một di sản có mài giũa đến đâu, có thăng trầm theo thời gian ra sao thì sẽ mãi mãi là di sản, nó chỉ trở thành một thứ cũ đi, cổ kính hơn chứ không thể thành ngọc.
Penang sở hữu những khu bảo tồn thiên nhiên lớn, trang trại bướm là đặc sản du lịch mà không ai từng đến đây không ghé qua. Tôi có lẽ là kẻ hiếm hoi không thích thú với những điều ấy, như việc không muốn dành thời gian cho những bãi biển cát trắng, nắng vàng nhưng lại hạn chế du khách mặc bikini dạo quanh bãi tắm công cộng.
Đất nước đạo Hồi là thế, cho dù có được phép mặc nhưng chẳng một cô gái nào cảm thấy không thoải mái khi biết có hàng nghìn con mắt nhìn mình. Thế giới của phụ nữ đạo Hồi là đằng sau chiếc khăn trùm đầu. So với các nước đạo Hồi hà khắc ở Trung Đông xa xôi, phụ nữ ở Malaysia còn may mắn hơn rất nhiều, ít nhất họ không bị xã hội bó buộc trong những chiếc hijab màu đen tuyền từ đầu đến chân, chỉ hở mỗi cặp mắt.
Những công trình kiến trúc như ngôi đền Phật giáo Kek Lok Si tọa lạc trên một quả đồi ở phía bắc với lối kiến trúc giao thoa giữa văn hóa Trung hoa và các nền văn hóa khác. Ngôi đền Thánh Mẫu, nhà thờ gia tộc Khoo Kongsi, dinh thự Cheong Fatt Tze của người Hoa, chùa Phật giáo Thái Lan Wat Chayamangkalaram... đã tạo cho phố cổ Penang những giá trị văn hóa nhất định, hài hòa mà không mất đi bản sắc gốc.
Hành trình dọc eo biển Melaka - Kỳ 2: Lãng đãng Penang - ảnh 9Nhà thờ Hindu 
Hành trình dọc eo biển Melaka - Kỳ 2: Lãng đãng Penang - ảnh 10Thánh đường Hồi giáo
Buổi tối, trên những con phố nhỏ, những hàng quán ven đường trở nên tấp nập, rộn rã. Người Penang không có thói quen ăn uống ở nhà, có thể vì họ bận. Nhưng tôi nghĩ vì ẩm thực đường phố quá ngon và tiện lợi. Người ta có thể ăn được mọi món ngon trên thế giới tại Penang, nhưng món ăn vặt nổi tiếng như hokkien mee, hủ tiếu, hoành thánh, bánh cuốn, chè sendo, tàu phớ… đều có ở Penang. 
Cũng như việc bạn có thể đi bộ xuyên rừng, leo núi, dã ngoại, tắm biển, lướt sóng… ở Penang. Chính đặc thù địa lý đa dạng đó đã mang đến cho hòn đảo này một không gian ẩm thực đa sắc thái.
Hành trình dọc eo biển Melaka - Kỳ 2: Lãng đãng Penang - ảnh 11Chè Malaysia 
Phải nói Malaysia là đất nước làm du lịch rất tốt, thiên nhiên không ưu đãi họ quá nhiều, di sản cũng không quá lâu đời, nhưng khi nhắc đến Malaysia, ai cũng biết đến những cái tên Melaka, Penang, Langkawi, Kinabalu…Và những kẻ tò mò về văn hóa như tôi, sẵn sàng dành nhiều thời gian của bản thân để trải nghiệm.

Langkawi dưới cánh đại bàng

(iHay) Khi ngồi trên xe bus ra sân bay Penang để đến Langkawi, tôi nghĩ nhất định sẽ trở lại Penang...


Hành trình dọc eo biển Melaka - Kỳ 3: Langkawi dưới cánh đại bàng - ảnh 1
Cũng có thể bởi tôi vẫn chưa nếm trọn những món ăn đường phố Penang, đạp xe chưa đủ xa ra ngoài thành cổ. Một chút tiếc nuối đọng lại vì tấm vé hành trình đã đặt. Ai cũng hỏi tại sao tôi không đi tàu biển từ Penang sang Langkawi mà lại chọn máy bay?
Tôi không biết, có thể vì tôi sợ cảm giác chông chênh trên vùng biển chẳng yên bình suốt 3 giờ đồng hồ. Có thể tôi biết, mình sẽ còn đi một hành trình dài trên những chuyến tàu biển rồi cuối cùng mới về nhà... Chuyến bay từ  Penang sang Langkawi chưa đầy 25 phút là chuyến bay ngắn nhất tôi từng đi.  
Langkawi – dưới cánh đại bàng 2Máy bay vừa cất cánh đã xin tín hiệu hạ cánh, Langkawi thật gần
Người ta nói về viên ngọc Langkawi của bang Kedah quá nhiều, sự huyễn hoặc làm tôi tưởng tượng ra một hòn đảo lung linh dưới nắng mặt trời chiều ấy là chốn thiên đường tuyệt trần. Nhưng có thể nó chỉ là chốn thiên đường với dân nghiền mua sắm, bởi mọi thứ ở Langkawi đều miễn thuế.
Ở Langkawi tôi bắt gặp cuộc sống phóng khoáng của các thanh niên Malaysia, một hòn đảo của giới nhà giàu, nơi mà họ có thể tự do lái siêu xe dọc ngang, tiêu tiền thoải mái trong các trung tâm thương mại, ăn uống trong các nhà hàng hải sản đắt tiền.
Đến Langkawi, tôi không ngại ngần vào siêu thị xách một túi toàn bia hảo hạng, thứ xa xỉ bậc nhất ở Malaysia, mà trong suốt hành trình từ Singapore sang đất này, tôi không một lần dám móc hầu bao.
Những đêm ở trong căn phòng gỗ nhìn ra vườn trên đảo là những đêm tôi ngủ ngon giấc nhất. Tôi không phải lo nghĩ ngày mai mình sẽ bắt xe bus nào để di chuyển, giờ giấc ra sao, tham quan những đâu. Tôi định dành cho Langkawi những ngày bình yên tắm biển, nghỉ ngơi trước khi bước chân tiếp sang đất Thái Lan. Langkawi là quần đảo gồm 99 hòn đảo, cách đất liền 30km nhưng lại sát với biên giới Thái Lan.
Langkawi – dưới cánh đại bàng 3
Langkawi – dưới cánh đại bàng 4
Langkawi – dưới cánh đại bàng 5
Tôi đã mơ về những bãi biển dài có cát trắng tinh, nhưng thứ tôi nhận được ở Penang là những hòn đảo đá, hiếm cát, không bãi tắm, rất nhiều khỉ, đại bàng, sóc. Chúng ở khắp mọi nơi, trong khách sạn, ngoài bờ biển, các đảo du lịch. Thú vị là bạn có thể nhìn thấy biển cảnh báo “Không cho khỉ ăn, đừng làm hư chúng” ở khắp mọi nơi trên đảo.
Tên gọi Langkawi là kết hợp của hai từ: "Lang" và "Kawi". "Lang" là từ gốc tiếng Malaysia, trong từ helang, nghĩa là đại bàng. Trong quá khứ, quần đảo này là nơi cư ngụ của vô số đại bàng. Ngày nay, vẫn còn một số đảo có nhiều đại bàng và là điểm đến ưa thích của du khách.
Học giả Tun Mohamed Zahir trong cuốn sách Những huyền thoại của Langkawi (The Legends of Langkawi) lại cho rằng tên Langkawi có gốc từ tiếng Ấn Độ cổ Sanskrit; trong đó "langka" là đẹp và "wi" là vô cùng.
Tôi thấy quần đảo này có nét gì đó tương đồng với Vịnh Hạ Long ở Việt Nam, ở cảnh sắc, kiến tạo địa chất cũng như văn hóa. Điều khác biệt của Langkawi có lẽ chính là từng đàn đại bàng đỏ nâu, đen tuyền sà xuống sông nhặt cá và mực do du khách ném ra.
Langkawi – dưới cánh đại bàng 6
Lịch sử của hòn đảo gắn với tên tuổi của một người phụ nữ đã bị xử tử oan vì bị nghi phạm tội ngoại tình, đó là Mahsuri. Theo lời nguyền của Mahsuri, liên tiếp trong bảy thế hệ, hòn đảo này luôn có chiến tranh, xung đột. Những cuộc chiến qua đi, đảo trở lại yên bình dưới thời của Sultanate của Kedah. Hết Xiêm đến Anh, cuối cùng Langkawi cũng được hòa bình khi Malaysia được Anh trao trả độc lập.
Langkawi – dưới cánh đại bàng 7
Buổi sáng, tôi đứng trước khách sạn chờ xe của công ty du lịch tư nhân đến đón mình đi thăm các đảo chính, câu cá, xem đại bàng, cho khỉ ăn… Những quầy thông tin du lịch ngập tràn trên tuyến phố chính của bãi biển Pantai Cenang, tôi dễ dàng chọn cho mình một tour giá rẻ từ đêm hôm trước.
Khách du lịch chủ yếu là khách nội địa, Trung Quốc, các nước Hồi giáo. Văn hóa đạo Hồi khiến cho những bãi biển của Langkawi lặng lẽ hơn, ngay cả khi đêm xuống. Không có múa lửa, quán bar mở cửa suốt đêm như những hòn đảo thuộc Thái Lan, cách đó vẻn vẹn 45 phút đi tàu thủy.
Khách du lịch (trừ khách Âu và các nước không theo văn hóa Hồi giáo ) đến đảo ít tắm biển. Thường chỉ là một vài phụ nữ đạo hồi mặc nguyên bộ hijab, diện nguyên khăn trùm đầu, ùa xuống biển vui đùa. Họ chỉ mặc bikini ở bên trong trang phục truyền thống.
Langkawi – dưới cánh đại bàng 8
Trong những tour du lịch đắt khách không ưu tiên cho việc tắm biển ấy, tôi được tham quan những hòn đảo đẹp nhất của Langkawi, nhưng bãi tắm thì khá thất vọng. Họ tập trung xây những cây cầu đi bộ để khách du lịch dạo ngắm biển, làm các con đường vòng quanh hang đá. Giữa đảo, bước qua rất nhiều bậc thang như leo lên núi, rồi bước xuống, tôi bắt gặp một hồ xanh trong nằm trọn ở giữa.
Langkawi – dưới cánh đại bàng 9
Langkawi rộng gần 500 km2, một hòn đảo khá lớn, nhưng không có phương tiện giao thông công cộng. Muốn di chuyển, du khách có thể thuê siêu xe, ô tô tự lái, xe máy.. hoặc đi taxi. Taxi ở Langkawi có giá cố định cho các chặng, ví dụ từ sân bay về bãi biển Pantai Tennang tôi mua một tấm vé ở quầy thông tin, và cứ thế lên taxi. Kuah, ở phía góc đông nam của đảo, là khu phố chính và cũng là nơi đến của những chuyến phà, là nơi tập trung buôn bán của những thương nhân gốc Hoa, và là trung tâm hành chính, kinh tế của toàn đảo.
Ngày cuối cùng ở Langkawi, tôi đứng xếp hàng mua vé tàu cao tốc, từ vùng biển này, tôi tiếp tục hành trình của mình đến những bãi biển khác, hòn đảo khác, ở một đất nước khác, dài và xa hơn có tên Thái Lan.

Thông tin hữu ích

Di chuyển: Từ Việt Nam, có rất nhiều hãng hàng không có chuyến bay thẳng đến Malaysia như Vietnam Airlines, Air Asia, Malaysia Airlines... Từ thủ đô Kuala Lumpur bạn có thể đi xe khách đến Melaka ( 150km ), rồi từ Melaka có thể bay đến các đảo Penang, Langkawi.

Hoặc bạn có thể quay ngược trở lại thủ đô, bay tiếp đi Penang, Langkawi, hoặc cũng có thể sử dụng xe khách cao cấp để tiết kiệm chi phí. Từ Sài Gòn, hiện nay đã có đường bay thẳng tới Joho Baru, thành phố lớn nhất phía nam Malaysia.

Thời tiết: Vì gần với đường xích đạo nên thời tiết ở đây khá nóng, nhiệt độ trung bình từ 20-30oC. Tuy nhiên, giống với hầu hết các nước Đông Nam Á, thường ít có ánh nắng mặt trời vào mùa gió mùa từ tháng 11 đến tháng 2 hàng năm, phía tây Malaysia không bị ảnh hưởng bởi mưa bão như phía đông nên bạn có thể du lịch quanh năm, mưa nhanh tạnh.

Các điểm tham quan tiêu biểu ở bờ biển phí tây là:  Melaka, Kuala Lumpur, Penang, Langkawi

Vật dụng mang theo: Khi du lịch ở Malaysia nên mang theo quần áo nhẹ, thoáng, nhất là các chất cotton, đồ tắm biển. Nếu đến những vùng núi cao hoặc cao nguyên, cần mang theo những chiếc áo len mỏng hoặc áo khoác mỏng vì ở đây trời thường trở lạnh vào buổi tối. Bạn cũng nhớ mang theo kem chống nắng hoặc những chiếc ô nhỏ, kem chống muỗi là vật dụng cần thiết.

Đơn vị tiền tệ là của Malaysia là Ringit Malaysia (RM). 1RM tương đương 7.000VNĐ. Chi phí sinh hoạt ở Malaysia giá chấp nhận được, mặt bằng chung không cao hơn du lịch Việt Nam. Tổng chuyến đi 10 ngày của tôi hết khoảng 10 triệu đồng.
Phượt ký của Chipchina

Những câu chuyện kể bên bờ đông Melaka 


TTO - Bên bờ đông sông Melaka, thành phố trở thành điểm đến của nhiều du khách bởi vô số công trình kiến trúc có tuổi đời hàng trăm năm mang phong cách châu Âu cổ kính, in đậm dấu ấn “thuộc địa”.
Những chiếc xe hoa độc đáo trên đường phố Melaka - Ảnh: Thủy Trần
Những chiếc xe hoa độc đáo trên đường phố Melaka - Ảnh: Thủy Trần
Nổi bật ngay trung tâm phố cổ là quảng trường Hà Lan với tòa thị chính Stadthuys và nhà thờ đỏ cùng với tháp đồng hồ, đài phun nước, cối xay gió. Điểm đến cuốn hút bởi các công trình này đều được sơn màu hồng đỏ bắt mắt.
Bờ đông - dấu ấn châu Âu
Tòa thị chính Stadthuys là công trình kiến trúc lâu đời nhất ở phương Đông của người Hà Lan với các cánh cửa to lớn vững chãi và những ô cửa sổ có mái che điển hình, được xây dựng vào khoảng những năm 1641-1660.
Trong vòng 300 năm, Stadthuys luôn được sử dụng làm tổng hành dinh quyền lực của chính quyền thành phố, đến năm 1982 mới chuyển đổi thành một bảo tàng lịch sử.

   Quảng trường hồng đỏ rực rỡ và ấm áp của Melaka - Ảnh: Thủy Trần
Quảng trường hồng đỏ rực rỡ và ấm áp của Melaka - Ảnh: Thủy Trần

   Nhà thờ đỏ Christ Church Melaka - Ảnh: Thủy Trần
Nhà thờ đỏ Christ Church Melaka - Ảnh: Thủy Trần
Nhà thờ đỏ Melaka được xây hoàn toàn bằng gạch đỏ mang sang từ vùng Zeeland của Hà Lan với thiết kế đơn giản nhưng xinh xắn. Bên trong xếp những băng ghế dài màu tối, không gian ấm cúng và việc thiếu một chút ánh sáng lại khiến những bức tranh kính trên cửa sổ trở nên nổi bật và bí ẩn.
Xung quanh khu vực quảng trường luôn có rất nhiều xe xích lô được trang hoàng rực rỡ vừa khoa trương hào nhoáng, vừa mộc mạc đáng yêu trong tiếng nhạc rộn ràng.
Ngay gần đài phun nước mang phong cách châu Âu là tháp đồng hồ Tang Beng Swee được xây bởi một người Trung Quốc có tên là Tan Jiak Kim thuộc thế hệ thứ ba của một gia đình giàu có lâu đời tại Melaka.

    Du khách ngồi ghi chép trước tháp đồng hồ Tang Beng Swee - Ảnh: Thủy Trần
 Du khách ngồi ghi chép trước tháp đồng hồ Tang Beng Swee - Ảnh: Thủy Trần
Vào thế kỷ 16 (1511) các hạm đội Bồ Đào Nha dưới sự chỉ huy của Alfonso Albuquerquer đã tiến đánh và xâm lược thành công vương quốc Hồi giáo Malacca.
Để củng cố lợi ích và chống lại sự xâm lược từ bên ngoài, Alfonso đã sử dụng 1.500 nô lệ để xây dựng pháo đài A Famosa như một thành trì xung quanh một ngọn đồi gần biển.
Năm 1641 người Hà Lan giành quyền kiểm soát Malacca và đến năm 1795 nó lại rơi vào tay người Anh.
Sự biến động qua các cuộc chiến đã xóa sổ phần lớn công trình kiến trúc của A Famosa, chỉ còn sót lại một tháp canh đổ nát dưới chân đồi đặt nhà thờ thánh Paul, những khẩu pháo thần công cổ xưa và bức tường thành loang lổ.

   Tháp canh còn sót lại của pháo đài A Famosa - Ảnh: Thủy Trần
Tháp canh còn sót lại của pháo đài A Famosa - Ảnh: Thủy Trần
Di tích nhà thờ thánh Paul cũng là một nơi gắn bó với nhiều lịch sử biến động của thành phố. Trước khi người Bồ Đào Nha tới, đây chỉ là một ngọn đồi mang tên thành phố. Năm 1521, Duarte Coelho đã xây dựng trên đỉnh đồi một nhà nguyện thánh mẫu nhỏ.
Francis Xavier - một tu sĩ Công giáo tiên phong ở phương Đông - từng được chôn cất tại giáo đường này trong chín tháng trước khi được đưa về lưu giữ ở Goa (Ấn Độ).
Năm 1952, một bức tượng của Francis Xavier đã được xây dựng để tưởng nhớ sự ra đi của vị thánh, nhưng vào buổi sáng sau ngày thánh hiến, một cành cây rơi xuống đã làm gãy bàn tay phải của tượng và người ta quyết định để nguyên bức tượng với một chiếc tay bị cắt cụt.

   Nhà thờ thánh Paul - Ảnh: Thủy Trần
Nhà thờ thánh Paul - Ảnh: Thủy Trần
Khi người Hà Lan chiếm được Malacca, họ đã sửa chữa nhà nguyện thánh mẫu kể trên, đổi tên thành nhà thờ St. Paul và biến thành nhà thờ của mình trong vòng hơn 100 năm cho đến khi họ tự xây dựng riêng nhà thờ đỏ Christ Church dưới chân đồi.
Nhà thờ St. Paul đã bị lãng quên và mất tháp canh cho tới khi người Anh đến và biến nó thành kho thuốc súng, thêm vào phía trước một ngọn hải đăng thay vì dùng nó theo đúng chức năng. 

   Những bức tường mạnh mẽ của nhà thờ đã mất mái - Ảnh: Thủy Trần
Những bức tường mạnh mẽ của nhà thờ đã mất mái - Ảnh: Thủy Trần
Tôi ghé qua nghĩa trang người Hà Lan, nơi thực tế chỉ có 5 ngôi mộ người Hà Lan và 33 ngôi mộ khác thuộc về người Anh.
Trong số các phần mộ hiện tại, đáng chú ý nhất là ngôi mộ có một cột tròn rất cao khác biệt. Đây là phần mộ mai táng hai quân nhân người Anh đã bị giết trong cuộc chiến giữa người Anh và Naning (1831-1832).
Nghĩa trang người Hà Lan - Ảnh: Thủy Trần
Nghĩa trang người Hà Lan - Ảnh: Thủy Trần
Nhà thờ thánh Francis Xavier được xây dựng  năm 1856 bởi linh mục người Pháp, cha Farve để vinh danh việc truyền đạo của Thánh Francis Xavier.
Trải qua hơn một thế kỷ, nhà thờ có xu thế nghiêng về bên trái nhưng vẫn luôn nổi bật trên bầu trời Melaka với kiến trúc gothic và hai mái chóp trên nóc nhà nhưng lại khá khiêm tốn thu mình nơi góc đường Jalan Laksamana.
Nằm cách cụm di tích châu Âu không xa về phía cửa sông là bảo tàng hàng hải với kiến trúc một con tàu nguyên vẹn, bản sao của “Flora De La Mar” từng bị chìm ngoài biển khơi.
Bảo tàng được đặt ở khu Quayside, cao 34m, rộng 8m và dài 36m, là nơi lưu giữ nhiều hiện vật, cổ vật của Melaka qua các thời kỳ.
Bảo tàng hàng hải ở Quayside - Ảnh: Thủy Trần
Bảo tàng hàng hải ở Quayside - Ảnh: Thủy Trần
Bản giao hưởng sắc màu
Từ trên đỉnh đồi St. Paul, du khách có thể hướng tầm mắt về phía biển. Thành phố dưới chân phồn hoa và rực rỡ. Tháp quay Taming Tari cao 110m xoay vòng 360 độ đưa du khách lên cao dần và ngắm nhìn toàn cảnh Melaka bên bờ eo biển cùng tên lừng danh.
Ngoài những di tích mang đậm nét châu Âu, bờ đông của Melaka cũng có nhiều công trình kiến trúc thuộc về châu Á như cung điện hoàng gia Malacca và khu phố của người Hoa - Bukit China.
Malacca Sultanate Palace là một tuyệt tác của kiến trúc Mã Lai và là bản sao cung điện vương triều Malacca trong quá khứ.
Cung điện được làm hoàn toàn bằng gỗ với kiến trúc mái phức tạp và độc đáo, bên trong là nơi trưng bày hiện vật lịch sử của Bảo tàng Văn hóa Malacca.
Malacca Sultanate Palace - Bảo tàng Văn hóa Melaka - Ảnh: Thủy Trần
Malacca Sultanate Palace - Bảo tàng Văn hóa Melaka - Ảnh: Thủy Trần
Hai ngày để "mẹ la cà" ở Melaka không thể nào là đủ. Mới chỉ dạo bước bên bờ sông ngắm những quán cà phê nhập nhòa trong chiều muộn, chưa kịp khám phá những bức tranh tường nghệ thuật và sống động ẩn nấp đâu đó trên nóc nhà, bờ tường, ô cửa của thị trấn cổ.
Mới chỉ tận hưởng một sáng mai an bình trên khu phố Hoa kiều với những người già trong nhà, ngoài phố lặng lẽ và chậm chạp. Chưa kịp ngồi trên quảng trường đỏ, đọc sách và viết đôi dòng lưu bút về một miền đất chưa kịp thấu hiểu đã phải rời đi...

   Cối xay gió Hà Lan bên dòng sông thơ mộng - Ảnh: Thủy Trần
Cối xay gió Hà Lan bên dòng sông thơ mộng - Ảnh: Thủy Trần

   Những tòa nhà cũng được sơn đỏ cho cùng tông màu “chuẩn” của Melaka - Ảnh: Thủy Trần
Những tòa nhà cũng được sơn đỏ cho cùng tông màu “chuẩn” của Melaka - Ảnh: Thủy Trần
Bảo tàng UMNO Melaka cũng không ngoại lệ và được sơn màu hồng đỏ - Ảnh: Thủy Trần
Bảo tàng UMNO Melaka cũng không ngoại lệ và được sơn màu hồng đỏ - Ảnh: Thủy Trần
THỦY TRẦN

Khám phá Melaka - thành phố “mẹ la cà”


Một góc phố xưa với bức tranh tường ấn tượng mang đầy hơi thở cuộc sống hiện đại - Ảnh: Đức Hùng
Một góc phố xưa với bức tranh tường ấn tượng mang đầy hơi thở cuộc sống hiện đại - Ảnh: Đức Hùng
Nằm hai bên bờ con sông cùng tên đổ ra eo biển Malacca, Melaka là thành phố cổ nhất của Malaysia. Lịch sử thăng trầm đã mang đến cho nơi đây một bức tranh văn hóa đa dạng và sắc màu, kết hợp tinh hoa của nhiều dân tộc.
Trong quá khứ, Melaka từng là thuộc địa của Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh và từng là một hải cảng thương mại sầm uất trên con đường hương liệu trong thế kỷ 15 với sự góp mặt của các thương nhân đến từ Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan và các quốc gia châu Âu khác.
Ngày nay, dấu ấn của lịch sử vẫn hiển hiện rõ nét ở trung tâm phố cổ, nơi dòng Malacca - “Venice của châu Á” lững lờ chảy trôi ra biển với bờ tây - “bức họa đa sắc” và bờ đông - “dấu ấn châu Âu”.
Phố Hoa kiều ở Malacca - Ảnh: Thủy Trần
Phố Hoa kiều ở Malacca - Ảnh: Thủy Trần
Một quán bar trên phố Jonker Street - Ảnh: Thủy Trần
Một quán bar trên phố Jonker Street - Ảnh: Thủy Trần
Đền Cheng Hong Teng - Ảnh: Đức Hùng
Đền Cheng Hong Teng - Ảnh: Đức Hùng
Nhà thờ Hồi giáo Kampung Kling - Ảnh: Đức Hùng
Nhà thờ Hồi giáo Kampung Kling - Ảnh: Đức Hùng
Ngôi đền Sri Poyyatha Vinayagar Moorthi - Ảnh: Đức Hùng
Ngôi đền Sri Poyyatha Vinayagar Moorthi - Ảnh: Đức Hùng
Bảo tàng di sản Baba Nyonya - Ảnh: Thủy Trần
Bảo tàng di sản Baba Nyonya - Ảnh: Thủy Trần
Sông Malacca chia thành phố làm hai nửa đông - tây - Ảnh: Thủy Trần
Sông Malacca chia thành phố làm hai nửa đông - tây - Ảnh: Thủy Trần
“Venice của châu Á” - Ảnh: Thủy Trần
“Venice của châu Á” - Ảnh: Thủy Trần

6 trải nghiệm cho buổi chiều ở thánh địa Melaka

Tại Melaka, du khách sẽ có dịp khám phá các công trình kiến trúc và văn hóa đặc sắc hội tụ từ các nước Bồ Đào Nha, Hà Lan và Trung Quốc xưa.


Melaka, cách thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia 150 km về phía nam. Dưới đây là gợi ý một số trải nghiệm giúp bạn khám phá Melaka chỉ trong vài tiếng đồng hồ.
Dạo quanh quảng trường Hà Lan
Quảng trường Hà Lan gây ấn tượng với du khách bởi những công trình kiến trúc màu đỏ hồng đặc trưng, nằm yên bình bên con sông Melaka. Bạn có thể tản bước trên những con đường lát gạch đỏ quanh khu vực quảng trường để khám phá các công trình có từ thế kỷ 17 như nhà thờ Thiên chúa giáo, Tháp đồng hồ Melaka… Phía trước nhà thờ có đài phun nước với cột đá cao chạm khắc theo kiểu Anh – công trình tưởng niệm Nữ hoàng Victoria và bên kia đường là cối xay gió. Bạn sẽ có cảm giác như đặt chân đến đất nước “cối xay gió” giữa lòng thành cổ Melaka.
Nha-tho-Thien-chua-giao-Melaka-9417-4211
Nhà thờ Thiên chúa giáo Melaka ở Quảng trường Hà Lan. Ảnh: Phan Ngọc Hạnh.
Ngắm di tích pháo đài cổ Famosa
Rời quảng trường Hà Lan, bạn đi bộ môt đoạn ngang qua đồi Trung Hoa để đến di tích Pháo đài cổ Famosa do người Bồ Đào Nha xây dựng từ thế kỷ 16. Mặc dù công trình bị phá hủy khá nhiều trong thế kỷ 19 song đến nay, tàn tích còn sót lại vẫn thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới đến tham quan. Gần di tích là một dãy các bảo tàng như bảo tàng Hải dương học – mô phỏng hình chiếc thuyền dài 30 m với ý nghĩa ghi dấu cuộc thông thương đầu tiên nơi đây, bảo tàng công nghệ Umno…
Tản bộ trên phố Jonker Walk
Jonker Walk chỉ là một khu nhỏ nhưng được mệnh danh là "linh hồn của Melaka" với vài dãy phố cùng những ngôi nhà di sản có từ thế kỷ 17. Du khách sẽ được tận hưởng không gian thanh bình khi tản bộ dọc trên phố, ghé vào các cửa hàng bán đồ cổ, thủ công mỹ nghệ và quà lưu niệm. Bạn đừng quên lưu lại vài kiểu ảnh kỷ niệm độc đáo với phông nền là các ngôi nhà cổ hàng trăm năm.
Ngồi xích lô đi một vòng phố cổ
Tập trung ở khu vực quảng trường có hàng chục chiếc xích lô ba bánh với tên gọi Trishaw. Xe được trang trí bằng các loại hoa rực rỡ, những nhân vật trong phim hoạt hình và dây đèn đủ màu. Nếu yêu thích truyện cổ tích, bạn có thể du ngoạn một vòng thành cổ trên chiếc xe trang trí hình công chúa tuyết, mèo Kitty, chuột Mickey hoặc vịt Donald. Nếu yêu hoa, bạn có thể chọn một chiếc xe kết đầy hoa đủ màu đi khắp nẻo đường phố trong 30 phút. Tiếng nhạc sôi động phát ra từ những chiếc trishaw ắt hẳn khiến bạn thích thú.
Xich-lo-ba-banh-Trishaw-tren-d-1544-6423
Xích lô ba bánh Trishaw trên đường phố Malacca. Ảnh: Phan Ngọc Hạnh.
Thăm ngôi đền Trung Hoa cổ nhất
Cheng Hoon Teng là ngôi đền cổ nhất của Trung Quốc ở Melaka, được xây dựng vào những năm 1600, nằm ngay giữa phố Jonker Walk. Khi vùng đất Melaka còn là thuộc địa của Bồ Đào Nha và Hà Lan, ngôi đền vừa phục vụ nhu cầu tôn giáo của cộng đồng, vừa là trung tâm hành chính. Hiện nay, đền là nơi thờ đa tôn giáo như Khổng giáo, Lão giáo và Phật giáo. Cheng Hoon Teng mở cửa cho du khách tham quan từ 7h đến 19h. Đối diện đền thờ, bạn sẽ thấy một ngôi nhà sàn bằng gỗ nâu đỏ của người Mã Lai cổ xưa.
Lang thang khu chợ địa phương
Một trong những cách tốt nhất để trải nghiệm văn hóa bản địa là ghé vào các khu chợ đêm nhộn nhịp ở Melaka. Tuy gọi là chợ đêm nhưng khu chợ ở Melaka bày bán từ buổi chiều. Du khách có thể chọn cho nhiều món quà lưu niệm với giá cả phải chăng. Khi thấm mệt có thể tạt ngang vào các gian hàng bày bán món ăn vặt ngon bổ rẻ.
Phan Ngọc Hạnh

Những câu chuyện kể bên bờ đông Melaka 

29/05/2015 15:11 GMT+7
undefined

TTO - Bên bờ đông sông Melaka, thành phố trở thành điểm đến của nhiều du khách bởi vô số công trình kiến trúc có tuổi đời hàng trăm năm mang phong cách châu Âu cổ kính, in đậm dấu ấn “thuộc địa”.

Những chiếc xe hoa độc đáo trên đường phố Melaka - Ảnh: Thủy Trần
Nổi bật ngay trung tâm phố cổ là quảng trường Hà Lan với tòa thị chính Stadthuys và nhà thờ đỏ cùng với tháp đồng hồ, đài phun nước, cối xay gió. Điểm đến cuốn hút bởi các công trình này đều được sơn màu hồng đỏ bắt mắt.
Bờ đông - dấu ấn châu Âu
Tòa thị chính Stadthuys là công trình kiến trúc lâu đời nhất ở phương Đông của người Hà Lan với các cánh cửa to lớn vững chãi và những ô cửa sổ có mái che điển hình, được xây dựng vào khoảng những năm 1641-1660.
Trong vòng 300 năm, Stadthuys luôn được sử dụng làm tổng hành dinh quyền lực của chính quyền thành phố, đến năm 1982 mới chuyển đổi thành một bảo tàng lịch sử.
Quảng trường hồng đỏ rực rỡ và ấm áp của Melaka - Ảnh: Thủy Trần
Nhà thờ đỏ Christ Church Melaka - Ảnh: Thủy Trần
Nhà thờ đỏ Melaka được xây hoàn toàn bằng gạch đỏ mang sang từ vùng Zeeland của Hà Lan với thiết kế đơn giản nhưng xinh xắn. Bên trong xếp những băng ghế dài màu tối, không gian ấm cúng và việc thiếu một chút ánh sáng lại khiến những bức tranh kính trên cửa sổ trở nên nổi bật và bí ẩn.
Xung quanh khu vực quảng trường luôn có rất nhiều xe xích lô được trang hoàng rực rỡ vừa khoa trương hào nhoáng, vừa mộc mạc đáng yêu trong tiếng nhạc rộn ràng.
Ngay gần đài phun nước mang phong cách châu Âu là tháp đồng hồ Tang Beng Swee được xây bởi một người Trung Quốc có tên là Tan Jiak Kim thuộc thế hệ thứ ba của một gia đình giàu có lâu đời tại Melaka.
 Du khách ngồi ghi chép trước tháp đồng hồ Tang Beng Swee - Ảnh: Thủy Trần
Vào thế kỷ 16 (1511) các hạm đội Bồ Đào Nha dưới sự chỉ huy của Alfonso Albuquerquer đã tiến đánh và xâm lược thành công vương quốc Hồi giáo Malacca.
Để củng cố lợi ích và chống lại sự xâm lược từ bên ngoài, Alfonso đã sử dụng 1.500 nô lệ để xây dựng pháo đài A Famosa như một thành trì xung quanh một ngọn đồi gần biển.
Năm 1641 người Hà Lan giành quyền kiểm soát Malacca và đến năm 1795 nó lại rơi vào tay người Anh.
Sự biến động qua các cuộc chiến đã xóa sổ phần lớn công trình kiến trúc của A Famosa, chỉ còn sót lại một tháp canh đổ nát dưới chân đồi đặt nhà thờ thánh Paul, những khẩu pháo thần công cổ xưa và bức tường thành loang lổ.
Tháp canh còn sót lại của pháo đài A Famosa - Ảnh: Thủy Trần
Di tích nhà thờ thánh Paul cũng là một nơi gắn bó với nhiều lịch sử biến động của thành phố. Trước khi người Bồ Đào Nha tới, đây chỉ là một ngọn đồi mang tên thành phố. Năm 1521, Duarte Coelho đã xây dựng trên đỉnh đồi một nhà nguyện thánh mẫu nhỏ.
Francis Xavier - một tu sĩ Công giáo tiên phong ở phương Đông - từng được chôn cất tại giáo đường này trong chín tháng trước khi được đưa về lưu giữ ở Goa (Ấn Độ).
Năm 1952, một bức tượng của Francis Xavier đã được xây dựng để tưởng nhớ sự ra đi của vị thánh, nhưng vào buổi sáng sau ngày thánh hiến, một cành cây rơi xuống đã làm gãy bàn tay phải của tượng và người ta quyết định để nguyên bức tượng với một chiếc tay bị cắt cụt.
Nhà thờ thánh Paul - Ảnh: Thủy Trần
Khi người Hà Lan chiếm được Malacca, họ đã sửa chữa nhà nguyện thánh mẫu kể trên, đổi tên thành nhà thờ St. Paul và biến thành nhà thờ của mình trong vòng hơn 100 năm cho đến khi họ tự xây dựng riêng nhà thờ đỏ Christ Church dưới chân đồi.
Nhà thờ St. Paul đã bị lãng quên và mất tháp canh cho tới khi người Anh đến và biến nó thành kho thuốc súng, thêm vào phía trước một ngọn hải đăng thay vì dùng nó theo đúng chức năng. 
Những bức tường mạnh mẽ của nhà thờ đã mất mái - Ảnh: Thủy Trần
Tôi ghé qua nghĩa trang người Hà Lan, nơi thực tế chỉ có 5 ngôi mộ người Hà Lan và 33 ngôi mộ khác thuộc về người Anh.
Trong số các phần mộ hiện tại, đáng chú ý nhất là ngôi mộ có một cột tròn rất cao khác biệt. Đây là phần mộ mai táng hai quân nhân người Anh đã bị giết trong cuộc chiến giữa người Anh và Naning (1831-1832).
Nghĩa trang người Hà Lan - Ảnh: Thủy Trần
Nhà thờ thánh Francis Xavier được xây dựng  năm 1856 bởi linh mục người Pháp, cha Farve để vinh danh việc truyền đạo của Thánh Francis Xavier.
Trải qua hơn một thế kỷ, nhà thờ có xu thế nghiêng về bên trái nhưng vẫn luôn nổi bật trên bầu trời Melaka với kiến trúc gothic và hai mái chóp trên nóc nhà nhưng lại khá khiêm tốn thu mình nơi góc đường Jalan Laksamana.
Nằm cách cụm di tích châu Âu không xa về phía cửa sông là bảo tàng hàng hải với kiến trúc một con tàu nguyên vẹn, bản sao của “Flora De La Mar” từng bị chìm ngoài biển khơi.
Bảo tàng được đặt ở khu Quayside, cao 34m, rộng 8m và dài 36m, là nơi lưu giữ nhiều hiện vật, cổ vật của Melaka qua các thời kỳ.
Bảo tàng hàng hải ở Quayside - Ảnh: Thủy Trần
Bản giao hưởng sắc màu
Từ trên đỉnh đồi St. Paul, du khách có thể hướng tầm mắt về phía biển. Thành phố dưới chân phồn hoa và rực rỡ. Tháp quay Taming Tari cao 110m xoay vòng 360 độ đưa du khách lên cao dần và ngắm nhìn toàn cảnh Melaka bên bờ eo biển cùng tên lừng danh.
Ngoài những di tích mang đậm nét châu Âu, bờ đông của Melaka cũng có nhiều công trình kiến trúc thuộc về châu Á như cung điện hoàng gia Malacca và khu phố của người Hoa - Bukit China.
Malacca Sultanate Palace là một tuyệt tác của kiến trúc Mã Lai và là bản sao cung điện vương triều Malacca trong quá khứ.
Cung điện được làm hoàn toàn bằng gỗ với kiến trúc mái phức tạp và độc đáo, bên trong là nơi trưng bày hiện vật lịch sử của Bảo tàng Văn hóa Malacca.
Malacca Sultanate Palace - Bảo tàng Văn hóa Melaka - Ảnh: Thủy Trần
Hai ngày để "mẹ la cà" ở Melaka không thể nào là đủ. Mới chỉ dạo bước bên bờ sông ngắm những quán cà phê nhập nhòa trong chiều muộn, chưa kịp khám phá những bức tranh tường nghệ thuật và sống động ẩn nấp đâu đó trên nóc nhà, bờ tường, ô cửa của thị trấn cổ.
Mới chỉ tận hưởng một sáng mai an bình trên khu phố Hoa kiều với những người già trong nhà, ngoài phố lặng lẽ và chậm chạp. Chưa kịp ngồi trên quảng trường đỏ, đọc sách và viết đôi dòng lưu bút về một miền đất chưa kịp thấu hiểu đã phải rời đi...
Cối xay gió Hà Lan bên dòng sông thơ mộng - Ảnh: Thủy Trần
Những tòa nhà cũng được sơn đỏ cho cùng tông màu “chuẩn” của Melaka - Ảnh: Thủy Trần
Bảo tàng UMNO Melaka cũng không ngoại lệ và được sơn màu hồng đỏ - Ảnh: Thủy Trần
THỦY TRẦN



Không có nhận xét nào: