Mỗi khu phố cổ mang một vẻ đẹp riêng nhưng đều giữ được những nét truyền thống trong văn hóa đón Tết cổ truyền của Trung Quốc.
Phố cổ Wuzhen
Trong những ngày xuân, khắp các nẻo đường ở Wuzhen đều được chiếu
sáng ánh đèn lung linh. Người ta dán các bức chướng, áp phích ở khắp các
bức tường trong thị trấn. Ở đây hiện còn giữ được nhiều phong tục của
ngày Tết Nguyên Đán. Và một trong những nét đẹp còn giữ lại đó là “bữa
tiệc trên phố”.
Trước đây, theo phong tục, những gia đình giàu có sẽ tổ chức tiệc đãi khách trong những ngày đầu xuân. Những người hàng xóm quanh đó mang bàn ghế ra để dọc theo các con phố. “Bữa tiệc trên phố” đầy màu sắc, sống động chính là cái tên được đặt xuất phát từ tập tục này.
Ngày nay, “bữa tiệc trên phố” vẫn được tổ chức tại phố cổ Wuzhen với các món ăn độc đáo hơn, mới lạ hơn. Và một trong những món ăn không thể thiếu đó là món thịt cừu om. Ngoài ra, ở thị trấn còn có những phong tục khác như thờ thần bếp (hay còn gọi là cúng ông Táo) vào ngày 23 tháng chạp âm lịch, chơi câu đối, đốt pháo hoa, xem opera truyền thống của Trung Quốc, đi lễ chùa và lễ hội đèn lồng vào tháng giêng.
Phố cổ Phượng Hoàng
Là một khu phố cổ ở phía tây tỉnh Hồ Nam, Phượng Hoàng là một khu phố cổ nhộn nhịp, tấp nập trong những ngày xuân.
Người dân địa phương ở đây vẫn còn giữ nguyên những nét đẹp truyền thống trong văn hóa đón tết cổ truyền dân tộc. Trước bữa ăn tối gia đình, họ phải làm lễ thờ cúng tổ tiên, và sau bữa ăn, những người lớn tuổi trong gia đình mừng tuổi trẻ nhỏ bằng những phong bao màu đỏ may mắn. Tất cả các gia đình đều thức đến qua giao thừa để chào đón năm mới.
Phố cổ Chu Thôn
Phố cổ Chu Thôn, dưới sự quản lý của thành phố Truy Bác, tỉnh Sơn Đông được biết đến là cái nôi của thương mại Sơn Đông.
Được gọi là "cảng khô", Chu Thôn là vị trí chiến lược dọc theo nhiều tuyến đường thương mại. Thương mại phát triển mạnh ở Chu Thôn đầu thế kỷ 20, và nó đã trở thành một trung tâm quan trọng đối với các ngân hàng và cũng như các thương gia tơ lụa và thuốc lá.
Phổ cổ Chu Thôn đã trở thành một khu du lịch AAAA quốc gia trong năm 2008, có viện bảo tàng, cửa hàng, nhà hàng, và các buổi biểu diễn văn hóa. Là một thành phố thương mại có lịch sử hàng nghìn năm, đây là nơi sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt vời.
Phố cổ Xitang
Đặc trưng là một thành phố sông nước, Xitang nổi tiếng với dòng sông
hiền hòa và những ngôi nhà cổ có kiến trúc lâu đời. Không những thế,
người dân ở đây vẫn còn giữ được những nghi lễ truyền thống lớn trong
những ngày Tết cổ truyền.
Nằm giữa Thượng Hải và Hàng Châu, hai thành phố nhộn nhịp hiện đại nhất ở bờ biển phía đông của Trung Quốc, tuy nhiên Xitang vẫn giữ được những nét cổ kình và phong cách cổ xưa trong lễ hội mùa xuân, đã góp phần mở ra một sự bùng nổ du lịch trong thị trấn nhỏ bé này.
Phố cổ Hồng Giang
Trong lễ hội mùa xuân năm nay, thị trấn thương mại Hồng Giang, tỉnh
Hồ Nam của Trung Quốc sẽ tổ chức 10 sự kiện văn hóa dân gian và để chào
mừng Tết Nguyên đán.
Thị trấn thương mại Hồng Giang là một danh lam thắng cảnh đặc trưng ở Hồ Nam. Thị trấn có hơn 380 kiến trúc cổ xưa còn nguyên vẹn được dựng lên từ triều đại nhà Minh và nhà Thanh, có diện tích 100.000 mét vuông. Những ngôi nhà mặc dù đã trải qua nhiều năm mưa gió nhưng vẫn giữ được những gì vốn có và gợi nhớ sâu sắc về lối sống xa hoa của các thương gia giàu có thời xưa.
Hải Trịnh - theo Trí Thức Trẻ
Thị trấn Wuzhen, Chiết Giang
Trước đây, theo phong tục, những gia đình giàu có sẽ tổ chức tiệc đãi khách trong những ngày đầu xuân. Những người hàng xóm quanh đó mang bàn ghế ra để dọc theo các con phố. “Bữa tiệc trên phố” đầy màu sắc, sống động chính là cái tên được đặt xuất phát từ tập tục này.
Ngày nay, “bữa tiệc trên phố” vẫn được tổ chức tại phố cổ Wuzhen với các món ăn độc đáo hơn, mới lạ hơn. Và một trong những món ăn không thể thiếu đó là món thịt cừu om. Ngoài ra, ở thị trấn còn có những phong tục khác như thờ thần bếp (hay còn gọi là cúng ông Táo) vào ngày 23 tháng chạp âm lịch, chơi câu đối, đốt pháo hoa, xem opera truyền thống của Trung Quốc, đi lễ chùa và lễ hội đèn lồng vào tháng giêng.
Phố cổ Phượng Hoàng
Phố cổ Phượng Hoàng
Người dân địa phương ở đây vẫn còn giữ nguyên những nét đẹp truyền thống trong văn hóa đón tết cổ truyền dân tộc. Trước bữa ăn tối gia đình, họ phải làm lễ thờ cúng tổ tiên, và sau bữa ăn, những người lớn tuổi trong gia đình mừng tuổi trẻ nhỏ bằng những phong bao màu đỏ may mắn. Tất cả các gia đình đều thức đến qua giao thừa để chào đón năm mới.
Phố cổ Chu Thôn
Phố cổ Chu Thôn
Được gọi là "cảng khô", Chu Thôn là vị trí chiến lược dọc theo nhiều tuyến đường thương mại. Thương mại phát triển mạnh ở Chu Thôn đầu thế kỷ 20, và nó đã trở thành một trung tâm quan trọng đối với các ngân hàng và cũng như các thương gia tơ lụa và thuốc lá.
Phổ cổ Chu Thôn đã trở thành một khu du lịch AAAA quốc gia trong năm 2008, có viện bảo tàng, cửa hàng, nhà hàng, và các buổi biểu diễn văn hóa. Là một thành phố thương mại có lịch sử hàng nghìn năm, đây là nơi sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt vời.
Phố cổ Xitang
Phố cổ Xitang
Nằm giữa Thượng Hải và Hàng Châu, hai thành phố nhộn nhịp hiện đại nhất ở bờ biển phía đông của Trung Quốc, tuy nhiên Xitang vẫn giữ được những nét cổ kình và phong cách cổ xưa trong lễ hội mùa xuân, đã góp phần mở ra một sự bùng nổ du lịch trong thị trấn nhỏ bé này.
Phố cổ Hồng Giang
Thị trấn, phố cổ Hồng Giang
Thị trấn thương mại Hồng Giang là một danh lam thắng cảnh đặc trưng ở Hồ Nam. Thị trấn có hơn 380 kiến trúc cổ xưa còn nguyên vẹn được dựng lên từ triều đại nhà Minh và nhà Thanh, có diện tích 100.000 mét vuông. Những ngôi nhà mặc dù đã trải qua nhiều năm mưa gió nhưng vẫn giữ được những gì vốn có và gợi nhớ sâu sắc về lối sống xa hoa của các thương gia giàu có thời xưa.
Hải Trịnh - theo Trí Thức Trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét