BizLIVE - Là một
trong những quốc gia đẹp nhất ở Đông Âu, Romania thu hút hàng triệu du
khách mỗi năm với nhiều danh lam thắng cảnh, văn hóa độc đáo và các điểm
mốc lịch sử quan trọng.
Lâu đài Peles nép mình trong dãy núi Carpathian hùng vĩ.
Hơn thế nữa, Romania còn là đất nước có bề dày lịch sử với niềm tự hào về những lâu đài tuyệt vời nhất thế giới và những pháo đài được xây dựng hàng trăm năm trước.
Hãy cùng chiêm ngưỡng những địa điểm tuyệt vời nhất tại Romania và lựa chọn những điểm đến mà bạn thích nhất tại đất nước xinh đẹp này:
1. Lâu đài Peles
Tòa lâu đài Peles chắc chắn là một trong những điểm du lịch đặc biệt nhất ở Romania với lối kiến trúc độc đáo và những di sản phong phú.
Ngày nay, lâu đài Peles là một bảo tàng rất quan lưu giữ một bộ sưu tập lớn vũ khí, áo giáp và tác phẩm nghệ thuật. Những căn phòng đáng chú ý nhất trong lâu đài có thể kể đến như: The Honor Hall (phòng huy chương), The Imperial Suite (phòng hoàng đế) , Arsenal (phòng vũ khí, đạn dược), The Playhouse (nhà hát) và phòng Florentine.
Ngay khi bước vào cổng lâu đài Peles du khách được chào đón bằng một bức tượng hoành tráng của Vua Carol I, được thực hiện bởi nhà điêu khắc Raffaello Romanelli. Ngoài ra còn có rất nhiều bức tượng khác nằm rải rác trên khắp các khu vườn xung quanh sân thượng, hầu hết trong số chúng được chế tác bởi Romanelli.
Bạn có thể khám phá lâu đài này thông qua một tour du lịch có hướng dẫn viên. Có 3 tour du lịch có sẵn, tour thứ nhất được giới hạn chỉ có tầng trệt, trong khi các tour còn lại có thể thăm thú hết toàn bộ lâu đài.
Để có thể tham gia các tour này bạn sẽ phải mất một khoản phí cũng như thêm một khoản phụ phí khác nếu muốn mang theo máy ảnh.
Lâu Peles mở cửa đón khách quanh năm, trừ tháng mười một, khi nó được đóng cửa để bảo trì.
2. Lâu đài Bran
Còn được gọi là lâu đài của Dracula (lâu đài Ma cà rồng), lâu đài Bran nằm tại Bran, gần thành phố Brasov.
Trên thực tế, theo ghi chép của các văn bản đầu tiên thì lâu đài Bran được xây dựng từ năm 1377, khi vua Louis I của Hungary cho phép Saxons của Brasov xây dựng lâu đài của riêng mình.
Vào năm 1920, lâu đài Bran chính thức trở thành nơi ở của hoàng gia và cuối cùng là nơi lui tới yêu thích của hoàng hậu Marie.
Ngày nay, lâu đài Bran được sử dụng như một bảo tàng với một nhà sưu tập lớn các tác phẩm nghệ thuật và đồ nội thất được sử dụng từ thời hoàng hậu Marie.
Du khách có thể lựa chọn tự khám phá các căn phòng hoặc theo hướng dẫn của một hướng dẫn viên chuyên nghiệp.
3. Lâu đài Corvin
Lâu đài cổ kính Corvin tại Hunedoara là một địa danh nổi tiếng của Transylvania, Romania.
Ngoài mục đích là nơi ở của John Hunyadi, Corvin cũng được sử dụng rộng rãi cho mục đích phòng thủ, đó là lý do nó được xây nhiều tháp và công sự.
Một số tháp đã được sử dụng như nhà tù, đặc biệt là tháp Deserted và tháp Capistrano, trong khi tòa tháp Buzdugan được dùng với mục đích phòng thủ nên đặc trưng bởi nhiều lỗ lớn chứa vũ khí.
Lần cải tạo đáng chú ý nhất của Corvin được thực hiện vào thế kỷ 17, với ý tưởng xây dựng thêm một cung điện lớn và 2 tòa tháp mang tên tháp Pháo và tháp Trắng. Nhưng việc xây dựng chỉ khiến nó trở thành đống đổ nát sau nhiều năm bỏ bê, thậm chí còn bốc cháy tại một số điểm, gây thiệt hại lớn.
Hình dáng hiện tại của lâu đài Corvin là kết quả của một sự phục dựng thành công. Do lịch sử đáng kinh ngạc và tuổi thọ lâu đời, lâu đài hùng vĩ này vẫn còn là bí ẩn gắn với nhiều truyền thuyết cho đến ngày nay.
4. Thành Neamt
Thành Neamt có lẽ là một trong những thành trì ấn tượng nhất ở Romania. Nó nằm án ngữ ở phần Đông Bắc của quốc gia này, gần Targu Neamt vùng Neamt County.
Sau nhiều năm bị bỏ rơi, ngày 2/2/1935 thành Neamt đã được một đoàn thám hiểm đến từ Luxemburg do Sigismund dẫn đầu phát hiện ra khi đến Moldavia.
Thành lũy này được xây dựng chủ yếu từ đá sông và đá khai thác từ các mỏ. Neamt là một thành lũy phòng thủ tiêu biểu ngăn cách nó với phần còn lại của cao nguyên.
Tòa thành này được xây dựng như một tiền đồn kiên cố để bảo vệ biên giới phía tây của Moldavia chống lại sự mở rộng của Vương quốc Hungary.
Năm 1935, Sigismund đưa quân đội của mình đến Moldavia nhằm chiếm giữ nơi này nhưng ông đã bị đánh bại bởi Stephen I tại Hindau, cách 7,2 dặm về phía Nam của Targu Neamt.
Sau nhiều năm bị bỏ hoang, nó đã được khôi phục từ năm 2007-2009, từ nguồn tài trợ của các quỹ châu Âu thuộc chương trình Phare.
5. Tòa nhà Quốc hội
Cung điện Quốc hội là một tòa nhà kỷ lục được xây dựng tại thủ đô Bucharest của Romania. Kiến trúc đồ sộ này được thiết kế bởi Anca Petrescu bao gồm tất cả 12 tầng, trong đó có 4 tầng hầm, trên tổng diện tích mặt sàn 3,7 triệu feet vuông.
Chi phí xây dựng công trình này đã tăng lên 4,1 tỷ USD, và hiện nó đang nắm giữ kỷ lục về "công trình xây dựng hành chính đắt nhất thế giới", ngoài ra, còn các danh hiệu khác như "công trình xây dựng bề thế nhất" và "công trình dân sự với chức năng hành chính lớn nhất", cả 3 danh hiệu đều được công nhận bởi Học viện kỷ lục thế giới.
Trong những ngày còn đương nhiệm, nhà lãnh đạo của Romania, Nicolae Ceausescu đã gọi tòa cung điện này là "Tòa nhà nhân dân", đó là lý do tại sao Cung điện Quốc hội còn thường được gọi bằng tên tiếng Anh là "Palace of the People".
6. Transfagarasan
Con đường trải dài 60 dặm từ Bắc vào Nam, và nó chạy qua một số các đỉnh núi cao nhất của Romania, bao gồm cả Moldoveanu và Negoiu.
Được xây dựng giữa năm 1970-1974 bởi Nicolae Ceausescu, con đường này có mục đích là nơi rút lui nhanh chóng và dễ dàng cho quân đội trên những dãy núi trong trường hợp bị Liên Xô xâm lược.
Điều này có nghĩa rằng con đường được xây dựng bằng cách sử dụng một lực lượng lao động lớn và người ta ước tính rằng quá trình xây dựng nó đã cướp đi sinh mạng của 40 người đàn ông do sử dụng một lượng lớn thuốc nổ để phá núi.
Do độ cao ấn tượng mà Transfagarasan thường đóng cửa mỗi năm từ tháng Mười đến tháng Sáu vì bị tuyết đóng băng. Ngoài ra, nếu điều kiện thời tiết không thuận lợi, con đường này có thể bị đóng cửa bất kỳ thời điểm nào trong năm.
Transfagarasan được biết đến với rất nhiều khúc cua gấp và các con dốc nguy hiểm. Đó là lý do tại sao nó là một thử thách khó khăn cho những lái xe thiếu kinh nghiệm hoặc đi xe đạp.
Tuy nhiên, toàn cảnh tráng lệ và những kinh nghiệm du lịch độc đáo từ Transfagarasan vẫn là điều thu hút nhiều người có “máu” du lịch.
Cho dù bạn đang tìm kiếm những ngọn núi cao vút, vùng nước ấm trong rừng để tắm hay vùng đồng bằng bao la để chạy nhảy… Romania sẽ đáp ứng tất cả.
Những cột đá hình thù độc đáo trên núi Bucegi ở Romania.
7. Transalpina
Transalpina là một con đường có thể được tìm thấy ở dãy núi Parang ở Romania, và hiện nay là con đường cao nhất nước này. Con đường này nối giữa hai thành phố Novaci và Sebes với chiều dài chạy qua 4 quận từ nam đến bắc.
Vì là một con đường trên núi cao nên Transalpina được đóng cửa trong
mùa lạnh. Có rất nhiều tranh cãi về giả thuyết nguồn gốc của con đường.
Một số người cho rằng con đường đã được xây dựng đầu tiên bởi quân đội
La Mã trong cuộc chiến tranh với người Dacians, trong khi các nguồn khác
nói rằng con đường được mở bởi người Đức trong Thế chiến I.
Nhiều người gọi con đường này là "Con đường của quỷ", và nó ban đầu được sử dụng bởi người chăn cừu.
Năm 1934, Vua Carol II muốn có một con đường hiện đại để đảm bảo lực lượng vũ trang của mình có thể lưu thông dễ dàng trên những dãy núi cao. Con đường được hoàn thành vào năm 1939 và được đặt tên là “The King Road”.
Transalpina đã được khôi phục một phần trong Thế chiến thứ 2, nhưng tận đến năm 2012 nó mới được cải tạo hoàn toàn từ Novaci đến Sebes.
8. Cung điện Văn hóa
Cung Văn hóa là một cung điện đáng kinh ngạc ở thành phố Iasi củaRomania. Nó được đánh giá là một trong những ví dụ tinh tế nhất cho kiến trúc tân Gothic ở Romania.Cung Văn hóa chiếm tổng diện tích 390.000 feet vuông và có ít nhất 298 phòng lớn.
Công trình này được xây dựng bắt đầu từ năm 1906, trên nền những tàn
tích từ các triều đại cũ của Moldavia, được xây dựng năm 1434.
Mặc dù quá trình xây dựng bắt đầu vào năm 1906, nhưng nó đã bị gián đoạn trong chiến tranh thế giới thứ nhất vì không đủ vật liệu. Vì vậy, mãi đến ngày 11/10/1925 Cung Văn hóa mới được hoàn thành và mở cửa bởi chính vua Ferdinand của Romania.
Hiện nay, cung điện này là nơi có 4 bảo tàng quan trọng bao gồm: Bảo tàng Khoa học và Công nghệ, Bảo tàng Dân tộc học, Bảo tàng Nghệ thuật và Bảo tàng Lịch sử.
Trong chuyến thăm quan tại đây, du khách có thể chiêm ngưỡng hiện vật có ý nghĩa lịch sử liên quan đến nhiều lĩnh vực, bao gồm cả nghệ thuật trang trí, khảo cổ học hoặc các văn tự cổ. Cung văn hóa đã được ghi nhận là một di tích lịch sử quốc gia của Romania.
9. Xưởng muối Turda
Xưởng muối Turda là một điểm thu hút du lịch rất quan trọng tại
Turda, Romania. Nơi này là một nơi sản xuất muối rất quan trọng kể từ
thời đế chế La Mã, nhưng nó chỉ thực sự được khai thác mỏ nhiều từ giữa
thế kỷ 15 và 17, đặc biệt là trong thời gian Hungary chiếm Turda.
Năm 1932, xưởng muối Turda chính thức ngừng kinh doanh, do công nghệ lạc hậu và năng suất muối thấp không đáp ứng được sự cạnh tranh.
Năm 1992, xưởng muối Turda được mở cửa lại một lần nữa như một điểm đến du lịch, và hiện nay nó được mở cửa quanh năm. Các điểm tham quan bao gồm các mỏ muối cũ Rudolf, Tereza và Iosif cũng như rất nhiều các công cụ khai thác từ thời trung cổ được bảo quản hoàn hảo.
Sau đợt trùng tu toàn diện từ năm 2009 - 2010, nơi đây có hẳn một giảng đường riêng, phòng điều trị và một hồ nước mặn tuyệt vời có khả năng chữa một số căn bệnh hiếm gặp.
10. Đồng bằng sông Đa-nuýt
Đồng bằng sông Đa-nuýt nằm ở Tulcea County, trong khu vực Dobrogea của Romania, nó là một trong những đồng bằng châu thổ lớn nhất và được bảo quản tốt nhất ở châu Âu.
Đồng bằng sông Đa-nuýt bao gồm khoảng 23 hệ sinh thái, trong đó chủ yếu là hệ sinh thái thực vật và động vật.
Vùng đồng bằng này được hình thành xung quanh 3 nhánh chính của sông
Đa-nuýt, bao gồm một mạng lưới phức tạp của các tuyến đường thủy và hệ
thống cung cấp nước.
Khu vực này có tiềm năng lớn về du lịch sinh thái với hơn 300 loài chim di cư và địa phương, trong đó có ngỗng, sếu, diệc, kền kền, chim bồ nông, thiên nga và rất nhiều loài cá.
11. Khách sạn băng ở Balea
Ice Hotel ở Balea nằm khuất trong dãy núi Fagaras của Romania. Đây chắc chắn là một trong những điểm đến độc đáo nhất và được đánh giá cao cho các kỳ nghỉ.
Ice Hotel chỉ mở cửa kinh doanh vào mùa lạnh và mỗi năm sẽ có một chủ
đề kinh doanh khác nhau. Hàng năm khách sạn này sẽ được xây mới bằng
nguồn vật liệu lấy từ các khối băng khổng lồ lấy từ hồ Balea gần đó.
Trải qua một đêm tại khách sạn tuyệt vời này là một kinh nghiệm thật sự độc đáo. Du khách có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh núi tuyết tuyệt đẹp trước khi bước vào phòng băng giá của mình.
Tất cả các giường gối đều được thiết kế hết sức thoải mái với nguyên liệu chủ yếu từ vải và lông thú. Hơn nữa, khách hàng cũng được nhận thêm túi ngủ cùng một số vật liệu cách nhiệt.
Các hoạt động giải trí tại Ice Hotel khá đa dạng từ trượt tuyết, leo núi hoặc khắc đá... Giá nghỉ một đêm ở đây vào khoảng 123 USD cho một phòng đôi và 185 USD cho một phòng kiểu lều tuyết.
12. Núi Bucegi
Dãy núi Bucegi nằm ở phía nam thành phố Brasov của Romania. Ngoài cảnh quan hùng vĩ và những đỉnh núi cao, núi Bucegi còn là địa điểm của 2 trong kỳ quan thiên nhiên nổi tiếng nhất của Romania là Babele và tượng Nhân sư.
Babele là những cột đá nằm gần đỉnh Baba Mare, trên độ cao 7,519 feet. Các tảng đá được hình thành bởi sự xói mòn qua hàng thiên niên kỷ nên có những hình dạng khá đặc biệt giống những cây nấm khổng lồ.
Hiện nay, vẫn còn rất nhiều ý kiến tranh cái về nguồn gốc hình thành các cột đá, đặc biệt là khi không có bằng chứng khoa học nào hoàn toàn có thể giải thích hiện tượng này.
Tượng Nhân sư Cabin trên núi Bucegi cũng được hình thành bởi sự xói mòn và chỉ cách Babele 10 phút đi đường.
Cột đá hình Nhân sư này được chụp ảnh lần đầu tiên vào năm 1900, nhưng các hình ảnh được chụp từ phía trước chứ không phải là từ phía bên. Do đó, mãi đến năm 1936 nó mới được phát hiện có hình dạng giống tượng Nhân sư nếu quan sát từ một góc độ cụ thể.
Transalpina là một con đường có thể được tìm thấy ở dãy núi Parang ở Romania, và hiện nay là con đường cao nhất nước này. Con đường này nối giữa hai thành phố Novaci và Sebes với chiều dài chạy qua 4 quận từ nam đến bắc.
Nhiều người gọi con đường này là "Con đường của quỷ", và nó ban đầu được sử dụng bởi người chăn cừu.
Năm 1934, Vua Carol II muốn có một con đường hiện đại để đảm bảo lực lượng vũ trang của mình có thể lưu thông dễ dàng trên những dãy núi cao. Con đường được hoàn thành vào năm 1939 và được đặt tên là “The King Road”.
Transalpina đã được khôi phục một phần trong Thế chiến thứ 2, nhưng tận đến năm 2012 nó mới được cải tạo hoàn toàn từ Novaci đến Sebes.
8. Cung điện Văn hóa
Cung Văn hóa là một cung điện đáng kinh ngạc ở thành phố Iasi củaRomania. Nó được đánh giá là một trong những ví dụ tinh tế nhất cho kiến trúc tân Gothic ở Romania.Cung Văn hóa chiếm tổng diện tích 390.000 feet vuông và có ít nhất 298 phòng lớn.
Mặc dù quá trình xây dựng bắt đầu vào năm 1906, nhưng nó đã bị gián đoạn trong chiến tranh thế giới thứ nhất vì không đủ vật liệu. Vì vậy, mãi đến ngày 11/10/1925 Cung Văn hóa mới được hoàn thành và mở cửa bởi chính vua Ferdinand của Romania.
Hiện nay, cung điện này là nơi có 4 bảo tàng quan trọng bao gồm: Bảo tàng Khoa học và Công nghệ, Bảo tàng Dân tộc học, Bảo tàng Nghệ thuật và Bảo tàng Lịch sử.
Trong chuyến thăm quan tại đây, du khách có thể chiêm ngưỡng hiện vật có ý nghĩa lịch sử liên quan đến nhiều lĩnh vực, bao gồm cả nghệ thuật trang trí, khảo cổ học hoặc các văn tự cổ. Cung văn hóa đã được ghi nhận là một di tích lịch sử quốc gia của Romania.
9. Xưởng muối Turda
Năm 1932, xưởng muối Turda chính thức ngừng kinh doanh, do công nghệ lạc hậu và năng suất muối thấp không đáp ứng được sự cạnh tranh.
Năm 1992, xưởng muối Turda được mở cửa lại một lần nữa như một điểm đến du lịch, và hiện nay nó được mở cửa quanh năm. Các điểm tham quan bao gồm các mỏ muối cũ Rudolf, Tereza và Iosif cũng như rất nhiều các công cụ khai thác từ thời trung cổ được bảo quản hoàn hảo.
Sau đợt trùng tu toàn diện từ năm 2009 - 2010, nơi đây có hẳn một giảng đường riêng, phòng điều trị và một hồ nước mặn tuyệt vời có khả năng chữa một số căn bệnh hiếm gặp.
10. Đồng bằng sông Đa-nuýt
Đồng bằng sông Đa-nuýt nằm ở Tulcea County, trong khu vực Dobrogea của Romania, nó là một trong những đồng bằng châu thổ lớn nhất và được bảo quản tốt nhất ở châu Âu.
Đồng bằng sông Đa-nuýt bao gồm khoảng 23 hệ sinh thái, trong đó chủ yếu là hệ sinh thái thực vật và động vật.
Khu vực này có tiềm năng lớn về du lịch sinh thái với hơn 300 loài chim di cư và địa phương, trong đó có ngỗng, sếu, diệc, kền kền, chim bồ nông, thiên nga và rất nhiều loài cá.
11. Khách sạn băng ở Balea
Ice Hotel ở Balea nằm khuất trong dãy núi Fagaras của Romania. Đây chắc chắn là một trong những điểm đến độc đáo nhất và được đánh giá cao cho các kỳ nghỉ.
Trải qua một đêm tại khách sạn tuyệt vời này là một kinh nghiệm thật sự độc đáo. Du khách có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh núi tuyết tuyệt đẹp trước khi bước vào phòng băng giá của mình.
Tất cả các giường gối đều được thiết kế hết sức thoải mái với nguyên liệu chủ yếu từ vải và lông thú. Hơn nữa, khách hàng cũng được nhận thêm túi ngủ cùng một số vật liệu cách nhiệt.
Các hoạt động giải trí tại Ice Hotel khá đa dạng từ trượt tuyết, leo núi hoặc khắc đá... Giá nghỉ một đêm ở đây vào khoảng 123 USD cho một phòng đôi và 185 USD cho một phòng kiểu lều tuyết.
12. Núi Bucegi
Dãy núi Bucegi nằm ở phía nam thành phố Brasov của Romania. Ngoài cảnh quan hùng vĩ và những đỉnh núi cao, núi Bucegi còn là địa điểm của 2 trong kỳ quan thiên nhiên nổi tiếng nhất của Romania là Babele và tượng Nhân sư.
Babele là những cột đá nằm gần đỉnh Baba Mare, trên độ cao 7,519 feet. Các tảng đá được hình thành bởi sự xói mòn qua hàng thiên niên kỷ nên có những hình dạng khá đặc biệt giống những cây nấm khổng lồ.
Hiện nay, vẫn còn rất nhiều ý kiến tranh cái về nguồn gốc hình thành các cột đá, đặc biệt là khi không có bằng chứng khoa học nào hoàn toàn có thể giải thích hiện tượng này.
Cột đá hình Nhân sư này được chụp ảnh lần đầu tiên vào năm 1900, nhưng các hình ảnh được chụp từ phía trước chứ không phải là từ phía bên. Do đó, mãi đến năm 1936 nó mới được phát hiện có hình dạng giống tượng Nhân sư nếu quan sát từ một góc độ cụ thể.
Theo Truenomads.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét