Thứ Hai, 3 tháng 2, 2014

Món ăn đón năm mới ở châu Á

Năm mới đang đến, mỗi quốc gia ở châu Á lại có những món ăn truyền thống để cầu may mắn, bình an sẽ đến với mỗi gia đình.
1. Nhật Bản
Lễ đón năm mới lớn nhất là ở Nhật. Trước thềm năm mới, các gia đình Nhật đều tổ chức một bữa tiệc gọi là Bonenkai(bữa tiệc giã từ năm cũ) để xóa bỏ những lo lắng, buồn phiền và chào đón năm mới đến.

Bữa tiệc giã từ năm cũ
Những món ăn đặc biệt dành riêng cho ngày Tết người Nhật gọi là osechi bao gồm súp ozoni được chế biến khá công phu với các thành phần: Bánh gạo tẻ, tảo biển, hải sản hoặc thịt gà, mứt đậu đen, tazukuri (cá mòi tẩm đường và tương rán giòn), Ie Sebi (tôm rán vàng), bánh dày... với hương vị và màu sắc phong phú, xếp trong một hộp sơn màu đỏ. Người Nhật rất coi trọng việc trang trí món ăn để mang lại cảm giác “ngon” mắt cho thực khách. Họ cho rằng hộp đựng osechi càng đẹp sẽ mang lại càng nhiều may mắn.
Vào đêm giao thừa, cả nhà quây quần bên bữa ăn tất niên rồi cùng ngồi đón giao thừa. Sáng mùng một Tết, cả gia đình làm lễ đón mừng năm mới. Theo nghi thức, lần lượt từng người bắt đầu từ người ít tuổi nhất quay mặt về hướng Đông vàuống rượu Sake. Mọi người dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất rồi cùng thưởng thức các món osechi sau khi cúng thần năm mới.
2. Trung Quốc
 
Theo truyền thống, vào đêm giao thừa, các gia đình ở Trung Quốc thường quây quần gói sủi cảo và thưởng thức món ăn này trong bầu không khí đầm ấm, bình an của ngày Tết. Sủi cảo được làm khá cầu kỳ từ khâu làm nhân, gói bánh đến lúc thưởng thức. Rau trộn với thịt làm nhân bánh, trong tiếng Trung Quốc đồng âm với từ “có của”. Sủi cảo được gói theo hình bán nguyệt, khi gấp đôi vỏ bánh hình tròn, dùng tay viền theo đường diềm thật đều gọi là "viền phúc". Có gia đình kéo hai đầu của hình bán nguyệt nối liền nhau như nén bạc tượng trưng cho tiền bạc đầy nhà. Ở nông thôn, ngoài vỏ sủi cảo còn in hình bông lúa ngụ ý sang năm mới ngũ cốc sẽ được mùa. Trong lúc nấu sủi cảo, người ta thường phải cho thêm ba lần nước lạnh với ý nghĩa “phúc đi rồi lại đến”. Sủi cảo đã trở thành món ăn không thể thiếu trong đêm giao thừa của người Trung Quốc.
3. Indonesia
Vào những ngày đón năm mới, người Indonesia chuẩn bị các món ăn truyền thống có ý nghĩa của sự sum vầy và giàu có.
Indonesia là quốc gia có nhiều tôn giáo và sắc tộc, do đó các món ăn mừng năm mới cũng rất đa dạng và khác biệt.Người Indonesia theo đạo Hồi đón Tết Tahun Baru Hijriah thường có món bánh tựa như bánh tét của miền Nam nước ta. Gạo thơm được gói trong lá dừa rồi đem hấp chín. Vào dịp Tết của người Hindu tại đảo Bali, cả dân làng tập trung tại một khu vực để ăn mừng. Các món ăn của người Indonesia đặc trưng với vị cay, nồng và cơm là thực phẩm chính.
Món ăn được xem là may mắn nhất là cá. Theo tiếng Trung Quốc, con cá được đọc là “Yu”, phát âm giống với từ “dư thừa”. Gà, tôm cũng là những món ăn được ưa chuộng ở Indonesia vì theo tiếng Quảng Đông, từ “lườn gà” có âm giống với từ “kinh doanh thành đạt”, còn từ “tôm” có nghĩa là mang lại tiếng cười.
4. Hàn Quốc
Trong thực đơn ẩm thực Hàn Quốc bao giờ cũng có Kim chi cùng với khoai, gạo - hai loại lương thực chủ yếu của người dân xứ Hàn. Những món ăn bổ dưỡng như gà, cá, bò hầm cùng sâm rất được ưa chuộng vì ngoài mục đích bồi bổ sức khoẻ, nó còn mang ý nghĩa cầu mong sự an khang thịnh vượng suốt cả năm. Món lẩu hải sản hoặc lẩu thịt bò, các loại rau, củ phải thật đầy đủ để tượng trưng cho sự sung túc.

Kim chi - món ăn đặc trưng ẩm thực xứ Hàn
Ngày đầu tiên của năm, người ta ăn súp gạo ddeokguk vì tin rằng nó tăng thêm một năm trong số tuổi đời của mình. Ngoài ra, tok và garettok cũng là hai món ăn bắt buộc trong ngày Tết ở Hàn Quốc. Đây là các món ăn từ các loại thịt gia súc và gia cầm, chế biến bằng cách đem chiên. Sau bữa ăn, mọi người thường uống poricha, làm từ trà pha chế với bột lúa mạch. Ngoài ra, trong ngày Tết, trên mâm cỗ của người dân xứ Hàn không thể thiếu rượu balki sool. Dù ít hay nhiều, người ta cũng phải uống chút rượu này để lấy may. Cuối năm dẫu bận rộn đến đâu, nhiều gia đình vẫn dành thời gian tự nấu các món ăn đó vì họ tin rằng như vậy sẽ được hưởng lộc một cách trọn vẹn.
5. Lào
"Lạp" là món ăn truyền thốnggần gũi nhất, không thể thiếu trong ngày Tết và trong các lễ hội của người Lào. Theo ngôn ngữ Lào, “lạp” có nghĩa là may mắn, phúc lộc dồi dào. Lạp có thể làm bằng thịt lợn, gà, bò, chim, cá... như lạp thịt lợn gồm thịt nạc, gan, tim băm nhỏ trộn chung với các loại rau thơm, ớt cay thái nhỏ, gia vị truyền thống, nước cất chanh và không thể thiếu thính nếp rang. Người Lào thường dùng lạp với xôi hoặc cơm nóng. Người ta có thể tặng nhau món lạp thay lời chúc may mắn đầu năm. Gia đình nào nhận được nhiều món này thì hy vọng năm mới sẽ có nhiều tài lộc...
6. Philippine
Trước đêm giao thừa, các gia đình bắt tay vào chuẩn bị bàn tiệc “Media Noche” để cả gia đình thưởng thức vào đúng nửa đêm. Những loại hoa quả hình tròn được ưa chuộng trong ngày đầu năm mới ở Philippine.
Bởi vậy bàn tiệc thường có trái cây xếp theo hình vòng tròn, biểu thị những đồng tiền xu với ước vọng đem lại may mắn về tài chính cho gia đình. Món chính thường là Pancit (mì sa tế với gà và rau), gà rán, bánh gạo ngọt hoặc bánh Pudding cùng các món ăn truyền thống khác. Đặc biệt, trên bàn tiệc trong những ngày này luôn có một chai rượu sâm panh hoặcrượu vang đỏ. Trước khi ăn, mọi người trong gia đình đọc lời cầu nguyện cảm ơn một năm đã qua và đón mừng năm mới.
Năm mới đang về, mỗi nhà lại đón chào năm mới bằng việc chuẩn bị những bữa ăn truyền thống cho gia đình mình. Và chúng trở nên thật ấm áp, ý nghĩa trong niềm hy vọng, trân trọng của mỗi người.
(Nguồn Món ngon Hà Nội)

Tục ẩm thực đón xuân nơi đâu “độc” nhất?

(Kienthuc.net.vn) – Mỗi quốc gia trên thế giới có quan niệm và những phong tục ẩm thực đón xuân khác biệt và thú vị.

    Người Pháp uống hết rượu năm cũ đêm giao thừa

    Trước kia, Pháp lấy ngày 1/4 làm ngày đầu tiên của năm mới. Đến năm 1564, vua Charles IX đã đổi thành ngày 1/1. Trong đêm giao thừa, mọi người trong gia đình quây quần và uống tất cả rượu có trong nhà. Người Pháp cho rằng, nếu làm như vậy thì năm mới sẽ được vạn sự như ý. Nhà nào không uống hết thì năm mới sẽ không gặp may. Vì vậy, người Pháp thà uống say khướt còn hơn là để rượu đến sang năm.


    Bên cạnh đó, người Pháp có thói quen đặc biệt nữa vào sáng sớm ngày mồng 1 Tết là nhìn hướng gió để xem thời tiết trong năm mới. Nếu là gió nam thì năm ấy mưa thuận gió hòa, năm mới sẽ bình an, nếu là gió tây sẽ là năm nghề cá và nghề vắt sữa bò phát đạt, nếu là gió đông thì năm đó hoa quả được mùa, còn nếu là gió bắc thì đó là năm mất mùa.

    Ăn nho đón giao thừa

    Với người Tây Ban Nha, trong đêm giao thừa, tất cả mọi thành viên trong gia đình đều quây quần bên nhau, đàn hát, chơi trò chơi để chúc mừng nhau. Khi tiếng chuông đầu tiên báo hiệu thời khắc chuyển qua năm mới, mọi người sẽ tranh nhau ăn nho. Người nào có thể ăn được 12 quả nho trùng với thời điểm 12 tiếng chuông đổ thì người đó sẽ gặp may mắn cả năm, làm tất cả mọi việc đều như ý muốn.

    Người Tây Ban Nha ăn 12 quả nho trong thời khắc giao thừa.

    Với người Tây Ban Nha, ăn 12 quả nho, mang 12 ý nghĩa riêng. Quả thứ nhất là cầu được bình yên, quả thứ hai mong được hài hòa, những quả tiếp theo là cầu mong vui vẻ, phát tài, tránh được tai họa, khỏe mạnh, không bệnh tật, vạn sự như ý, làm ăn thuận lợi, gia đình hạnh phúc.

    Tục lệ ăn nho trong đêm giao thừa cũng có ở một số nước trên thế giới như Cuba, Pêru...

    Iran đón xuân phải đủ 7 món

    Một thứ không thể thiếu trong tết cổ truyền của người Iran đó là mâm “haft sin”-gần giống như mâm ngũ quả của người Việt Nam. Haft sin là biểu tượng, là ước muốn no đủ, hạnh phúc của con người xứ nghìn lẻ một đêm, là lễ vật bày tỏ sự kính trọng, biết ơn đến Thượng đế.

    Haft sin thực chất là bảy thứ có chữ viết đầu bằng chữ “sin” trong bảng chữ cái của người Iran (haft có nghĩa là bảy, sin tương đương với chữ cái “s” trong bảng chữ cái tiếng Việt). Số bảy được coi là con số thiêng liêng trong văn hóa Iran từ những ngày xa xưa. Haft sin là đại diện của bảy vị thần: tái sinh, sức khỏe, hạnh phúc, thịnh vượng, niềm vui, sự kiên nhẫn và vẻ đẹp.

     Mâm “haft sin” là thứ không thể thiếu trong tết cổ truyền của người Iran.

    Bảy thứ chính của haftsin bao gồm:

    Sabzeh là đĩa hoặc bát cây mầm được gieo ngay trước tết từ các hạt lúa mì, lúa mạch hoặc các hạt đỗ. Sabze là hình ảnh của thiên nhiên, là biểu tượng của sự tái sinh.

    Samanu giống như món chè. Samanu được nấu rất cầu kỳ từ mầm cây lúa mì, là biểu tượng của sự sung túc.

    Senjed là quả khô của cây nhót đắng. Người Iran tin rằng khi hoa của cây nhót đắng nở và kết trái, mùi hương của nó sẽ làm cho đôi lứa yêu nhau. Vì vậy loại quả này là biểu tượng của tình yêu.

    Sir là tỏi, được biết đến là biểu tượng của thuốc.

    Sib là táo, biểu tượng của sức khỏe và sắc đẹp.

    Somaq là bột quả cây thù du, là biểu tượng của mặt trời.

    Serkeh là dấm, biểu tượng của tuổi thọ và sự kiên nhẫn.

    Đón xuân ăn đậu đen, bánh “lạ”

    Người Mexico coi ăn đậu đen là món ăn dân tộc, vì vậy, trong bữa tiệc cuối năm không thể thiếu đậu đen. Họ hầm đậu đen với chân giò, bột đậu đen trộn với thịt và rán. Đó cũng là những món ăn người Mexico thích nhất.

    Ở vùng Nam Mỹ người ta chuẩn bị món ăn gồm gạo nấu lẫn với một loại đậu to bằng hạt đậu tương nhưng có chấm đen gọi là đậu mắt đen. Người ta tin rằng, ăn món này vào đầu năm sẽ không bao giờ bị đói mà còn thịnh vượng, phát tài.

     Với một số nước, đậu đen là món không thể thiếu trong những ngày đầu năm mới.

    Ở Hy Lạp, các gia đình thường làm loại bánh mỳ đặc biệt có tên là Vaxilôpita rồi bỏ một đồng tiền kim loại vào trong đó, nếu ai thấy được đồng tiền này thì cả năm sẽ gặp may mắn, phát tài.

    Còn ở Ailen, người ta làm một loại bánh trong đó nhét nhiều loại vật nhỏ tượng trưng, mời khách ăn. Bẻ bánh ra, khách khó có thể đoán được sự may rủi mình gặp trong năm mới. Ví dụ, vớ được cái nhẫn thì trong năm sẽ cưới vợ, được cái cúc áo thì sẽ sống độc thân, vớ phải mảnh giẻ rách là điềm báo “số ăn mày” cả năm. Nếu phụ nữ chưa chồng mà vớ phải cái bao ngón tay thì vẫn phòng không suốt cả năm. Nếu là đồng xu thì đó là dấu hiệt phát tài, giàu có.

    Năm mới, người Ấn Độ ăn trái cây đắng

    Người Ấn Độ thường tổ chức đón năm mới vào ngày Lễ hội Ánh sáng (Diwali). Lễ hội này thường diễn ra vào ngày 25/10 hàng năm. Khi màn đêm buông xuống, người dân Ấn Độ bắt đầu đốt đèn, bắn pháo hoa và vui mừng đón một năm mới.

     Món ăn trong ngày Tết của người Ấn Độ là các loại trái cây đắng.

    Khác với truyền thống các nước khác, món ăn trong ngày Tết của người Ấn lại là các loại trái cây đắng. Theo phong tục của nước này, những loại trái cây đắng có công năng hết sức đặc biệt là mang lại nhiều may mắn, suôn sẻ trong công việc làm ăn. Doanh nhân Ấn tin rằng, các món ăn này sẽ đuổi được ma quỷ đã ám họ trong kinh doanh, mua bán.

    Đón xuân kiêng ăn cua, thịt gia cầm

    Người Áo khi ăn bữa cơm đoàn tụ cuối năm tuyệt đối không ăn cua - giống bò ngang. Người dân nơi đây cho rằng, ăn thịt con cua sẽ bất lợi cho công việc của năm mới và gia đình sẽ không được hạnh phúc.

     Một số nước kiêng ăn thịt gia cầm đầu năm mới.

    Người Hungari không ăn thịt gia cầm như thịt gà, vịt, ngan, ngỗng... vào đầu xuân. Họ quan niệm, ăn những con vật có cánh dịp đầu năm thì hạnh phúc và may mắn cũng theo chúng bay đi.

    Với người Madagasca ở châu Phi thì họ kiêng các loại thịt lợn, dê, ngựa, trâu, bò... vào tuần đầu tiên của năm mới.
    Anh Tuấn (tổng hợp)

    Ngó thực đơn tiệc năm mới tại nhiều vùng miền

    (Dân trí) - Khi một năm mới bước tới, các quốc gia trên thế giới đều có những phong tục chào đón của riêng mình. Đương nhiên, khắp nơi không thể thiếu được những bữa tiệc cuối năm ấp áp bên gia đình, bạn bè, đồng nghiệp.

    Bonenkei - tiệc tất niên của người Nhật
    Tiệc Bonenkei gắn kết mọi người
    Tiệc Bonenkei gắn kết mọi người
    Bữa tiệc không thể thiếu món mỳ may mắn toshikishi
soba
    Bữa tiệc không thể thiếu món mỳ may mắn toshikishi soba
    Bữa tiệc Bonenkei của người Nhật được tổ chức vào dịp cuối năm, là nơi đối tác, bạn hàng hay đồng nghiệp giao lưu với nhau. Những món ăn truyền thống sẽ xuất hiện trên bàn tiệc phải kể tới sushi, shashimi, món toshikishi soba (mì kiều mạch). Người Nhật tin rằng, những sợi mỳ dài soba là biểu tượng của trường thọ và sự may mắn, sẽ đêm tới sức khỏe cho mỗi người. Một món ăn nữa không thể thiếu đó là bánh mochi ăn cùng súp ozoni. Trong suốt bữa tiệc, mọi người sẽ tiệc tùng với bia rượu. Tiệc Bonenkei được coi là "sợi dây nối" tinh thần, gắn kết tình đồng nghiệp và xóa đi mọi hiểu lầm, ưu tư trong năm cũ.
    Trung Quốc
     Món cá trong bữa
tiệc đón năm mới của người Hoa
     Món cá trong bữa tiệc đón năm mới của người Hoa
    Bánh sủi cảo
có hình dáng giống quan tiền với hi vọng mang lại may mắn
    Bánh sủi cảo có hình dáng giống quan tiền với hi vọng mang lại may mắn
    Người Trung Quốc vẫn đón tết Âm lịch theo truyền thống. Nhưng trong ngày tết Dương lịch cũng là thời điểm mọi người trong gia đình đoàn tụ để cùng nhau ăn bữa cơm đoàn viên. Rất nhiều món ăn may mắn xuất hiện trên bàn tiệc ngày cuối năm, trong đó hai món không thể thiếu là cá và bánh sủi cảo. Theo quan niệm người Trung Hoa, phát âm từ "cá" trong tiếng Trung gần giống với từ "dư" trong "dư thừa". Người Hoa ăn cá với hi vọng cả năm sẽ no ấm đầy đủ. Còn bánh sủi cảo có hình giống quan tiền ngày xưa được quan niệm là món ăn đem tới tài lộc và may mắn.
    Liên Bang Nga
    Món Salade Russe truyền thống của người Nga
ăn vào dịp đón năm mới
    Món Salade Russe truyền thống của người Nga ăn vào dịp đón năm mới
    Một quốc gia rộng lớn như Nga sẽ có những bàn tiệc cuối năm khá khác nhau tại nhiều vùng miền. Tuy nhiên, một món ăn chung không thể thiếu được chính là Salade Russe. Đây là món ăn truyền thống người Nga còn được biết tới với tên gọi rau củ quả trộn. Thành phần của món rất phong phú với thịt gà trắng, phô mai xanh cùng nhiều rau củ như khoai tây, cà rốt, hành tây, trứng luộc, dưa chuột và dưa chua…
    Hàn Quốc
     Canh bánh gạo Tteokguk
     Canh bánh gạo Tteokguk
    Vào ngày lễ Seollal (Tết Năm Mới ở Hàn Quốc), món ăn truyền thống của xứ sở kim chi chính là Tteokguk - canh bánh gạo và thịt bò. Món canh được làm từ bánh gạo cắt lát theo đường chéo, nấu cùng nước hầm xương bò, bên trên điểm thêm những lát thịt mỏng và trứng thái sợi. Hình bầu dục và màu trắng của bánh Tteok còn tượng trưng cho sự trọn vẹn và thanh khiết của vạn vật trên thế gian vào ngày đầu tiên của năm mới.
    Hy Lạp
     Canh bánh gạo Tteokguk
    Vào bữa tiệc đón năm mới chào năm cũ, các gia đình ở Hy Lạp sẽ có món bánh Vasilopita truyền thống. Đây cũng là loại bánh phổ biến ở nhiều nước Đông Âu. Bánh còn có tên gọi khác như "bánh vua" hay "bánh thánh Basil". Khi làm bánh, người nội trợ thường cho đồng xu nhỏ vào nhân. Nếu ai ăn trúng chiếc bánh có đồng xu sẽ gặp nhiều may mắn trong suốt năm tiếp theo.
    Hoàng Hà
    (Tổng hợp)

    Không có nhận xét nào: