Người Nhật luôn đánh giá cao vai trò của mùi hương trong đời sống của mình. Họ sử dụng các mùi hương như một phương liệu để tập trung suy nghĩ cũng như kích thích cảm giác.
Phần lớn các mùi hương được tạo ra từ rất nhiều loại gỗ có mùi thơm đặc trưng. Những loại gỗ này được vận chuyển sang Nhật từ các nước khác trong khu vực châu Á. Từ thời cổ đại, quá trình sáng tạo ra tính chất các loại hương thơm đã có ảnh hưởng sâu sắc tới tâm hồn người dân Nhật.
Giới thiệu lần đầu tiên ở Nhật vào thời kì Phật giáo, hương thơm được rất nhiều người coi là thứ thiêng liêng. Người ta nghĩ nó có thể xua đuổi ma quỷ, làm trong sạch và tránh cho bàn thờ bị ô uế bởi các thế lực tà ma ở các đền thờ Phật. Mùi thơm ấy được lấy từ những loại cây có gỗ thơm - ở Nhật người ta gọi là Koh Boku. Phần lớn gỗ Koh Boku phát triển ở Đông Nam châu Á và Ấn Độ. Loại gỗ này rất khó kiếm và cực kì có giá trị vào thời cổ đại ở Nhật vì người ta chỉ có thể kiếm được nó dưới dạng các cành củi mục hoặc được những thương gia vận chuyển sang Nhật từ Trung Quốc. Gỗ Koh Boku và các nguyên liệu khác được dùng để chế ra mùi thơm thực sự quý hiếm và chỉ có tầng lớp quý tộc mới được dùng.
Hương Neri-koh.
Khoảng 1000 năm trước, vào thời Heien ở Nhật, mọi người mới bắt đầu dùng hương thơm ngoài việc cúng tế trong các điện thờ. Vào khoảng thời gian đó, dạng hương được mọi người sử dụng nhiều nhất gọi là Neri-Koh. Loại hương này được chế tạo bằng cách đun gỗ Koh Boku bằng củi, sau đó trộn với mật ong hoặc các nguyên liệu khác. Tầng lớp quý tộc cũng bắt đầu tạo ra các mùi hương Neri-Koh của riêng họ bằng cách kết hợp nhiều loại hương khác nhau.
Mùi thơm đó sau này trở thành biểu tượng và được người ta sử dụng như một cách chứng tỏ trình độ học vấn và tính cách của bản thân. Đến cuối thời đại của các chiến binh Samurai, điều này đã thay đổi. Vào thế kỉ 13 và 14, mọi người bắt đầu dùng hương thơm như một loại thuốc làm đầu óc minh mẫn và tập trung tinh thần. Thay vì kết hợp các mùi hương của Neri-Koh, họ thích mùi hương mộc của gỗ Koh-Boku hơn. Vào thế kỉ 15, những nhà văn hóa vĩ đại của Nhật như Sanjonishi Sanetaka và Shino Soshin phân loại gỗ Koh-Boku thành các nhóm và hệ thống các cách sử dụng tính thơm của chúng. Điều này cuối cùng đã dẫn đến sự phát triển của Koh-do - một nghi thức đánh giá mùi thơm và cùng với trà đạo, nghệ thuật cắm hoa, koh-do phát triển khắp Nhật Bản.
Nghi thức đánh giá mùi hương Koh-do.
Khoảng 500 năm sau, mùi hương không còn trở thành phong cách phổ biến nữa vì các nguyên liệu đều phải nhập khẩu. Chỉ còn lại ít người có thú chơi và theo đuổi nghi thức đánh giá hương thơm Kohdo.
(Nguồn Món ngon Hà Nội)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét