(Tin Nóng) Cách Amsterdam khoảng 30 km về phía đông nam, thành phố Hilversum không chỉ nổi tiếng là trung tâm truyền thông của Hà Lan, mà còn được biết đến là nơi có cây cầu tự nhiên dài nhất thế giới: Zanderij Crailoo.
Cây cầu tự nhiên nhìn từ xa
|
Sự phát triển đô thị tại Hà Lan nhiều năm qua đã khiến các vùng tự
nhiên của nước này bị các con đường cao tốc cũng như đường sắt chia cắt.
Điều này khiến động vật hoang dã tại những khu rừng và đầm lầy như cáo,
thỏ, hươu nai hay chồn bị cô lập, khó di cư theo mùa.
Phần bắc qua đường bộ của cây cầu tự nhiên
|
Nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra khi động vật hoang dã từ các khu
vực tự nhiên lao ra đường khi chúng muốn di chuyển từ vùng này qua vùng
khác.
Hà Lan giải quyết vấn đề trên bằng cách xây những cây cầu nối các khu
vực tự nhiên với nhau, giúp động vật hoang dạ có thể di chuyển từ khu
vực này sang nơi khác thuận tiện.
Những cây cầu tự nhiên cũng có mặt tại nhiều nước như Mỹ, Canada và
châu Âu. Riêng Hà Lan cũng có hàng chục cây cầu tự nhiên, tất nhiên với
chiều dài khá khiêm tốn.
Phần cầu bắc qua đường sắt
|
Thành phố Bussum và Hilversum đều nằm ngay trong khu vực dự trữ thiên
nhiên Goois lớn của Hà Lan. Hai thành phố được được nối với nhau bằng
hệ thống đường cao tốc và đường sắt luôn bận rộn. Chính đoạn nối giữa
hai thành phố này, cây cầu tự nhiên dài nhất thế giới đã được người dân
xứ sở hoa tulip xây dựng với mục đích đơn giản: cho động vật hoang dã đi
lại.
Đoạn cầu giữa đường bộ và đường sắt, nơi có phiến đá ghi tên cầu
|
Với chiều dài 800 mét, rộng 50 mét, cao 14,5 m bắc ngang qua hệ thống
đường bộ và đường sắt, cây cầu tự nhiên Zanderij Crailoo mang trọng
trách quan trọng là kết nối khu rừng Spanderswoud và vùng đất hoang
Bussumerheide với nhau.
Hệ thống đường mòn cho người đi bộ hoặc xe đạp
|
Cầu được xây dựng với kết cấu đặc biệt. Hệ thống bê tông và đá được
dằn và cố định vững chắc để chứa một khối lượng lớn cát và đất dùng
trồng cây cỏ phía bên trên. Thiết kế của cầu và môi trường tự nhiên được
tạo ra phải hoàn toàn thoải mái cho động vật hoang dã di chuyển như
trong môi trường sống thông thường của chúng.
Một con đường mòn nhân tạo nằm giữa cây cầu cho phép người đi bộ hoặc
xe đạp qua lại, thậm chí có thể ngắm động vật hoang dã di chuyển cùng
họ.
Ngắm cầu tự nhiên từ khu bảo tồn Goois
|
Tuy nhiên, khoản chi phí cho toàn bộ dự án cầu tự nhiên không hề nhỏ,
tốn gần 15 triệu euro, từ khi khởi công vào năm 2002 và hoàn tất năm
2006. Để xây dựng cây cầu này, ngoài một số đóng góp của các công ty tại
Hà Lan, người dân tự quyên góp tiền thông qua hoạt động sổ xố trong
suốt một năm trước khi xây cầu.
Đầm nước vừa tạo cảnh tự nhiên vừa là vị trí lý tưởng ngắm cầu
|
Vì nằm trong khu vực dự trữ tự nhiên, đơn vị quản lý cây cầu còn xây
thêm các địa điểm thuận tiện cho người dân ngắm cây cầu hoặc cảnh quan
quanh cầu mà không ảnh hưởng đời sống tự nhiên của động vật tại vùng đầm
phá dưới chân cầu.
Cây cầu tự nhiên nhìn từ trên cao - Ảnh: Wikipedia
|
Bài, ảnh: Kim Dung
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét