Lễ hội Holla Mohalla tiếp diễn ngay sau lễ Holi, đậm đà bản sắc dân tộc Sikh, Ấn Độ.
ảnh minh họa
Tới
Ấn Độ vào dịp cuối tháng 3, đầu tháng 4 hàng năm, du khách được đắm
chìm trong một bầu không khí lễ hội tưng bừng, đậm đà bản sắc dân tộc.
Hai lễ hội màu sắc là Lathmar Holi và Holi vừa kết thúc cũng là lúc lễ
hội Hola Mohalla bắt đầu ở xứ sở này.
Hola Mohalla, còn được gọi là Mola là
lễ hội truyền thống của những người Sikh ở Ấn Độ, tổ chức linh đình nhất
tại vùng đồi núi Shivaliks thuộc tỉnh Punjab. Trong tiếng Ấn, "Hola"
chính là từ có gốc từ từ "Holi", nhưng khác với lễ hội Holi thường tập
trung vào việc ném bột màu, nước màu; lễ hội Hola là lúc người Sikh thể
hiện võ nghệ và khả năng chiến đấu của họ.
Lễ hội bắt nguồn từ năm 1701 và đã sớm được chính phủ Ấn công nhận là quốc lễ, thường kéo dài tới 3 ngày.
Những người đàn ông Ấn trong trang
phục truyền thống độc đáo với chiếc mũ cuốn cực lớn, bộ râu được cắt tỉa
cẩn thận, quần, áo tông xanh nước biển và cam, tay cầm kiếm và các loại
vũ khí khác tham gia vào bộ môn đấu võ biểu diễn gọi là Gatka.
Những trận chiến đấu kiểu Gatka đều là
chiến đấu giả nhưng vũ khí sử dụng là vũ khí thật sắc bén, khiến không
ít người rùng mình trước mỗi màn đao kiếm chạm nhau.
Ngoài các màn chiến đấu mặt đối mặt,
họ cũng biểu diễn nhiều màn thú vị trên lưng ngựa như cưỡi ngựa không
yên, đứng thẳng hai chân đặt lên hai con ngựa đang chạy… Tất cả đều đòi
hỏi sự dũng cảm và khéo léo.
Vào ngày cuối của lễ hội, các đoàn
người Sikh sẽ diễu hành qua những điểm quan trọng nhất của thành phố.
Những người phụ nữ Ấn ở Punjab có nhiệm vụ chuẩn bị sẵn đồ ăn, thức uống
như: sữa, bột, cơm… để phục vụ đoàn diễu hành.
Do Holla Mohalla bắt đầu ngay sau khi
lễ hội sắc màu Holi kết thúc, ở một số nơi, người dân vẫn còn chút "dư
âm" của ngày lễ này và tiếp diễn trò chơi ném màu vào mặt nhau, tạo nên
một khung cảnh đậm đà màu sắc, âm thanh, ánh sáng…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét