Tôi đến Đài Nam đúng dịp rằm tháng Giêng. Thành phố cổ kính đón khách phương xa bằng tiếng lanh canh vui tai phát ra từ những xe đạp bán kem cũ kỹ. Được hình thành từ cuối thế XVI, thành phố với bề dày lịch sử văn hóa độc đáo này từng là trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của Đài Loan dưới các triều đại phong kiến.
Thành phố tôn giáo
Một góc phố với nét cổ kính xen lẫn vẻ hiện đại
Không bỏ lỡ dịp rằm nhộn nhịp, cô bạn Ann Hsieh đưa chúng tôi đi lễ chùa cầu duyên. Người Đài Nam tự hào về thành phố quê hương: “Đi năm bước gặp một ngôi chùa nhỏ, đi mười bước gặp một ngôi chùa lớn”. Chỉ một buổi sáng, xuyên qua những ngõ hẻm xưa cũ, yên tĩnh và mát mẻ, chúng tôi đã đi qua không biết bao đình, chùa, miếu.
Một gian thờ bên trong ngôi chùa cổ
Trong khói hương mờ ảo, thế giới thần linh hiện lên muôn màu muôn vẻ đúng như đặc trưng tam giáo đồng nguyên của văn hóa Phật giáo Trung Hoa. Nơi đầu tiên chúng tôi ghé thăm, Chùa Chongquing – ngôi chùa cổ được xây dựng từ năm 1721 - nổi tiếng là nơi cầu duyên linh thiêng.
Cầu duyên ở chùa Chongquing
Nguyệt Lão là một trong những vị thần tiên được người dân sùng bái đặc biệt. Theo quan niệm truyền thống, Nguyệt Lão không phải là một mà đến 4 vị khác nhau, bên cạnh đó còn có Nguyệt Bà, mỗi người chăm lo một mặt của đời sống tình cảm đôi lứa. Không chỉ các đôi tình nhân trẻ, mà cả các bậc phụ huynh cũng rất quan tâm thỉnh cầu cho con cái mình có được đời sống tình cảm được suôn sẻ, hạnh phúc.
Người Đài Loan nói chung rất thích cầu nguyện. Ở bất kỳ nơi công cộng nào, bạn cũng dễ dàng bắt gặp những mẩu giấy rực rỡ ghi những lời ước nguyện ngộ nghĩnh.
Sau khi đi bộ mỏi chân, bạn có thể ghé lại một quán nhỏ nào đó, nhấm nháp một cốc trà bí đao ngọt dịu, ấm áp, lấy sức tiếp tục hành trình khám phá thành phố cổ kính này.
Thành phố lịch sử
Ngoài các công trình tôn giáo, Đài Nam còn có rất nhiều công trình mang dấu ấn lịch sử nổi tiếng. Đáng chú ý nhất là pháo đài cổ An Bình. Năm 1624, Công ty Đông Ấn Hà Lan đã xây dựng một pháo đài kiên cố trên bán đảo Tayoan, gọi là pháo đài Zeelandia, nhằm chiếm giữ Đài Loan.
Người Đài Loan nói chung rất thích cầu nguyện. Ở bất kỳ nơi công cộng nào, bạn cũng dễ dàng bắt gặp những mẩu giấy rực rỡ ghi những lời ước nguyện ngộ nghĩnh.
Sau khi đi bộ mỏi chân, bạn có thể ghé lại một quán nhỏ nào đó, nhấm nháp một cốc trà bí đao ngọt dịu, ấm áp, lấy sức tiếp tục hành trình khám phá thành phố cổ kính này.
Thành phố lịch sử
Ngoài các công trình tôn giáo, Đài Nam còn có rất nhiều công trình mang dấu ấn lịch sử nổi tiếng. Đáng chú ý nhất là pháo đài cổ An Bình. Năm 1624, Công ty Đông Ấn Hà Lan đã xây dựng một pháo đài kiên cố trên bán đảo Tayoan, gọi là pháo đài Zeelandia, nhằm chiếm giữ Đài Loan.
Tháp canh ở pháo đài An Bình
Đến năm 1661, tướng Trịnh Thành Công sau khi chiến thắng quân Hà Lan đã đổi tên khu vực này và pháo đài thành An Bình để tưởng nhớ quê nhà ở Đại lục. Ngày nay, nơi đây vẫn còn lại một đoạn tường gạch cũ của pháo đài năm xưa với các móc sắt chống động đất cắm sâu vào tường. Các khu vực khác, bao gồm cả đài quan sát đều đã được trùng tu hoặc xây dựng mới.
Tại khu vực tây bắc thành Đài Nam, vẫn còn lại căn cứ thứ hai của Hà Lan - pháo đài Provintia, ngày nay gọi là Xích Khảm lầu, tất cả đều mở cửa đón khách tham quan.
Tại khu vực tây bắc thành Đài Nam, vẫn còn lại căn cứ thứ hai của Hà Lan - pháo đài Provintia, ngày nay gọi là Xích Khảm lầu, tất cả đều mở cửa đón khách tham quan.
Xích Khảm Lầu (Pháo dài Provintia)
Cảng An Bình cũng từng là một trong bốn hải cảng cho phép thương nhân nước ngoài vào Đài Loan theo hiệp ước Thiên Tân được ký kết vào năm 1858. Một trong những nhà kho chứa muối cũ ở khu vực này, sau nhiều năm bỏ hoang đã “chìm” trong những gốc cổ thụ rậm rạp và trở thành một điểm tham quan thú vị: nhà cổ thụ An Bình. Công trình tái tạo khu nhà này đã đạt được nhiều giải thưởng kiến trúc.
Những cầu thang quanh co giúp du khách len lỏi trong những tán cây và bộ rễ khổng lồ, ngắm dòng sông Yanshui lặng lờ phía xa. Trên bãi cỏ, một nghệ sĩ đường phố đến từ nước Mỹ xa xôi ngân nga những giai điệu của bài hát "Take me home, country roads" trong tiếng ghi ta réo rắt: Cuộc sống nơi xưa ấy / Xưa hơn những rừng cây / Trẻ trung hơn những ngọn núi / Lớn lên như hơi thở...
Những cầu thang quanh co giúp du khách len lỏi trong những tán cây và bộ rễ khổng lồ, ngắm dòng sông Yanshui lặng lờ phía xa. Trên bãi cỏ, một nghệ sĩ đường phố đến từ nước Mỹ xa xôi ngân nga những giai điệu của bài hát "Take me home, country roads" trong tiếng ghi ta réo rắt: Cuộc sống nơi xưa ấy / Xưa hơn những rừng cây / Trẻ trung hơn những ngọn núi / Lớn lên như hơi thở...
Nhà cổ thụ An Bình
Một công trình mang âm hưởng kiến trúc phương Tây khác nằm trong nội ô là Bảo tàng Văn học quốc gia với thư viện mini nhìn ra khu vườn yên tĩnh chắc chắn là nơi lý tưởng cho những ai yêu văn học. Tòa nhà này từng là tòa thị chính của thành phố Đài Nam vào đầu thế kỷ XX.
Bảo tàng văn học Đài Loan
Ngay gần đó, chỉ khoảng 5 phút đi bộ là Miếu Khổng Tử - trường học đầu tiên tại Đài Loan, do Trịnh Sảng – con trai Trịnh Thành Công thành lập năm 1666. Trong không gian thanh tịnh, dưới bóng râm của những gốc cổ thụ già nua, du khách như lạc về quá khứ, nơi các nho sinh ê a Tứ thư Ngũ kinh, suy ngẫm luân thường đạo lý.
Một gian trong Miếu Khổng Tử
Thời gian và chiến tranh đã phá hủy một phần Miếu Khổng Tử. Sau hơn 30 lần trùng tu, dưới thời Nhật chiếm đóng, một võ đường được xây dựng bên trong khuôn viên miếu và ngày nay là một trong số ít nơi ở Đài Loan giảng dạy nghệ thuật kiếm đạo Nhật Bản.
Một góc chợ đêm
Về đêm, như nhiều thành phố khác ở Đài Loan, những khu chợ đêm lớn nhỏ nhộn nhịp ở Đài Nam thu hút đông đảo người địa phương cũng như du khách. Bạn có thể tìm thấy mọi thứ từ những gian hàng trò chơi có thưởng vui nhộn, đến những que kẹo hồ lô ngon lành, hay những món quà lưu niệm địa phương. Tôi cũng hòa cùng dòng người, len lỏi qua những quầy hàng đầy màu sắc, trong tiếng rao vui vẻ của những ông chủ người Hoa.
Theo Doanhnhansaigon
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét