Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

Ghé thăm Viêng Chăn bình yên

Đã không ít người từng đến Thủ đô của đất nước Lào. Họ chụp được nhiều bức ảnh về thành phố xinh đẹp này, nhưng có lẽ hình ảnh đẹp thôi dường như chưa đủ để nói về Viêng Chăn bình yên, đáng mến.
Khi tôi tản bộ trên những con đường ở Viêng Chăn tôi luôn nhận được lời mời của các tài xế xe tuk-tuk với thái độ niềm nở. Nếu từ chối họ cũng cười mà thôi, tuyệt đối không có chuyện tranh giành khách, hay cau có, khó chịu. Bến xe bus của Viêng Chăn những ngày giáp Tết cổ truyền Bunpimày (8/4-14/4) nhộn nhịp hơn bình thường nhưng bạn sẽ không nghe thấy âm thanh to tiếng hay bất cứ sự tranh giành cãi cọ nào xảy ra. Và nếu có một sự việc rắc rối nào đó chắc hẳn là chuyện kì lạ ở nơi đây hoặc do những người nước ngoài.
Những con phố luôn sạch đẹp, rác được bỏ đúng vị trí! Người dân luôn vui vẻ, nhẹ nhàng với khách du lịch hay với người xung quanh. Môt thoáng ghé qua thành phố này chưa đủ hiểu hết văn hóa lối sống nơi đây nhưng những ấn tượng ban đầu này như lời hứa chắc nịch "Sẽ có lần thứ hai tôi ghé lại thành phố bình yên này".

Ghé thăm Viêng Chăn bình yên - 1
Tháp Ba Nụ từ đằng xa xa.
Ghé thăm Viêng Chăn bình yên - 2
 Ghé thăm Viêng Chăn bình yên - 3

Hoa bọ cạp vàng nở rực rỡ mọi nơi.
Ghé thăm Viêng Chăn bình yên - 4

Vườn tượng là địa điểm không nên bỏ qua nếu bạn muốn tìm hiểu Phật giáo nơi đây.
Ghé thăm Viêng Chăn bình yên - 5
Ghé thăm Viêng Chăn bình yên - 6
Ghé thăm Viêng Chăn bình yên - 7
Ghé thăm Viêng Chăn bình yên - 8
Ghé thăm Viêng Chăn bình yên - 9


Thành phố Viêng Chăn khi lên đèn bình yên đến kỳ lạ.
Ghé thăm Viêng Chăn bình yên - 10

Bên bờ sông Mê Công.
Ghé thăm Viêng Chăn bình yên - 11

Món nướng là ẩm thực đặc trưng của người dân Lào.
Ghé thăm Viêng Chăn bình yên - 12


Bên bờ sông Mê Công kê những... thùng rác trông khá "thẩm mỹ".
Ghé thăm Viêng Chăn bình yên - 13

Người dân luôn gần gũi niềm nở với du khách.
(Theo Infonet)

Hấp dẫn Vientiane

(CAO) Vientiane, tức Vạn Tượng, đáng để những ai muốn thấy nghệ thuật của cựu Vương triều Lào đến thăm.

Đây còn là điểm đến thú vị để du khách nhâm nhi cà-phê và bánh sừng trâu, luôn cả những người thích tìm hiểu lịch sử của đất nước giàu truyền thống văn hóa này.

Trước hết phải kể đến Wat (Chùa) Tha Luang, kế trung tâm thành phố, cách Khải hoàn môn khoảng 1,5km về phía đông, là ngôi chùa quan trọng nhất tại Vientiane do có đặt xá lợi của Đức Phật.

Tháp đặt xá lợi cao 45m, rộng 49m, với 30 ngôi chùa nhỏ hơn bao quanh. Chùa That Luang được xây vào 1566, có đôi nét giống đền thờ Ấn Độ giáo (Hindu), đã nhiều lần được phục dựng.

Wat Si Saket được xây năm 1818, theo phong cách kiến trúc chùa của Xiêm, với mặt bằng rộng bao quanh và mái có 5 tầng; nhờ vậy chùa an toàn khi quân Xiêm tàn phá Vientiane năm 1827, dùng đây làm nơi đặt bộ chỉ huy.

Từ đây, đi bộ một quãng là tới chùa Ho Phra Kaew, được xây năm 1565, nay trở thành viện bảo tàng với bộ sưu tập lớn các hiện vật có giá trị của Lào.

Còn Wat Ong Theu, Chùa của Tượng Phật khổng lồ, làm bằng gạch có dát vàng, là tương Phật lớn nhất ở Vientiane.

Điểm đáng tham quan nữa là Công viên Phật, có tên Xieng Khuan, là một công viên nghệ thuật điêu khắc, cách Vientiane 25km về mạn đông-nam. Trong công viên có hơn 200 tượng Phật và thần Hindu, nhiều tượng người, thần, thú vật và quỉ sứ, cũng là điểm hấp dẫn du khách và công chúng đến giải trí. Hầu hết tượng được đúc bê-tông và đôi khi được thiết kế rất kỳ dị, tưởng đâu đã có từ nhiều thế kỷ mặc dù mới xây năm 1958.

Ngoài ra Vientiane còn có thức ăn ngon và dễ tham quan với du khách ba-lô nhờ các điểm du lịch chính không xa nhau mấy.

Một số hình ảnh về Vientiane:

Wat That Luang


Công viên nghệ thuật điêu khắc Xieng Khuan


Bảo tàng Ho Phra Kaew


Tượng Phật khổng lồ


Wat That Luang đẹp mờ ảo trong ánh nắng hoàng hôn


Gác treo trống ở chùa Wat Sisaket
Quang Hùng

Hoàng hôn bên khải hoàn môn của Lào

.
Patuxay nằm cuối đại lộ Lan Xang (Lạng Xạn) hay đại lộ Thanon Luang về phía Đông Bắc Viêng Chăn.

Hầu hết khách du lịch khi đến với thủ đô của đất nước Lào đều dành thời gian ghé thăm Patuxay, nơi được xem là biểu tượng của thành phố này. Patuxay (hay Patuxai) được người dân đất nước Triệu Voi ví như khải hoàn môn của thành phố. Công trình được xây dựng để vinh danh những chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Lào.


Patuxay nằm giữa trục đường chính của con đường đẹp nhất thủ đô, nơi dù bạn đi từ bất kỳ hướng nào cũng có thể nhận ra nó từ xa. Giữa ngã tư phố phường, Patuxay chào đón ánh bình minh của một ngày mới và cũng là nơi ngắm nhìn hoàng hôn rõ nét khi đêm về.

Patuxay có nhiều tên gọi khác như đường băng thẳng đứng, con quái vật bằng xi măng hay Champs Elysée của phương Đông. Công trình được xây dựng từ năm 1962 đến 1968. Qua nhiều lần dang dở vì thiếu kinh phí và nhiều lý do khác, cho đến nay Patuxay vẫn chưa thực sự hoàn thiện. Với người dân Lào, sở dĩ công trình không được tiếp tục xây dựng vì nó thể hiện một phần lịch sử nghèo khó của đất nước. Công trình cũng như một lời nhắn nhủ đến thế hệ sau này biết đến quá khứ khó khăn để phấn đấu xây dựng đất nước trong tương lai.


Patuxay có phần nào đó giống với khải hoàn môn ở Paris nhưng mang nét bản sắc của văn hóa Lào. Đó là những hình tượng trang trí Kinari - nửa người phụ nữ và nửa chim, là những phù điêu mô tả trường ca Rama và các toà tháp mang đậm phong cách của người Lào.

Theo cầu thang xoắn ốc, du khách sẽ đến với tầng 7 của toà tháp. Không gian bao la và trải rộng vươn ra mọi hướng của thủ đô Viêng Chăn hiện ra trước mắt du khách. Nào toà thị chính thành phố, nào Pha That Luang (di sản văn hoá thế giới, biểu tượng quốc gia phật giáo tiểu thừa Lào), khu chợ lớn nhất ở Viêng Chăn, chợ Sáng…tất cả đều có thể ngắm nhìn từ Patuxay. Đây là một địa điểm lý tưởng để có thể chụp ảnh toàn cảnh thành phố.


Tuy giữ nguyên dáng vẻ lạnh lùng của lớp xi măng phủ bên ngoài nhưng Patuxay lại được kết hợp hài hoà trong một quảng trường rộng lớn và hết sức đáng yêu. Khi nắng chiều nhạt dần là lúc người dân Viêng Chăn lại tụ tập về đây. Các gia đình đi dạo, những đứa trẻ tung tăng nô đùa, các cụ già hăng say tập thể dục, vài đôi tình nhân e ấp bên nhau cùng ngắm hồ nước mát trong, cái nắng vàng nhạt và khải hoàn môn Patuxay, một không gian tuyệt vời và dễ mến của người dân Lào thân thiện.
Theo Vnexpress

Không có nhận xét nào: