Có rất nhiều khu chợ nổi tiếng trên thế giới, bán các mặt hàng độc đáo, thu hút khách du lịch ở khắp nơi đổ về. Nhưng có lẽ, chưa một khu chợ nào mặt hàng lại là con người như ở một ngôi làng nằm tại Honduras. Người ta đem đến chợ các "bà vợ" để trao đổi, mua bán đổi lấy các đồ vật, tiền mặt hay các "bà vợ" khác có giá trị tương đương.
Những người đàn ông Honduras coi việc "thay vợ" là sở thích.
Đi chợ "sắm" vợ mới
Chợ ra đời từ rất sớm trong lịch sử loài người, khi con người bắt đầu sản xuất được hàng hóa nhiều hơn nhu cầu của họ, nên phải mang nó đi trao đổi với người khác để lấy một loại hàng hóa cần thiết khác. Thuở ban đầu, chợ chủ yếu là nơi để mọi người trao đổi sản phẩm dư thừa với nhau, dựa trên một thước đo là sự thỏa thuận của hai bên. Về sau cùng với sự ra đời của tiền tệ, chợ không chỉ là nơi trao đổi mà còn diễn ra việc mua và bán hàng hóa. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, các khu chợ kiểu hàng đổi hàng không còn nhiều, chủ yếu sử dụng công cụ chung là đồng tiền để mua hàng. Thói quen hàng đổi hàng chỉ còn tồn tại ở một số các dân tộc thiểu số, nằm rải rác trên thế giới, trong đó có cả Cộng hòa Honduras. Quốc gia Trung Mỹ này còn lưu giữ khá nhiều hủ tục lạc hậu, thu hút một lượng lớn du khách tới đây. Tuy nhiên, hủ tục gây được sự chú ý nhất lại chính là một khu chợ hàng đổi hàng diễn ra ba tháng một lần theo đúng phiên. Hàng hóa nơi đây không phải là đồ vật, gia súc như các khu chợ khác mà là các "bà vợ". Du khách thường gọi đây là chợ "thay vợ".
Tập tục "thay vợ" này đã được lưu truyền từ nhiều đời nay. Trước đây, phiên chợ "thay vợ" diễn ra thường nhật. Các ông chồng luôn tỏ ra khoái chí và hứng khởi trước mỗi phiên chợ. Còn người phụ nữ lúc nào cũng sống trong trạng thái nơm nớp lo sợ nếu làm trái ý chồng thì sẽ bị đem đi... bán. Tuy nhiên, hành động này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người phụ nữ, bởi vậy, hiện tại, luật pháp nước này đã quy định tần suất thay vợ hạn chế trong thời gian ba tháng một lần và phải hoạt động trên hình thức công khai.
Các cặp vợ chồng dập dìu đi chợ, thậm chí còn mang theo con nhỏ tới cho... vui. Tại đây, những bà vợ từng bị bán chác vẫn có thể tiếp tục trở thành món hàng trao đổi của các ông chồng. Ngay cả các bà vợ đang mang bầu cũng là các món hàng giá trị với những người đang cần một đứa con. Không chỉ có các hoạt động mua bán thông thường, những người đàn ông bản địa còn mang vợ đến bán đấu giá nếu họ cho rằng vợ mình đẹp và có "giá trị" cao. Tất nhiên, trước khi mang vợ đi bán, người chồng phải ly dị vợ và giải quyết xong khoản phân chia tài sản với gia đình nhà vợ. Do đó, người phụ nữ không quá thiệt thòi khi bị đem đi bán.
Đối với tục lệ thâm căn cố đế này, chính phủ Honduras cũng đành "bó tay" trước sự ngoan cố của người dân bản địa. Đàn ông Honduras thích đổi vợ tới nỗi những đứa trẻ lớn lên không biết mẹ đẻ của mình là ai. Lâu dần, "thay vợ" trở thành thói quen khó bỏ của các ông chồng Honduras. Nhưng từ khi chính phủ Honduras ban hành lệnh chỉ được đổi vợ ở chợ và chỉ được đổi ba tháng một lần nên các gia đình Honduras cũng ổn định hơn rất nhiều.
Theo các nhà nghiên cứu về lịch sử, phong tục "thay vợ" có nhiều nét tương đồng với tập tục cổ xưa của người Maya cổ đại. Vào thời đó, người phụ nữ trong gia đình bị coi là những món hàng có giá trị cao, là nguồn thu nhập chính cho cả gia đình nên thường bị người đàn ông mang ra khu chợ chung để trao đổi, lấy những vật dụng cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày như đồ ăn, gia súc, dụng cụ săn bắn, hái lượm... Đến với chợ "thay vợ", du khách còn được hòa mình cùng các ca khúc cổ truyền, các điệu múa truyền thống của người dân bản địa Honduras. Thông thường, những người đến khu chợ đều đổi được món đồ mình cần, đôi khi còn được dắt cả người vợ mới về nhà.
Phụ nữ Honduras.
Những cái tên lạ kỳ
Cũng ngay tại khu chợ "thay vợ", du khách còn gặp được khá đông trẻ con bản xứ tung tăng vui đùa. Chúng đến chợ để được gặp gỡ bạn bè, được nhìn thấy cảnh mua bán của người lớn. Đối với bọn trẻ, phiên chợ này như là dịp để được mẹ mua cho cái kẹo, gói bánh hay những thứ đồ chơi làm bằng tay. Nhưng điều kỳ lạ ở những đứa trẻ không phải là sự có mặt của chúng ở khu chợ "thay vợ" mà là tên gọi của chúng. Đàn ông Honduras không chỉ có sở thích mang vợ ra chợ bán mà họ còn có sở thích đặt tên khác thường cho con. Những cái tên có vô vàn ý nghĩa và hết sức lạ lùng. Người dân Honduras đặt cho con mình bằng những cái tên đặc biệt khiến người khác phải chú ý như: "Lốp xe ô tô", "Cảm ơn thượng đế"... hay đặt theo tên của thần tượng như "Clinton", "Reagan"....
Thực ra, những cái tên này đều gắn liền với sự tích lịch sử của Honduras. Honduras vốn là quê hương của người Maya cổ đại và từng có 18 vị vua Maya trị vì tại đây. Để tạo sự khác biệt với dân thường, các vị vua Maya thường xuyên đặt cho mình những cái tên vô cùng khó hiểu như "18 con thỏ", "Miệng rắn" hay "Móng vuốt gấu"... Do đó, người Honduras đặt tên con theo các vị vua Maya với mong muốn con mình được giàu sang, phú quý như vua. Ngay đến cái tên Honduras cũng không phải là một cái tên bình thường. Honduras có nghĩa là "vực sâu không đáy", thể hiện tính vĩnh cửu của một quốc gia.
Tuy nhiên, cách đặt tên này khiến giới chức Honduras gặp không ít rắc rối trong việc quản lý nhân khẩu. Chính quyền Honduras vẫn khá đau đầu trong việc xóa bỏ tục lệ trao đổi vợ và kiểu đặt tên kỳ lạ này tại một số bộ tộc. Năm 2007, chính phủ Honduras đã ban hành lệnh cấm đặt tên lộn xộn, trong đó có cả không đặt tên theo tên người nổi tiếng nhưng vẫn không hiệu quả, đặc biệt ở các bộ tộc sống cách ly với cuộc sống hiện đại.
Nhiều bà vợ cũng thích được đem… đi bán
Không phải lúc nào người phụ nữ đến chợ cũng đều ủ rũ và buồn chán vì bị đem đi bán. Một du khách cho biết: "Quả thật khu chợ này rất kỳ lạ! Có những người phụ nữ bị đem đi bán lại tỏ ra vui vẻ và thích thú với hoạt động trao đổi này". Khi được hỏi lý do hào hứng, một người phụ nữ từng bị trao đổi nhiều lần cười nói: "Được về nhà mới ai cũng vui cả. Có khi gia đình mới lại là nơi khá giả, sung sướng hơn cả nơi ở cũ. Có những người chồng rất tốt, họ chăm sóc tôi rất cẩn thận, còn cho tôi được ăn mặc đẹp nữa".
Chợ "thay vợ" - nét văn hóa Honduras
Dân cư Honduras chủ yếu là hậu duệ người Mestizo và người Chorti (hậu duệ người Maya). Bởi vậy, mọi phong tục tập quán của dân bản địa Honduras hiện tại đều ít nhiều bị ảnh hưởng bởi người Maya cổ xưa. Hủ tục đổi vợ cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng đó. Theo một già làng tại Honduras, chợ "thay vợ" là nét văn hóa riêng của người Honduras, là cái độc đáo của người Maya cổ xưa nên họ muốn duy trì và được thế giới công nhận là phong tục quý cần được bảo tồn. Tuy nhiên, chính quyền Honduras vẫn muốn phiên chợ này giảm xuống ở mức thấp nhất có thể để bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ và tránh tình trạng tự do chuyển đổi nhân khẩu giữa các gia đình.
Theo Xaluan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét