Từ cái nhìn đầu tiên, Solvang – một thị trấn nhỏ ở Mỹ với những ngôi nhà nóc nhọn cao, những cánh quạt của nhà máy xay lúa chạy bằng sức gió, những chậu hoa treo lủng lẳng trên cột đèn lồng thắp bằng khí đốt… dễ khiến du khách cảm thấy mình vừa lạc vào xứ sở Bắc Âu nào đó.
Hương vị Đan Mạch ở Cali
Tọa lạc ở hạt Santa Barbara, bang California, Solvang theo tiếng Đan Mạch có nghĩa là “những cánh đồng ngập nắng” (Sunny Field). Một thế kỷ về trước, thị trấn được khai sinh bởi một nhóm di dân người Đan Mạch muốn tìm nơi ấm áp để tránh mùa đông giá buốt ở vùng Trung Tây nước Mỹ (các bangMichigan,North Dakota,South Dakota).
Từ một vùng đất hoang sơ có diện tích 3.600ha, chỉ là nơi cho gia súc như ngựa, bò và cừu gặm cỏ, những người Đan Mạch xa xứ đã xây dựng nên một ngôi làng đầy dáng vẻ văn hóa nghệ thuật của quê hương mình.
Tọa lạc ở hạt Santa Barbara, bang California, Solvang theo tiếng Đan Mạch có nghĩa là “những cánh đồng ngập nắng” (Sunny Field). Một thế kỷ về trước, thị trấn được khai sinh bởi một nhóm di dân người Đan Mạch muốn tìm nơi ấm áp để tránh mùa đông giá buốt ở vùng Trung Tây nước Mỹ (các bangMichigan,North Dakota,South Dakota).
Từ một vùng đất hoang sơ có diện tích 3.600ha, chỉ là nơi cho gia súc như ngựa, bò và cừu gặm cỏ, những người Đan Mạch xa xứ đã xây dựng nên một ngôi làng đầy dáng vẻ văn hóa nghệ thuật của quê hương mình.
Đường Alisal – Mian Street ở Solvang
Trong chuyến du lịch Mỹ vừa qua, trên đường từ Los Angeles về San José, sau khi băng ngang thung lũng Santa Inez phì nhiêu thuộc vùng trung bộ Cali, chúng tôi có dịp ghé Solvang. Dù chỉ có vẻn vẹn nửa ngày thăm thú, thị trấn nhỏ này đã để lại cho chúng tôi nhiều cảm xúc khó tả.
Khu vực trung tâm của Solvang chỉ rộng độ chừng nửa cây số vuông, với Alisal Road là trục đường “xương sống” và nhiều đường nhánh cắt ngang. San sát hai bên đường là vô số bồn hoa rực rỡ và những ngôi nhà gỗ xây dựng đúng kiểu truyền thống Đan Mạch.
Khu vực trung tâm của Solvang chỉ rộng độ chừng nửa cây số vuông, với Alisal Road là trục đường “xương sống” và nhiều đường nhánh cắt ngang. San sát hai bên đường là vô số bồn hoa rực rỡ và những ngôi nhà gỗ xây dựng đúng kiểu truyền thống Đan Mạch.
Một kiến trúc đặc trưng của Đan Mạch
Kiến trúc dễ nhận thấy nhất của các ngôi nhà kiểu này là những khung gỗ hình chữ nhật, vuông hoặc tam giác nhiều màu sắc bao quanh căn nhà, mái lợp bằng những miếng gỗ nhỏ với đầu nhọn chĩa xuống dưới trông giống như mái nhà lá.
Ngoài ra, du khách có thể thấy những con cò giả trên nhiều nóc nhà tại Solvang vì “giống như người Ðan Mạch, cư dân Solvang tin rằng con cò sẽ đem lại may mắn và giúp xua tan những đợt sét đánh vào nhà”.
Phần lớn nhà ở khu vực này đều được người dân tận dụng vào mục đích kinh doanh, phục vụ khách du lịch. Nhiều nhất là mở cửa hàng bán quần áo trẻ em, đồ cổ, quà lưu niệm, nhà hàng và các cửa hàng bánh ngọt đặc sản nhãn hiệu Danisa – Copenhagen.
Ngoài ra, du khách có thể thấy những con cò giả trên nhiều nóc nhà tại Solvang vì “giống như người Ðan Mạch, cư dân Solvang tin rằng con cò sẽ đem lại may mắn và giúp xua tan những đợt sét đánh vào nhà”.
Phần lớn nhà ở khu vực này đều được người dân tận dụng vào mục đích kinh doanh, phục vụ khách du lịch. Nhiều nhất là mở cửa hàng bán quần áo trẻ em, đồ cổ, quà lưu niệm, nhà hàng và các cửa hàng bánh ngọt đặc sản nhãn hiệu Danisa – Copenhagen.
Một cửa hàng bán đồ lưu niệm
Chuyến thăm của Hoàng gia
Mặc dù được xây dựng từ năm 1911, nhưng mãi đến tháng 7/1939, sau chuyến viếng thăm của Thái tử Đan Mạch Frederik và Công chúa Ingrid, thị trấn mới thu hút sự quan tâm của giới du lịch.
Đến năm 1947, nhờ hiệu quả của bài giới thiệu đặc biệt trên tờ Saturday Evening Post, du khách bắt đầu đổ xô đến thị trấn. Những năm tiếp theo, Hoàng gia Đan Mạch tiếp tục thực hiện những chuyến công du đến Solvang, càng làm cho thị trấn ngày một nổi tiếng hơn.
Mặc dù được xây dựng từ năm 1911, nhưng mãi đến tháng 7/1939, sau chuyến viếng thăm của Thái tử Đan Mạch Frederik và Công chúa Ingrid, thị trấn mới thu hút sự quan tâm của giới du lịch.
Đến năm 1947, nhờ hiệu quả của bài giới thiệu đặc biệt trên tờ Saturday Evening Post, du khách bắt đầu đổ xô đến thị trấn. Những năm tiếp theo, Hoàng gia Đan Mạch tiếp tục thực hiện những chuyến công du đến Solvang, càng làm cho thị trấn ngày một nổi tiếng hơn.
Cối xay gió
Được biết, Nữ hoàng Đan Mạch Margrethe II cũng đến đây hai lần. Lần đầu vào tháng 6/1960, khi bà hãy còn là Công chúa Margrethe.
Lần gần đây nhất là vào tháng 5/1976, Nữ hoàng cùng với chồng là Hoàng thân Henrik đã đến thăm nhà thờ Bethania, chúc phúc cư dân nơi đây trước khi trao tặng Huân chương Dannebrog cho Ferdinand Sorensen – cha đẻ của nghệ thuật kiến trúc Đan Mạch ở Solvang, người đã xây dựng chiếc cối xay gió đầu tiên cho thị trấn này.
Ngày 11-6 năm ngoái, Hoàng thân Henrik vừa trở lại Solvang đúng vào dịp sinh nhật lần thứ 77 của mình đồng thời tham dự lễ kỷ niệm Solvang tròn 100 tuổi.
Lần gần đây nhất là vào tháng 5/1976, Nữ hoàng cùng với chồng là Hoàng thân Henrik đã đến thăm nhà thờ Bethania, chúc phúc cư dân nơi đây trước khi trao tặng Huân chương Dannebrog cho Ferdinand Sorensen – cha đẻ của nghệ thuật kiến trúc Đan Mạch ở Solvang, người đã xây dựng chiếc cối xay gió đầu tiên cho thị trấn này.
Ngày 11-6 năm ngoái, Hoàng thân Henrik vừa trở lại Solvang đúng vào dịp sinh nhật lần thứ 77 của mình đồng thời tham dự lễ kỷ niệm Solvang tròn 100 tuổi.
Round Tower – bản sao của tháp Rundertarn rất nổi tiếng ở Đan Mạch
…và những điều chưa biết
Với mong ước biến Solvang thành một “Little Denmark” (tiểu Đan Mạch) ngay trong lòng nước Mỹ, bên cạnh bốn chiếc cối xay gió ở khu vực trung tâm, những kiến trúc sư, nhà thiết kế bậc thầy của thị trấn còn dựng nên một tòa tháp là bản sao hoàn hảo của tháp Rundertarn rất nổi tiếng ở thủ đô Copenhagen.
Chưa hết, họ còn “sao y bản chính” bức tượng nàng tiên cá ngồi nhìn ra biển trên một tảng đá ở bến cảng Langilinic cũng thuộc Copenhagen, và đặt nó ở vị trí trang trọng trong khu vực trung tâm thị trấn. Nàng tiên cá bé nhỏ là tên một câu chuyện cổ tích rất xúc động của đại văn hào Đan Mạch Hans Christian Andersen (1805-1875).
Mối tình đẹp đẽ của nàng với vị hoàng tử và tinh thần hy sinh cao cả vì người mình yêu khiến nàng nhận được sự cảm phục và yêu mến của hàng triệu độc giả khắp thế giới.
Điều đó cũng giải thích vì sao biểu tượng nàng tiên cá bé nhỏ, bức tượng chân dung của Andersen hay bảo tàng Hans Christian Andersen ở Solvang lại có sức hút mạnh mẽ đối với tất cả du khách như vậy.
Với mong ước biến Solvang thành một “Little Denmark” (tiểu Đan Mạch) ngay trong lòng nước Mỹ, bên cạnh bốn chiếc cối xay gió ở khu vực trung tâm, những kiến trúc sư, nhà thiết kế bậc thầy của thị trấn còn dựng nên một tòa tháp là bản sao hoàn hảo của tháp Rundertarn rất nổi tiếng ở thủ đô Copenhagen.
Chưa hết, họ còn “sao y bản chính” bức tượng nàng tiên cá ngồi nhìn ra biển trên một tảng đá ở bến cảng Langilinic cũng thuộc Copenhagen, và đặt nó ở vị trí trang trọng trong khu vực trung tâm thị trấn. Nàng tiên cá bé nhỏ là tên một câu chuyện cổ tích rất xúc động của đại văn hào Đan Mạch Hans Christian Andersen (1805-1875).
Mối tình đẹp đẽ của nàng với vị hoàng tử và tinh thần hy sinh cao cả vì người mình yêu khiến nàng nhận được sự cảm phục và yêu mến của hàng triệu độc giả khắp thế giới.
Điều đó cũng giải thích vì sao biểu tượng nàng tiên cá bé nhỏ, bức tượng chân dung của Andersen hay bảo tàng Hans Christian Andersen ở Solvang lại có sức hút mạnh mẽ đối với tất cả du khách như vậy.
Hønen – nguyên mẫu kiểu xe ngựa đã từng lăn bánh ở Đan Mạch hồi thế kỷ XIX – sẽ đưa du khách tham quan một vòng thị trấn
Thị trấn nhỏ bé và dễ thương này từng là bối cảnh quay nhiều bộ phim nổi tiếng của Hollywood, trong đó có Sideways – nhận được bốn đề cử và đoạt giải thưởng Oscar cho Phim chuyển thể kịch bản xuất sắc nhất vào năm 2004, đồng thời đoạt luôn giải Quả cầu vàng (Golden Globe Awards) phim ca nhạc hoặc phim hài hay nhất.
Nội dung phim xoay quanh câu chuyện của hai người bạn vong niên không gặp may trong cuộc sống rủ nhau về vùng sản xuất rượu nho để xả hơi trước khi một trong hai người bước vào cuộc sống mới.
Tại vùng đất lãng mạn này, họ gặp hai cô gái dễ thương và những ly vang tuyệt hảo của thung lũng Santa Ynez trở thành chất men xúc tác tuyệt vời để những tâm hồn khao khát yêu thương nảy sinh tình cảm. Sau khi bộ phim trình chiếu, hàng chục quán bar thi nhau mọc lên trong vùng.
Đến đây, du khách dễ dàng nếm thử đủ mọi hương vị vang Cali và mua vài chai về làm quà. Chỉ vài đôla mỗi ly, tùy loại rượu và tùy quán.Có nơi chủ quán hào phóng tặng luôn cái ly khách vừa uống thử để làm kỷ niệm.
Nội dung phim xoay quanh câu chuyện của hai người bạn vong niên không gặp may trong cuộc sống rủ nhau về vùng sản xuất rượu nho để xả hơi trước khi một trong hai người bước vào cuộc sống mới.
Tại vùng đất lãng mạn này, họ gặp hai cô gái dễ thương và những ly vang tuyệt hảo của thung lũng Santa Ynez trở thành chất men xúc tác tuyệt vời để những tâm hồn khao khát yêu thương nảy sinh tình cảm. Sau khi bộ phim trình chiếu, hàng chục quán bar thi nhau mọc lên trong vùng.
Đến đây, du khách dễ dàng nếm thử đủ mọi hương vị vang Cali và mua vài chai về làm quà. Chỉ vài đôla mỗi ly, tùy loại rượu và tùy quán.Có nơi chủ quán hào phóng tặng luôn cái ly khách vừa uống thử để làm kỷ niệm.
Phiên bản của bức tượng nàng tiên cá ở Copenhagen
Bức tượng bán thân của đại văn hào Đan Mạch Hans Christian Andersen
Dạo quanh những con đường nhỏ ở Solvang, du khách dễ dàng nhận thấy không chỉ kiến trúc, nghệ thuật, văn hóa mà cả cách sống của người dân nơi đây đều thấm đẫm tinh thần Đan Mạch. Nhiều dịch vụ tại Solvang đều lấy tên gọi “Viking” – thủy tổ của người dân vùng Scandinavia, bao gồm ba nước Ðan Mạch, Na Uy và Thụy Ðiển.
Ví dụ như “Viking Travel”, “Viking Motel”, “Viking Garden Restaurant” hoặc “Viking Bank”. Nếu đến Solvang vào đúng các ngày lễ hội, du khách còn được thưởng thức miễn phí những màn ca hát, nhảy múa “đậm chất” Đan Mạch.
Ví dụ như “Viking Travel”, “Viking Motel”, “Viking Garden Restaurant” hoặc “Viking Bank”. Nếu đến Solvang vào đúng các ngày lễ hội, du khách còn được thưởng thức miễn phí những màn ca hát, nhảy múa “đậm chất” Đan Mạch.
Theo doanhnhansaigon
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét