Tỏi, thứ gia vị mà loài ma cà rồng rất kị, đang bán rất chạy ở thị trấn phía Tây Serbia sau khi chính quyền địa phương cảnh báo quái vật ma cà rồng có thể ra tay với dân chúng.
Chính quyền địa phương ở làng Zarozje, thị trấn Bajina Basta thuộc miền Tây Serbia đưa ra cảnh báo khi một nhà máy nước, nơi được cho là ma cà rồng Sava Savanovic từng cư trú, bị sụp đổ.
Người ta truyền tai nhau rằng Sava Savanovic từng sống trong nhà máy nước này, nằm trên bờ sông Rogacica thuộc làng Zarozje, thị trấn Bajina Basta. Quái vật đã hút máu những người tới đây lấy nước.
Chính quyền địa phương ở làng Zarozje, thị trấn Bajina Basta thuộc miền Tây Serbia cảnh báo người dân về ma cà rồng. |
Sau đó gia đình Jagodic đã mua nhà máy nước nhưng họ rất sợ. Họ biến nhà máy thành điểm du lịch để thu hút khách du lịch và mở cửa vào ban ngày. Mặc dù làm ăn phát đạt nhưng gia đình dòng họ Jagodic không dám tu sửa nhà máy vì sợ “động” tới ma cà rồng. Và mới đây, nhà máy bị đổ vì không được sửa chữa.
Trước sự việc trên, dân làng truyền tai nhau rằng ma cà rồng đã tái xuất. Thị trưởng Miodrag Vujetic thừa nhận: “Người dân rất lo sợ, tất cả đều biết đến truyền thuyết ma cà rồng và đều nghĩ rằng quái vật đang lang thang, tìm nơi ẩn mình. Chúng tôi đều rất sợ”.
Ông Vujetic cho biết thêm: “Hầu hết những người không sống trong vùng này đều cười vì nỗi sợ hãi của chúng tôi nhưng tất cả mọi người ở đây đều tin là ma cà rồng thực sự tồn tại”.
Ông Vujetic cũng xác nhận rằng, chính quyền địa phương khuyên người dân nên mua để tỏi trước cửa nhà và cửa sổ vì ma cà rồng rất sợ mùi này đồng thời treo thánh giá trong các phòng trong nhà.
Ở châu Âu, nhiều người tin rằng có ma cà rồng. Năm 2009, các nhà nghiên cứu Italia tin rằng họ đã tìm thấy phần còn lại của một nữ “ma cà rồng” ở Venice. “Ma cà rồng” này bị chôn sâu trong hầm mộ với một cuộc gạch chẹn giữa hai hàm răng. Đây chính là cách để ngăn chặn “cô ta” không ăn sạch các nạn nhân được chôn cùng.
Nữ “ma cà rồng” này được tìm thấy trên hòn đảo nhỏ Lazzaretto Nuovo ở phía đông bắc Venice trong một hầm mộ tập thể của. Nơi đây từng là bệnh xá trong trận dịch hạch Venetian (Venice cũ) năm 1576.
Ông Matteo Borrini, nhà nhân loại học tại trường đại học Florence, nói: “Đây là lần đầu tiên ngành khảo cổ học tìm ra được bằng chứng của nghi lễ phù phép ma cà rồng. Khám phá này cũng sẽ giúp biết được truyền thuyết về ma ca rồng ra đời như thế nào”.
Theo Borrini, hàng loạt trận dịch tàn phá châu Âu vào khoảng năm 1300- 1700 đã sản sinh ra truyền thuyết ma cà rồng nhưng thực ra nguyên nhân chủ yếu là do con người lúc đó chưa hiểu biết đầy đủ về sự phân hủy của xác chết.
Thời đó, khi đào lại các phần mộ, những người thợ đào huyệt thỉnh thoảng đụng phải các thi thể phồng lên do khí gas tích tụ, trong khi tóc vẫn mọc và có máu ứa ra từ miệng. Thế nên họ tin rằng các xác chết đó vẫn còn sống. Chưa hết, vải liệm phủ mặt các thi thể thường bị vi khuẩn trong miệng phá hủy, để lộ hàm răng nên từ đó, ma cà rồng có gán biệt danh là “kẻ ăn vải liệm”.
Ở châu Âu, nhiều người tin rằng có ma cà rồng. Năm 2009, các nhà nghiên cứu Italia tin rằng họ đã tìm thấy phần còn lại của một nữ “ma cà rồng” ở Venice. “Ma cà rồng” này bị chôn sâu trong hầm mộ với một cuộc gạch chẹn giữa hai hàm răng. Đây chính là cách để ngăn chặn “cô ta” không ăn sạch các nạn nhân được chôn cùng.
Nữ “ma cà rồng” này được tìm thấy trên hòn đảo nhỏ Lazzaretto Nuovo ở phía đông bắc Venice trong một hầm mộ tập thể của. Nơi đây từng là bệnh xá trong trận dịch hạch Venetian (Venice cũ) năm 1576.
Ông Matteo Borrini, nhà nhân loại học tại trường đại học Florence, nói: “Đây là lần đầu tiên ngành khảo cổ học tìm ra được bằng chứng của nghi lễ phù phép ma cà rồng. Khám phá này cũng sẽ giúp biết được truyền thuyết về ma ca rồng ra đời như thế nào”.
Theo Borrini, hàng loạt trận dịch tàn phá châu Âu vào khoảng năm 1300- 1700 đã sản sinh ra truyền thuyết ma cà rồng nhưng thực ra nguyên nhân chủ yếu là do con người lúc đó chưa hiểu biết đầy đủ về sự phân hủy của xác chết.
Thời đó, khi đào lại các phần mộ, những người thợ đào huyệt thỉnh thoảng đụng phải các thi thể phồng lên do khí gas tích tụ, trong khi tóc vẫn mọc và có máu ứa ra từ miệng. Thế nên họ tin rằng các xác chết đó vẫn còn sống. Chưa hết, vải liệm phủ mặt các thi thể thường bị vi khuẩn trong miệng phá hủy, để lộ hàm răng nên từ đó, ma cà rồng có gán biệt danh là “kẻ ăn vải liệm”.
Các nhà nghiên cứu Italia tin rằng họ đã tìm thấy phần còn lại của một nữ “ma cà rồng” ở Venice và đây là hình chụp "phần còn lại của nữ ma cà rồng này, hộp sọ với cục gạch chèn vào miệng. |
Theo các tài liệu y khoa và tôn giáo thời Trung cổ, người ta tin rằng “những xác chết còn sống” này đã phát tán bệnh dịch hạch để hút lấy sự sống còn sót lại ở các xác chết cho đến khi chúng đủ mạnh để tiếp tục hành trình.
"Vải liệm là thức ăn của ma cà rồng, giống như sữa là thức ăn của trẻ con vậy. Do đó, để giết chết ma cà rồng, bạn phải lấy hết vải liệm khỏi miệng nó và nhét vào đó thứ gì không thể ăn được. Nhiều khả năng sẽ còn tìm thấy những xác chết khác với gạch trong miệng, nhưng đây là lần đầu tiên nghi thức này được phát hiện”, Borrini nói.
Trong khi truyền thuyết về những con ma cà rồng hút máu người có từ hàng ngàn năm trước, nhân vật ma cà rồng hiện đại xuất hiện lần đầu tiên trong tiểu thuyết "Dracula” của tác giả người Ireland Bram Stoker xuất bản năm 1897, dựa trên những truyền thuyết ở Đông Âu vào thế kỷ 18.
"Vải liệm là thức ăn của ma cà rồng, giống như sữa là thức ăn của trẻ con vậy. Do đó, để giết chết ma cà rồng, bạn phải lấy hết vải liệm khỏi miệng nó và nhét vào đó thứ gì không thể ăn được. Nhiều khả năng sẽ còn tìm thấy những xác chết khác với gạch trong miệng, nhưng đây là lần đầu tiên nghi thức này được phát hiện”, Borrini nói.
Trong khi truyền thuyết về những con ma cà rồng hút máu người có từ hàng ngàn năm trước, nhân vật ma cà rồng hiện đại xuất hiện lần đầu tiên trong tiểu thuyết "Dracula” của tác giả người Ireland Bram Stoker xuất bản năm 1897, dựa trên những truyền thuyết ở Đông Âu vào thế kỷ 18.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét