Xương rồng không thể sống nổi, kim loại không thể oxy hóa vì thiếu nước ở các địa danh khô hạn nhất hành tinh.
Thung lũng Khô, Nam Cực: Theo Hello Travel, đây là nơi có độ ẩm rất thấp mà không hề có tuyết hay băng giá bao phủ. Thung lũng có diện tích 4.800 km2, chiếm 0,03% châu lục và cũng là vùng không băng tuyết lớn nhất Nam Cực. Trong hơn 2 triệu năm nay, ở đây không hề có một giọt mưa. Gió mạnh lên đến 322 km/h. |
Sa mạc Atacama, Chile: Diện tích 105.000 km2, trải dài 1.000 m từ phía nam Peru đến phía bắc Chile, vùng này khô hạn tới mức đất được ví giống như trên sao Hỏa. Áp suất cao do ở độ cao so với mực nước biển đã ngăn hơi nước từ phía tây, những ngọn núi cản các đám mây hình thành ở lưu vực sông Amazon từ phía đông. Vì vậy, mưa chưa bao giờ xuất hiện ở đây. Xương rồng cũng không thể sống nổi. Sa mạc khô cằn, những ngọn núi cao tới 6.885 m nhưng vẫn không có băng tuyết. Mùa hè ở đây vô cùng khắc nghiệt. Sa mạc Atacama được gọi là “nơi để quên đi rằng trên trái đất này có thứ gọi là nước”. |
Luxor, Ai Cập: Đây là một trong những nơi nóng nhất, nắng nhất và khô nhất trên trái đất. Nằm ở phía nam Ai Cập, Luxor được mệnh danh là “bảo tàng mở lớn nhất thế giới” bởi những di tích còn sót lại của kinh thành Thebes cổ đại. Ngày nóng kỷ lục là 15/5/1991 với 50 độ C, ngày lạnh nhất là 6/2/1989 với -1 độ C. Lượng mưa dưới 1 mm/năm. |
Aswan, Ai Cập: Nằm cách Luxor 130 km, Aswan là nơi có người ở khô cằn nhất hành tinh. Lượng mưa ở đây rất thấp, chưa đến 1mm mỗi năm, độ ẩm dao động từ 11-31%. Ngày nóng nhất là ngày 22/5/1973, nhiệt độ lên tới 51 độ C, ngày lạnh nhất xuống tới -2 độ C năm 1989. |
Ica, Peru: Nằm bên bờ sông Ica, cách Lima 300 km về phía nam, thành phố nằm bên rìa sa mạc Atacama. Năm 2005, dân số thành phố ước tính gần 220.000 người. Do khí hậu khô hạn với lượng mưa trung bình 2,29 mm/năm, đây là nơi lý tưởng cho các bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét