Khoai tây được ngâm bia, sau đó đem chiên giòn rồi trộn cùng pho mát và bột ớt tạo nên một món ăn "chẳng dễ cưỡng lại" chút nào.
Salad thịt nướng kiểu Mexico thơm ngon, hấp dẫn trộn với các loại rau củ và khoai tây chiên, chỉ nhìn thôi cũng biết là rất ngon rồi.
Không cần nếm cũng đã thấy ngay được sức mê hoặc của món khoai tây chiên ăn kèm các loại xốt này.
Khoai tây chiên ăn kèm với thịt xông khói béo ngậy có thể khiến những người sành ăn hài lòng tuyệt đối ngay từ miếng đầu tiên.
Khoai tây chiên nóng giòn trộn với pho mát Parmesan là lựa chọn hoàn hảo khi bạn bất chợt thèm ăn vặt món gì đó.
Khoai tây chiên kết hợp với đặc sản kim chi của xứ Hàn tạo nên hương vị quyến rũ và lạ miệng vô cùng.
Khoai tây chiên giòn sau đó xào với tỏi tuy cổ điển nhưng nếu chấm cùng xốt cà chua sẽ rất ngon.
"Đổi gió" bữa ăn hàng ngày với một món ăn đặc biệt là sự kết hợp giữa thịt nướng, salad và khoai tây chiên.
Thịt ba chỉ cuộn khoai tây nướng vừa đẹp mắt lại vừa ngon miệng, dinh dưỡng.
Khoai tây xắt lát mỏng, đem nướng trong lò rồi ăn kèm với chanh và hạt tiêu. Với cách thưởng thức này, món khoai tây chiên sẽ không bị ngấy nữa.
Ấm bụng trong những ngày se lạnh với cà ri gà Tikka Masala ăn kèm khoai tây nướng giòn thơm ngon, hấp dẫn.
Món khoai tây chiên trộn gia vị và ớt tươi theo kiểu Liban có lẽ sẽ làm những thực khách thích ăn cay phải cẩn trọng.
Khoai trộn thịt bò và sốt ớt xanh đậm đà, tròn vị. Đây đúng là một sự kết hợp hoàn hảo.
Món súp Poutine ấm nóng được chế biến theo phong cách Canada béo ngậy là sự lựa chọn truyệt vời dành cho những ngày lạnh giá.
Ăn BBQ Poutine và uống bia có thể làm cho người kén ăn nhất cũng phải gật gù khen ngon.
Những cốc khoai tây chiên chấm tương ớt và mù tạt Dijon cho bữa tiệc thêm phong cách.
Khoai lang nướng thơm mềm cùng bột quế chấm với sốt pho mát sẽ làm bạn phải "xao động".
Khoai lang nướng với phô mai Parmesan ngon không cưỡng lại được.
Món khai vị ngọt ngào với khoai tây nướng mềm cùng đường nâu và bột quế.
Món ăn mang đậm phong cách của người Hy Lạp là ăn thịt cừu với khoai tây, các loại rau củ và sốt chua trong bữa chính.
Món Pad Thái này đặc biệt hơn khi khoai tây được thay thế cho mỳ.
Khoai chiên cùng xốt Cajun của người Bắc Mỹ khá cay nhưng một khi đã trót mê rồi thì khó có thể cưỡng lại được.
Khoai tây chiên giòn kiểu cổ điển dù sao cũng vẫn rất tuyệt vời.
Theo Trí Thức Trẻ
Lịch sử thú vị của món khoai tây chiên
Món ăn nhanh khoai tây chiên còn biết tới dưới cái tên “món chiên của người Pháp”. Nhưng liệu thực sự món ăn này hoàn toàn có nguồn gốc từ nước Pháp?
Khoai tây du nhập vào châu Âu vào khoảng đầu thế kỉ 16, người có công trong việc đó không phải người Pháp hay người Bỉ mà là một người Tây Ban Nha. Năm 1537, Jimenez de Quesada và những người Tây Ban Nha đã phát hiện một ngôi làng ở Columbia, khi tất cả người dân bản xứ đã bỏ trốn. Trong vô số thứ tìm được tại đó, họ đặc biệt chú ý đến một loại củ bản địa. Lúc bấy giờ những người Tây Ban Nha gọi chúng bằng cái tên "nấm cục" - chính là những củ khoai tây bây giờ.
Khoảng 20 năm sau, khoai tây đã được đưa tới Tây Ban Nha và cũng được mang tới Ý. Tại thời điểm này, khoai tây vẫn còn khá nhỏ và có vị đắng do môi trường Tây Ban Nha và Ý đều không tốt cho sự phát triển của loại củ này. Theo thời gian, giống cây này đã được nhân giống trồng rộng rãi khắp châu Âu, loại củ cũng lớn hơn và ngọt hơn.
Vậy tại sao khoai tây chiên lại có tên tiếng Anh là "French Fries" - món chiên của người Pháp? Đó thực sự lại là một câu chuyện khác. Trong cuộc chiến tranh Bảy Năm, một sĩ quan quân y người Pháp tên Antoine-Augustine Parmentier bị giam giữ tại nước Phổ, nơi mà khẩu phần ăn chính của tù nhân là khoai tây. Vào thời điểm này, người Pháp chỉ sử dụng khoai tây làm thức ăn chăn nuôi gia súc và không bao giờ ăn chúng. Họ cho rằng khoai tây có thể gây ra các bệnh khác nhau, nguy hiểm hơn cả là bệnh phong. Trên thực tế, năm 1748, chính phủ Pháp đã ra lệnh cấm trồng khoai tây trên toàn lãnh thổ. Tuy nhiên trong những tháng ngày bị giam giữ, Parmentier đã bị buộc trồng và ăn khoai tây. Và rồi ông nhận ra, những quan niệm của người Pháp về khoai tây trước đây là hoàn toàn không đúng sự thật.
Khi được trả tự do và quay trở lại Pháp, Parmentier đã đấu tranh cho khoai tây và coi đó như một nguồn thực phẩm giàu tiềm năng. Cuối cùng, vào năm 1772, khoa y học Paris đã phải đưa ra công bố rằng khoai tây hoàn toàn có thể sử dụng làm thức ăn cho con người, mặc dù Parmentier vẫn gặp phải những kháng cự nghiêm trọng và thậm chí không được phép trồng khoai tây trong khu vườn của mình tại bệnh viện Invalides nơi ông làm dược sĩ. Parmentier sau đó đã phải rất vất vả để bảo vệ ý kiến của mình, từ việc mời các nhân vật quan trọng ăn thử khoai tây tới việc thuê vệ sĩ bảo vệ hay thuê người giả vờ "ăn cắp" khoai tây. Nhưng phải đến nạn đói năm 1785, khoai tây mới bắt đầu trở nên phổ biến tại Pháp.
Sau khi được người Pháp chấp nhận, khoai tây nhanh chóng được trồng rộng rãi trên khắp nước Pháp, trong cả những khu vườn Hoàng Gia. Người Pháp cuối cùng cũng đã "phát minh" hoặc “học” được cách chiên khoai tây. Khoai tây chiên đã trở nên cực kì phổ biến ở Pháp, đặc biệt ở Paris, nơi mà khoai tây chiên được bán trên các xe đẩy hàng lưu động khắp đường phố với tên gọi "frites".
Mặc dù thời điểm người Pháp "phát minh" ra món khoai tây chiên là vào cuối thế kỉ 18, lâu hơn khoảng 100 năm so với món ăn tương tự của người Bỉ, nhưng có rất nhiều tranh luận cho rằng món ăn này được chế biến đồng thời ở 2 quốc gia này trong cùng thời điểm, vậy nên đến hiện tại, món "chiên của người Pháp" vẫn còn được chia sẻ nguồn gốc lịch sử cho cả người Pháp và người Bỉ.
Cũng cần phải nói thêm rằng, ngay trước khi khoai tây trở nên phổ biến ở Pháp, chiến tranh Pháp-Áo đã diễn ra ngay gần biên giới Bỉ, có thể trong thời gian này, những người lính Pháp đã học hỏi công thức chế biến khoai tây của người Bỉ rồi giới thiệu đến nước Pháp, cũng có thể người Pháp đã đưa ý tưởng riêng cho món ăn này tới Bỉ trong cùng thời gian đó, hoặc là cả hai nước đã có những ý tưởng độc lập với món ăn này. Vậy nên nói món khoai tây chiên là của người Pháp hay người Bỉ đều không bị phản bác.
Dù sao đi nữa, ngày nay món ăn này cũng phổ biến với toàn châu Âu bằng tên gọi: món chiên của người Pháp - "French fries".
Theo Depplus.vn/MASK
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét