Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013

Tinh tế nghệ thuật làm giấy truyền thống Hanji

Nghề làm giấy công phu này đã lưu truyền ở Hàn Quốc hơn 1.000 năm.

Hanji là từ để chỉ nghệ thuật làm giấy thủ công ở đất nước Hàn Quốc. “Han” có nghĩa là Hàn và “ji” là giấy. Từ này bắt đầu được sử dụng từ đầu thế kỷ 20, sau khi giấy phương Tây (Yangji) du nhập vào Hàn Quốc. 



Nghệ thuật làm giấy này đã có tới 1.300 năm lịch sử và những người làm giấy Hanji ở Hàn Quốc đều được coi là nghệ nhân. 



Giấy Hanji không chỉ được sử dụng để viết thư pháp, vẽ tranh, viết sách mà còn được sử dụng làm giấy dán cửa, dán tường, dán đồ nội thất, ô, đèn lồng, hộp, quạt, giày và cả quần áo. Người Hàn Quốc thậm chí còn dùng loại giấy này cho sàn nhà của họ. 


Cửa sổ dán Hanji.


Đèn bàn làm từ Hanji.

Giấy Hanji rất đẹp và mịn mặt. Vật liệu chính để làm Hanji khá đơn giản, đó là cây đậu khô, màu tự nhiên và nước. So với đậu khô ở các nước châu Á khác, giống đậu khô ở Hàn Quốc dai hơn, bền hơn vì vậy cũng cho chất liệu giấy tốt hơn. 




Một ví dụ điển hình cho sức bền của Hanji là những tài liệu được tìm thấy trong ngôi đền Bulguksa ở Gyeongju năm 1966. Được cho là bản in bằng gỗ đầu tiên trên thế giới nhưng cuộn giấy này hầu như không bị hư hại nhiều, nhờ độ bền tự nhiên của Hanji. 





Giấy Hanji còn được gọi là “giấy 100” vì phải qua tới 100 công đoạn mới làm nên một tờ giấy. Không chỉ có vậy, việc chế giấy sao cho không dày quá, cũng không mỏng quá, có độ hấp thu mực tốt, lâu bền với thời gian còn cần sự cẩn trọng hơn nhiều.





Cùng với sự du nhập của giấy ngoại với giá thành cực rẻ, nghề làm giấy Hanji cũng mai một. Ngày nay, chỉ còn một số ít cơ sở sản xuất Hanji truyền thống phục vụ cho thư pháp và sản xuất đồ lưu niệm cho khách du lịch. 




Supertramp (Xzone/Tri Thức Thời Đại)

Không có nhận xét nào: