Hành trình gian truân từ Nam Mỹ
Có những tỉ phú được sinh ra, và cũng có nhiều người đã chết đi vì những củ khoai tây tưởng chừng vô hại này. Và sau đây là những dữ kiện thú vị về hành trình trở nên phổ biến khắp thế giới của khoai tây, kể từ khi người ta bắt đầu biết nhúng nó vào dầu và tạo ra món khoai tây chiên.
Khó có thể tin được một loại thực phẩm thiết yếu ngày nay như khoai tây lại mới được thế giới phương Tây chấp nhận như một thứ thực phẩm có thể ăn được trong vòng 200 năm trở lại đây.
Câu chuyện bắt đầu từ cách đây hàng ngàn năm tại các quốc gia Nam Mỹ như Peru, Ecuador và phía bắc Chile, nơi mà người Incas đã tìm ra khoai tây dại mọc trên cao nguyên và bắt đầu trồng chúng từ những năm 750 trước Công Nguyên. Ngoài việc sử dụng khoai tây như thực phẩm chủ yếu, người Incas còn dùng khoai tây để chữa bệnh, chữa lành vết thương, và thậm chí là bói toán. Tuy nhiên người Incas chưa từng biết đến việc chiên khoai tây, thay vào đó họ phơi khoai tây khô dưới ánh nắng mặt trời trong nhiều tuần và sau đó giẫm lên khoai bằng chân trần để ép hết chất lỏng ra khỏi củ khoai.
Khoai tây được đưa đến nước Đức vào năm 1588 và chỉ được sử dụng làm đồ ăn cho tù nhân. Cho tới năm 1744, khi đức vua William yêu cầu nông dân bắt đầu trồng khoai tây như lương thực chính để vượt qua nạn đói, khi đó khoai tây mới phổ biến hơn. Đến năm 1813, tức là hơn 150 năm kể từ ngày được giới thiệu ra thế giới, khoai tây mới trở thành thực phẩm thiết yếu và phổ biến tại một số quốc gia châu Âu như Scotland, Hà Lan, Áo, Thụy Sỹ, Đức và Ý.
Hiệp Đặng (tổng hợp)
Trở thành thực phẩm thiết yếu của loài người
Sau nạn đói năm 1845, nhiều người dân Ireland đã di cư đến Mỹ và đem theo củ khoai tây của họ. Tuy nhiên lúc bấy giờ không có nhiều người ở Mỹ chú ý đến loại rau củ này cho tới khi Thomas Jefferson, một nông dân tiên tiến và liều lĩnh quyết định trồng loại củ này và đem nó tới gần gũi với khẩu vị người dân Mỹ hơn, mặc dù vẫn còn nhiều người khăng khăng rằng họ đã bị trúng độc khi ăn khoai tây.
Không lâu sau đó, phát kiến vĩ đại về khoai tây chiên ra đời khi người ta bắt đầu biết thái mỏng lát khoai và đem chiên ngập dầu. Ai là người đầu tiên đã làm việc này thì đến nay chúng ta vẫn không được biết rõ. Người Pháp thì cho rằng một người nông dân miền quê của đất nước này là cá nhân đầu tiên chế biến món khoai tây chiên (mà các nhà hàng ngày nay vẫn hay gọi là “French fries” – khoai tây chiên kiểu Pháp), trong khi đó người Bỉ thì khăng khăng cho rằng đây là phát minh của mình. Những ý kiến của các chuyên gia cũng có 2 luồng dư luận trái chiều. Tuy nhiên bất kể là gì đi nữa thì đến năm 1830, món khoai tây chiên đã trở nên phổ biến rộng rãi khắp 2 quốc gia này.
Phải mất thêm hơm một trăm năm nữa để món khoai tây chiên trở thành một trong những món ăn nhanh thiết yếu tại Mỹ. Ngày nay dù khoai tây chiên đã trở nên quá quen thuộc trên toàn thế giới, tuy nhiên khẩu vị ăn khoai chiên kèm với tỏi thì chỉ có ở nước Mỹ và nó như là một nét văn hóa của người Mỹ cho đến giờ.
Khoai tây chiên sinh ra để trở thành món ăn nhanh. Các công đoạn chế biến và chiên khoai trong những lò chiên lớn và đắt tiền hầu hếu không phù hợp với những người nội trợ với gian bếp nhỏ. Vào thuở sơ khai của món ăn này, việc thưởng thức khoai tây chiên chỉ có tại những nhà hàng ở Pháp và Bỉ, nơi mà nhà bếp được trang bị đầy đủ máy móc và thiết bị chuyê dụng. Ngày nay ở nước Bỉ, nơi người ta vẫn xem khoai tây chiên như là một báu vật quốc gia.
Dù việc cho ra đời sản phẩm khoai tây chiên hoàn hảo là cả một quá trình khá phức tạp, hãng đồ ăn nhanh McDonald’s của Mỹ vẫn bán ra hàng triệu phần ăn mỗi ngày. Đó thực sự là một điều kỳ diệu. Tuy nhiên quá trình để có được sản phẩm hoàn hảo này cũng đã tiêu tốn nhiều thập kỷ nghiên cứu của họ. Khi anh em nhà McDonald’s mở cửa hàng đầu tiên của mình ở tại Des Plaines thuộc bang Iowa, món khoai tây chiên được phục vụ làm từ khoai tươi nhưng không được tẩm một lớp gia vị như ngày nay. Có lúc thì khoai chiên hơi ỉu, lúc thì hơi cháy, lúc thì chín bên ngoài sống bên trong… Chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh nổi tiếng này nhanh chóng được nhân rộng, tuy nhiên vấn đề với món khoai tây chiên thì vẫn làm đau đầu 2 anh em nhà họ. Và họ đã quyết định bỏ nhiều triệu đô la để nghiên cứu cách thức để có được món khoai chiên hoàn hảo như ngày nay. Đến năm 1957, công ty này thậm chí còn phát triển cả một phòng thí nghiệm về khoai, biến nghệ thuật chế biến khoai trở thành một bộ môn khoa học.
Ngày nay, có đến ¼ lượng khoai tây được tiêu thụ tại Mỹ chỉ để làm khoai tây chiên. Hàng năm trên toàn thế giới có hơn 12.000 tấn khoai tây được đông lạnh chỉ để làm món này. Hơn 25% những đứa trẻ ở Mỹ khi được hỏi đều thừa nhận chúng thích ăn khoai tây chiên thay vì rau củ khác, và trung bình một người Mỹ tiêu thụ 60 kí khoai tây chiên trong vòng 1 năm. Từ một thứ bị nguyền rủa và xa lánh, củ khoai tây đã trở thành một trong những loại thực phẩm thiết yếu của con người. Cũng như cho dù còn rất nhiều tranh cãi về những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, khoai tây chiên vẫn là món ăn chơi phổ biến nhất hành tinh.
Ngày nay, có đến ¼ lượng khoai tây được tiêu thụ tại Mỹ chỉ để làm khoai tây chiên. Hàng năm trên toàn thế giới có hơn 12.000 tấn khoai tây được đông lạnh chỉ để làm món này. Hơn 25% những đứa trẻ ở Mỹ khi được hỏi đều thừa nhận chúng thích ăn khoai tây chiên thay vì rau củ khác, và trung bình một người Mỹ tiêu thụ 60 kí khoai tây chiên trong vòng 1 năm. Từ một thứ bị nguyền rủa và xa lánh, củ khoai tây đã trở thành một trong những loại thực phẩm thiết yếu của con người. Cũng như cho dù còn rất nhiều tranh cãi về những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, khoai tây chiên vẫn là món ăn chơi phổ biến nhất hành tinh.
Hiệp Đặng (tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét