Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

Di sản từ chất liệu đất nung mang tên "Thổ Lâu Phúc Kiến"

(Dân trí) - Thổ Lâu Phúc Kiến (Fujian Tulous) là một quần thể gồm nhiều ngôi nhà được xây dựng bằng đất nung chắc chắn có khả năng kháng cự lại mọi sự xâm nhập từ những tác nhân bên ngoài.

Thổ Lâu được xây dựng vào khoảng từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 20, tọa lạc trên những khu vực có nhiều đồi núi thuộc phía Đông Nam tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Một Thổ Lâu thường quy mô rất lớn, có nhiều tầng cao và được xây dựng theo kiểu hình lòng chảo tròn.  
Mỗi Thổ Lâu có một sân trung tâm, Thổ Lâu có thể chứa được 800 người hoặc 80 hộ gia đình. Bức tường ngoài của Thổ Lâu là một khối đá vững chắc, có duy nhất một lối vào, các cửa sổ nhìn ra ngoài chỉ được thiết kế rất nhỏ và nằm ở tầng 1.
Các Thổ Lâu được xây dựng để kháng cự lại những tên cướp có vũ khí ở miền Nam Trung Quốc vào khoảng từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 19. Lúc đầu chỉ là những pháo đài nhỏ lẻ, rời rạc, nhưng sau đó người ta đã phát triển và xây dựng thành những Thổ Lâu kiên cố như ngày nay.
An Tử
Kết cấu vững chắc bên ngoài của Thổ Lâu được xây dựng bằng từ nhiều vật liệu khác nhau như đất, đá, tre, gỗ cộng thêm một số vật liệu cứng khác. Bức tường bên ngoài có bề dày lên đến gần 2m. Bên trong tường được ghép các thanh gỗ hoặc tre giống như những bức tường nhà truyền thống. Cổng thành vào Thổ Lâu được làm bằng gỗ có bề dày hơn 12cm, bên ngoài cửa được bọc bằng các đĩa kim loại. Phía trên tường của Thổ Lâu có các lỗ châu mai, đây là những lỗ để triển khai vũ khí tấn công ra bên ngoài.
Các Thổ Lâu có độ vững chắc tương đương với một tòa pháo đài công sự, nó có khả năng kháng cự lại các loại súng thần công bắn đạn lửa. Vào năm 1943, một nhóm nông dân khởi nghĩa ở vùng Yongding đã sử dung một Thổ Lâu để làm pháo đài chống lại sự tấn công của quân đội. Tại thời điểm đó, có tới 19 chiếc súng thần công tập trung bắn phá Thổ Lâu, tuy vậy nó vẫn đứng vững và chỉ có một vài vết mẻ ở lớp tường bảo vệ bên ngoài.
An Tử
Không chỉ có chức năng kháng cự lại các tác nhân bên ngoài, Thổ Lâu còn là nơi trú ngụ của người dân. Công trình này đảm nhiệm vai trò giống như một ngôi làng, sau đó các Thổ Lâu được xem như là một “tiểu vương quốc gia đình” hay một “tiểu phố”.
Thổ Lâu được chia ra theo từng vách đứng dành cho các hộ gia đình sinh sống. Khác hẳn với bên ngoài của Thổ Lâu, bên trong của nó được thiết kế rất tinh tế đem lại không khí ấm áp vào mùa đông và mát vẻ vào mùa hè. Những căn phòng được thắp sáng bằng đèn có thông gió và chắn gió tốt, đặc biệt là toàn bộ khu Thổ Lâu có thể kháng cự lại những trận động đất mạnh.
An Tử
Ước tính có khoảng 20.000 Thổ Lâu nằm rải rác ở các vùng núi khu vực Đông Nam của tỉnh Phúc Kiến. Mặc dù những Thổ Lâu được phát hiện thấy ở nhiều nơi khác nhau trên khắp Trung Quốc, nhưng chỉ có Thổ Lâu Phúc Kiến là cái tên được sử dụng nhiều nhất để ám chỉ loại  hình kiến trúc hình lòng chảo nói chung sau khi được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới vào năm 2008.
Một số hình ảnh về Thổ Lâu Phúc Kiến (Fujian Tulous):
An Tử

An Tử

An Tử

An Tử

An Tử

An Tử

An Tử

An Tử

An Tử

An Tử

An Tử

An Tử

An Tử

An Tử

An Tử
 
An Tử
Theo Amuzingplanet

Không có nhận xét nào: