Mùa xuân là mùa đẹp nhất tại Nhật
Bản, trời ít mưa và không gian quang đãng, khí hậu mát mẻ và rất dễ
chịu. Viếng đền Asakusa Kannon để lễ Phật và chiêm ngưỡng sắc đẹp của
hoa anh đào.
Cuối con đường Nakamise là một không khí khác hẳn
Đền Asakusa Kannon còn gọi là đền
Sensoji – ngôi đền cổ nhất ở Tokyo từ thời Edo và là trung tâm của lễ
hội Sanja Matsuri hằng năm, nằm trong khu vực Akasuka là một trong ít
nơi của Tokyo vẫn còn các di tích cổ và còn là điểm du lịch rất nổi
tiếng.
Một trong những nơi mà bất kỳ du khách
Việt Nam nào khi đến Nhật cũng đều mong đến viếng. Ngôi đền chìm trong
sắc hoa và nắng vàng tạo cảm giác thanh thản bình yên cho những du khách
đến viếng chùa lễ Phật.
|
Một không gian khoáng đãng chỉ bị chắn mất một phần bởi cái cổng Hozo-mon và Quan Âm Đường |
|
Viếng chùa lễ Phật |
|
Các thiếu nữ Nhật Bản với trang phục Kimono |
|
Xông hương để cầu phúc và xua tan điều rủi |
|
Khu phố mua sắm dài hơn 200 mét, và được gọi là phố Nakamise |
|
Có thể tìm mua rất nhiều chủng loại quà
lưu niệm đặc trưng của Nhật Bản tại đây, từ thanh kiếm samurai, áo
kimono, quạt tranh, đồ gốm sứ, giày dép, thú nhồi bông… cho đến bánh
kẹo, kem, nước giải khát, rong biển… made in Japan |
|
Tận hưởng những giây phút kỳ diệu dưới rừng hoa nở rộ |
Theo: Xaluan.com
Đền Senso - Ji dịp thay mới đèn lồng
Sáng 18/11, chiếc đèn lồng
mới trước cổng chùa Senso (Senso-ji) Tokyo, Nhật Bản, đã được thay mới
theo truyền thống 10 năm một lần.
Senso-ji hay Asakusa Kannon là một trong những điểm đến hấp dẫn du
khách bậc nhất ở Tokyo. Đây là ngôi chùa Phật giáo lớn và có truyền
thống lâu đời tại thủ đô, được hình thành từ thế kỷ thứ 7.
|
Cổng Kaminarimon với ngọn đèn lớn trước khi được thay.
|
Truyền thuyết kể lại rằng, năm 628, hai anh em Hinokuma Hamanari và
Hinokuma Takenari trong khi đánh cá trên dòng sông Sumida đã vớt được
bức tượng Phật Quan Âm (Kannon) cao khoảng 5,5 cm. Họ đã nhiều lần thả
tượng Phật trở về lại với dòng sông nhưng bức tượng vẫn quay trở lại và
dính vào lưới cá. Ông Hajino Nakamoto trưởng làng nhận thấy đây là việc
hết sức hệ trọng bèn hiến một phần ngôi nhà của mình, lập ngôi chùa nhỏ
thờ Phật Quan Âm để dân chúng đến cầu nguyện. Năm 645, ngôi chùa được
hoàn thành và trở thành công trình Phật giáo lâu đời nhất ở Tokyo.
Khi đến thăm chùa, du khách thường đi qua Kaminarimon (cổng sấm) nơi
treo ngọn đèn lồng khổng lồ mà cứ 10 năm lại được thay mới một lần. Cánh
cổng chính đầu tiên được xây dựng năm 942 bởi Tairano Kinmasa, nhà cầm
quyền của quận Musashi và từng bị phá hủy nhiều lần. Chỉ từ năm 1950,
cổng mới có hình dáng như ngày nay và chiếc đèn lồng lớn màu đỏ được
treo lên có chiều cao 4 m, chu vi 3 m, nặng khoảng 670 kg. Du khách ai
cũng muốn có một tấm ảnh đứng dưới ngọn đèn ấn tượng này.
|
Các nữ sinh Nhật Bản rửa tay ở vòi nước trước khi vào đền.
|
Sau cổng sấm là Nakamise, con đường vào khu thờ tự chính dài hơn 200 m,
nối đến cổng thứ hai của Asakusa Kannon với rất nhiều cửa hàng lưu
niệm. Truyền thống buôn bán ở Nakamise đã tồn tại qua hàng thế kỷ và
được thay đổi diện mạo theo thời gian, thay vì những món đồ chơi bằng
tre, gỗ ngày xưa, người ta thay thế bằng những móc treo điện thoại,
snack đóng trong bịch nylon, đồ chơi nhựa và tất nhiên không thể thiếu
những chiếc quạt giấy, bộ y phục yukata đặc trưng. Từng đoàn du khách cả
quốc tế lẫn bản địa như dòng nước tuôn chảy không ngừng vào chánh điện.
Mọi người dừng lại bên bể nước để rửa tay và rửa mặt, một nét văn hóa
có từ rất xa xưa của người Nhật nhằm gột sạch bụi trần trước khi bước
vào thế giới tâm linh. Ngay trước cửa chánh điện, nhiều du khách thành
khẩn cầu nguyện sau khi bỏ những đồng xu vào thùng gỗ lớn. Trong lòng
Asakusa Kannon là những cột gỗ lớn oai nghiêm, chính giữa bệ thờ dát
vàng trang trọng. Ngày nay du khách cũng có thể xin cho mình một lá xăm
và được diễn giải bằng tiếng Anh khiến nhiều người nước ngoài cũng muốn
thử. Trước đại điện là khu vực cầu nguyện cho tín đồ, phía sau là nơi
đặt tượng Phật rất hạn chế người ra vào.
Xung quanh Senso-ji là rất nhiều các ngôi đền nhỏ và những tượng Phật
đặt rải rác. Ngôi tháp 5 tầng nằm im lìm trong không gian thanh bình.
Người hành hương và du khách đứng quanh lư hương lớn trước sân chính để
đốt nhang. Họ nhẹ nhàng lấy tay cuốn những làn khói bay quanh mình cầu
may mắn. Với nhiều người Nhật Bản, Asakusa Kannon không chỉ là điểm du
lịch, đó còn là nơi họ về với đức tin của mình. Những lời nguyện cầu
được viết rất thành khẩn lên các tấm gỗ nhỏ treo trên giá. Bước trở lại
trên con đường Nakamise, dễ dàng nhận ra những gương mặt thanh thản vui
tươi trong ánh nắng nhẹ của mùa thu.
Nếu bạn muốn tìm kiếm chút gì đó mới lạ so với các hành trình thông
thường, hãy đến thăm Asakusa Kannon vào buổi tối, đặc biệt là khi ngọn
đèn lồng ở Cổng Sấm vừa được thay và sẽ tỏa sáng từ chiếu tối đến khoảng
23h đêm.
|
Chiếc lồng đèn mới vừa được khai trương sáng 18/11/2013. Ảnh: japantimes.co.jp.
|
Asakusa Kannon là nơi diễn ra nhiều lễ hội lớn ở Tokyo như:
* Sanja Matsuri - tháng 5, là một trong 3 lễ hội chính của Tokyo.
* Hozuki-ichi (Hozuki Market) - tháng 7.
* Asakusa Samba Carnival - tháng 8.
* Tokyo Jidai Matsuri - tháng 11, là lễ hội tưởng nhớ lịch sử của Tokyo và văn hóa thời Edo.
* Hagoita-ichi (Hagoita Market) – tháng 12. Hagoita là chiếc vợt
bằng gỗ để chơi Hanetsuki, một trò chơi truyền thống giống như môn cầu
lông.
|
Con đường Nakamise đầy ắp những cửa hàng lưu niệm.
|
|
Những món quà lưu niệm đầy màu sắc bán dọc theo Nakamise.
|
|
Bên cạnh những đồ hiện đại, vẫn có thể tìm thấy chiếc đèn lồng kiểu cổ xưa.
|
|
Phần chánh điện Asakusa Kannon được xây dựng lại năm 1958.
|
|
Ngôi chùa cổ nhất Tokyo được ghi chú cả bằng tiếng Anh để tiện cho việc giới thiệu với du khách quốc tế.
|
|
Gian thờ tự được dát vàng.
|
|
Du khách nay có thể xin xăm và xem quẻ bằng cả tiếng Anh với 100 Yên công đức.
|
|
Ngôi chùa 5 tầng được xây năm 942 trong khuôn viên Asakusa Kannon.
|
|
Tượng Phật được đặt ở nhiều nơi trong chùa.
|
|
Cổng Hozomon do tướng quân Taira no Kinmasa xây dựng cùng năm với Cổng Sấm.
|
|
Người hành hương đang cuộn khói hương vào người cầu may mắn.
|
|
Những tấm bảng gỗ ghi lời nguyện cầu của người đến viếng chùa.
|
Bài và ảnh: Hoài Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét