.Với hình dạng là một con cá tráp rất dễ thương, bánh taiyaki hấp dẫn bởi lớp vỏ bánh giòn rụm cực ngọt và lớp nhân đậu đỏ vô cùng thơm ngon.
Nhắc đến ẩm thực Nhật Bản,
người ta nghĩ ngay đến sushi, trà đạo, các loại bánh vô cùng bắt mắt.
Nằm trong top 5 món ăn vỉa hè phổ biến nhất của Nhật, taiyaki là một
trong những loại bánh được người dân tại "đất nước mặt trời mọc" vô cùng
yêu thích.
Một chú "cá nướng" taiyaki xinh xắn.
Thực khách xếp hàng tại một cửa hàng bán taiyaki
Sở
dĩ gọi là "bánh cá nướng" bởi bản thân taiyaki trong tiếng Nhật có ý
nghĩa là bánh cá tráp nướng. Thêm nữa, hình thức của loại bánh này cũng
rất giống một chú cá được nướng vàng. Có khá nhiều câu chuyện khác nhau
về nguồn gốc của loại bánh này, nhưng nhiều người cho rằng taiyaki xuất
hiện lần đầu tiên vào năm 1909 tại một cửa hàng đồ ngọt tên là Naniwaya ở
Azabu, Tokyo.
Cùng
với thời gian, taiyaki đã trở thành món bánh không thể thiếu vào các
ngày lễ truyền thống. Nếu nhiều loại bánh của Nhật thường được làm theo
mùa thì bánh taiyaki được bán quanh năm và có thể dễ dàng mua được ở hầu
hết các siêu thị hay các tiệm bánh ven đường.
Nguyên
liệu chủ yếu của bánh taiyaki truyền thống là bột mì với nhân đậu đỏ
azuki. Loại bánh này được làm từ loại khuôn hình cá chuyên dụng và có
điểm đặc trưng là rất ngọt. Sau khi đổ bột vào những chiếc khuôn vài
phút, những người thợ làm bánh sẽ khéo léo đổ nhân vào. Sau khi mặt bánh
đã vàng, hai nửa chiếc bánh sẽ được úp hai lại với nhau nướng cho đến
khi vàng rộm. Bánh taiyaki khó nhất ở
đoạn canh lửa, bởi lượng đường trong nhân nhiều nên bánh dễ cháy. Khi
bánh chín, người làm bánh sẽ phết một lớp bơ ngoài bề mặt "chú cá tráp"
này để tăng thêm vị béo và thơm.
Khuôn hình cá chuyên dụng để làm taiyaki
Bánh
taiyaki ngon nhất khi ăn nóng. Ruột bánh bên trong mềm mại trong khi
lớp vỏ ngoài lại giòn tan chính là điểm đặc biệt của loại bánh này. Cắn
một miếng bánh ta sẽ cảm nhận được vị ngọt lan tỏa, nhân đậu đỏ vừa nóng
vừa mềm mịn như tan ra trong miệng.
Taiyaki truyền thống có nhân đậu đỏ.
Ngày
nay, ngoài loại nhân đậu đỏ azuki truyền thống, bánh taiyaki còn nhiều
biến tấu với các loại nhân socola, phô mai, trà xanh… Thậm chí một số
cửa hàng còn chế biến cả loại bánh taiyaki mặn với các loại nhân xúc xích, okonomiyaki, gyoza. Một
số nơi khác, thay vì khéo léo nhét nhân vào bên trong, người ta sẽ kẹp
nhân vào giữa 2 miếng vỏ bánh taiyaki giống như hamburger. Đối với loại
bánh nhân mặn này, vỏ bánh được tiết giảm lượng đường.
Một biến thể của taiyaki.
Hiện
nay, trong các chợ hoặc siêu thị của Nhật đều có bán khuôn cũng như các
nguyên liệu của loại bánh này nên bạn sẽ dễ dàng tìm mua rồi tự làm ở
nhà. Bạn còn có thể trộn bột bánh với các loại màu nguyên liệu khác nhau
để tạo ra những màu sắc sinh động hơn cho bánh cá nướng taiyaki.
Những chiếc khuôn xinh xắn để bạn tự chế biến bánh taiyaki.
Các loại taiyaki đầy màu sắc.
Theo Tri thức trẻVới hình dạng là một con cá tráp rất dễ thương, bánh taiyaki hấp dẫn bởi lớp vỏ bánh giòn rụm cực ngọt và lớp nhân đậu đỏ vô cùng thơm ngon.
Nhắc đến ẩm thực Nhật Bản,
người ta nghĩ ngay đến sushi, trà đạo, các loại bánh vô cùng bắt mắt.
Nằm trong top 5 món ăn vỉa hè phổ biến nhất của Nhật, taiyaki là một
trong những loại bánh được người dân tại "đất nước mặt trời mọc" vô cùng
yêu thích.
Một chú "cá nướng" taiyaki xinh xắn.
Thực khách xếp hàng tại một cửa hàng bán taiyaki
Sở
dĩ gọi là "bánh cá nướng" bởi bản thân taiyaki trong tiếng Nhật có ý
nghĩa là bánh cá tráp nướng. Thêm nữa, hình thức của loại bánh này cũng
rất giống một chú cá được nướng vàng. Có khá nhiều câu chuyện khác nhau
về nguồn gốc của loại bánh này, nhưng nhiều người cho rằng taiyaki xuất
hiện lần đầu tiên vào năm 1909 tại một cửa hàng đồ ngọt tên là Naniwaya ở
Azabu, Tokyo.
Cùng
với thời gian, taiyaki đã trở thành món bánh không thể thiếu vào các
ngày lễ truyền thống. Nếu nhiều loại bánh của Nhật thường được làm theo
mùa thì bánh taiyaki được bán quanh năm và có thể dễ dàng mua được ở hầu
hết các siêu thị hay các tiệm bánh ven đường.
Nguyên
liệu chủ yếu của bánh taiyaki truyền thống là bột mì với nhân đậu đỏ
azuki. Loại bánh này được làm từ loại khuôn hình cá chuyên dụng và có
điểm đặc trưng là rất ngọt. Sau khi đổ bột vào những chiếc khuôn vài
phút, những người thợ làm bánh sẽ khéo léo đổ nhân vào. Sau khi mặt bánh
đã vàng, hai nửa chiếc bánh sẽ được úp hai lại với nhau nướng cho đến
khi vàng rộm. Bánh taiyaki khó nhất ở
đoạn canh lửa, bởi lượng đường trong nhân nhiều nên bánh dễ cháy. Khi
bánh chín, người làm bánh sẽ phết một lớp bơ ngoài bề mặt "chú cá tráp"
này để tăng thêm vị béo và thơm.
Khuôn hình cá chuyên dụng để làm taiyaki
Bánh
taiyaki ngon nhất khi ăn nóng. Ruột bánh bên trong mềm mại trong khi
lớp vỏ ngoài lại giòn tan chính là điểm đặc biệt của loại bánh này. Cắn
một miếng bánh ta sẽ cảm nhận được vị ngọt lan tỏa, nhân đậu đỏ vừa nóng
vừa mềm mịn như tan ra trong miệng.
Taiyaki truyền thống có nhân đậu đỏ.
Ngày
nay, ngoài loại nhân đậu đỏ azuki truyền thống, bánh taiyaki còn nhiều
biến tấu với các loại nhân socola, phô mai, trà xanh… Thậm chí một số
cửa hàng còn chế biến cả loại bánh taiyaki mặn với các loại nhân xúc xích, okonomiyaki, gyoza. Một
số nơi khác, thay vì khéo léo nhét nhân vào bên trong, người ta sẽ kẹp
nhân vào giữa 2 miếng vỏ bánh taiyaki giống như hamburger. Đối với loại
bánh nhân mặn này, vỏ bánh được tiết giảm lượng đường.
Một biến thể của taiyaki.
Hiện
nay, trong các chợ hoặc siêu thị của Nhật đều có bán khuôn cũng như các
nguyên liệu của loại bánh này nên bạn sẽ dễ dàng tìm mua rồi tự làm ở
nhà. Bạn còn có thể trộn bột bánh với các loại màu nguyên liệu khác nhau
để tạo ra những màu sắc sinh động hơn cho bánh cá nướng taiyaki.
Những chiếc khuôn xinh xắn để bạn tự chế biến bánh taiyaki.
Các loại taiyaki đầy màu sắc.
Theo Tri thức trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét