1. Rừng Lòng chảo Congo
Khu rừng này đứng thứ hai thế giới về độ lớn, và phủ trên lãnh thổ gồm sáu nước: Cameroon, Trung Phi, Guinea Xích Đạo, Gabon, Cộng hòa Dân chủ và Cộng hòa Congo. Với 600 loài thực vật và khoảng 10 nghìn loại động vật khác nhau, 70% thảm thực vật của lục địa đen thuộc khu rừng lòng chảo này. |
2. Rừng Mau
Tọa lạc ở thung lũng Rift của Kenya, rừng Mau là khu rừng bản địa rộng lớn nhất. Được tưới tiêu bởi nước từ hồ Victoria, đất ở rừng rất phì nhiêu, vì vậy mà trước đây nó từng bị dân địa phương tàn phá để lấy đất canh tác, trước khi chính quyền địa phương ra tay. |
3. Rừng mưa Valdivian
Nằm ở phía nam Chile, rừng mưa Valdivian đứng trong top 25 điểm nóng về đa dạng sinh học. Khoảng 90% loài thực vật và 70% loài động vật ở Valdivian đều thuộc hàng quý hiếm và nguy cấp, khó có thể tìm thấy nhiều nơi trên thế giới. |
4. Rừng mưa Sumatra
Sumatra là hòn đảo lớn thứ sáu trên thế giới, và cũng lớn nhất đất nước Indonesia. Khu rừng này vốn sở hữu nhiều loài thực vật quý hiếm, còn động vật thì nổi tiếng nhất là tê giác Java. Nhưng từ khi tình trạng khai thác gỗ bất hợp pháp tăng lên thì nó đã trở thành một mối đe dọa không nhỏ. |
5. Rừng Ngập nước Kelp
Khu rừng tạo bẹ ngập trong nước ở Úc có một cảnh quan vô cùng lạ mắt và phong phú, trải dài trên 80 mét. Tuy nhiên, ngày nay, El Nino là một trong những nguyên nhân lớn khiến diện tích rừng thu hẹp lại còn 5% so với ban đầu. |
6. Rừng mưa Papua New Guinea
Không thua kém gì rừng mưa Valvadian, Papua New Guinea sở hữu lượng thực vật phong phú đến 20 nghìn loài cây, cũng như 950 loài chim và hữu nhũ. Chính quyền nước này cũng chủ động kêu gọi chính phủ các nước khác bảo tồn nguồn rừng nhiệt đới. |
7. Rừng mưa Colombia
Rừng mưa của Colombia có thể rất nổi tiếng vì độ đa dạng sinh học, nhưng ‘đối thủ’ cạnh tranh đất sống của nó ngày nay lại là một loại cây ‘khét tiếng’, lợi nhuận cao là dầu cọ và cocain. Xem ra, nỗ lực bảo vệ rừng cần phải đi kèm với cuộc chiến chống á phiện ở quốc gia này. |
8. Rừng mưa Madagascar
Madagascar là hòn đảo lớn thứ tư trên thế giới. Do vị trí khá xa đất liền nên nơi đây sở hữu đến 80% loài bản địa đặc sắc, khó tìm thấy ở những nơi khác. Và cũng như nhiều khu rừng nguyên sinh khác, rừng mưa Madagascar đang gặp vấn nạn tuyệt diệt vì nguồn khoáng sản dưới lòng đất. |
9. Rừng mưa Sinhajara
Sri Lanka đang được đưa vào danh sách những điểm nóng về đa dạng sinh học. Rừng nhiệt đới Sinharaja ở quốc gia này thậm chí còn được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới. Điều đó trực tiếp đặt chính phủ nước này vào cuộc chiến nghiêm túc chống phá rừng. |
10. Rừng mưa Malaysia
Từng được bình chọn là khu rừng nhiệt đới đẹp nhất thế giới, Malaysia sở hữu khu rừng với đa dạng sinh học và khả năng bảo tồn tốt nhất. |
Tường VyẢnh: Pop Tens
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét