Thứ Năm, 4 tháng 4, 2013

Những điểm không thể bỏ qua khi đến Scotland

Bạn như đặt chân tới thiên đường khi đến Scotland bởi khung cảnh lãng mạn với những tòa lâu đài cổ đầy huyền bí và đặc biệt bạn không thể không thưởng thức hương vị tuyệt vời Glenmorangie ở chính nơi chế tác ra nó.
Scotland nổi tiếng với nhiều dòng hương vị tuyệt hảo chiết xuất từ lúa mạch nên điểm dừng chân của bạn nên là Nhà máy Glenmorangie nằm ở cao nguyên vùng Tain, thăm quan và mua sắm thứ đồ uống tuyệt hảo này. Bạn cũng nên ghé qua Nhà Glenmorangie cách đó không xa để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của tòa lâu đài xinh xắn nằm gần biển với đường đi rợp bóng cây lãng mạn như trong phim Hàn Quốc. Ở đây, bạn cũng có thể tìm hiểu lịch sử của dòng họ Glenmorangie với huyền thoại về 16 người đàn ông ngày đêm làm việc trong nhà máy để chế tác ra những hương vị đặc biệt từ lúa mạch.  
Trong đợt ghé thăm Nhà Glenmorangie vừa qua, chúng tôi có dịp được dự tiệc ở đây, được thưởng thức món ăn truyền thống Haggis làm từ lòng cừu với sự diễn giải rất hài hước của nam nhạc công trong bộ váy truyền thống Scotland. Đặc biệt, ông còn chào mừng đoàn khách Việt Nam bằng bản quốc ca Việt Nam trên đất nước xinh đẹp Scotland.
Rời Glenmorangie, bạn quay trở lại thủ đô Edinburg. Không có những tòa nhà chọc trời như New York, Edinburg thơ mộng với những ngôi nhà cổ san sát giữa thời tiết đầy nắng và đường phố tràn ngập hoa. Cảm giác thanh bình hiện hữu ngay trước mặt khi bạn dạo bước trên đường phố, người dân luôn thân thiện và cởi mở. Đến đây, cũng không thể bỏ qua lâu đài Edinburg, bạn sẽ có cảm giác như lạc bước vào chốn thần tiên pha chút huyền bí khi chiêng ngưỡng tòa lâu đài cổ gắn liền với nhiều sự tích bí ẩn.
Hình ảnh về Glenmorangie và Edinburg:
Toàn cảnh nhà máy Glenmorangie
Nhà Glenmorangie, nơi lưu giữ lịch sử về dòng họ nổi tiếng chế tác ra hương vị nổi tiếng của Scotland
Hình ảnh quen thuộc ở Scotland là đàn ông mặc váy trong các dịp lễ tiệc. Người nhạc công này đã thổi kèn bản quốc ca Việt Nam chào mừng các vị khách đến từ đất nước hình chữ S.
Món Haggis truyền thống của Scotland
Rời Glenmorangie, đến Edinburg, thủ đô Scotland
Lâu đài Edinburg

BẢO ANH
Theo infonet.vn

Fingal - Hang động bí ẩn ở Scotland

Hang động bí ẩn Fingal được tìm thấy ở khu bảo tồn Thiên nhiên Quốc gia của Scotland, trên một hòn đảo không người ở có tên là Staffa.
Cấu trúc của hang động thực sự khác thường bởi được làm bằng cột đá bazan lục giác nối nhau. Theo các nhà nghiên cứu, hang động này là kết quả của một dòng dung nham phun trào. Huyền thoại Ailen giải thích rằng, sự hình thành hang động Fingal cũng tương tự như Causeway khổng lồ ở Bắc Ailen. Những cột bazan gọn gàng được cho là tàn tích mảnh vỡ của một cây cầu, được người khổng lồ Fiom mac Cumhaill ở Ailen xây dựng lên, làm nơi chiến đấu với gã khổng lồ Benandonner ở Scotland. Dĩ nhiên, theo các nhà địa chất thì hang Fingal được hình thành do dung nham nóng chảy kết hợp với hiện tượng xói mòn.

Hang động Fingal có một quá trình hình thành địa chất không giống bất kỳ hang động nào khác trên thế giới. Fingal được tạo thành từ những cột đá bazan lục giác tương tự như trong cấu trúc của Causeway khổng lồ ở Bắc Ireland. So sánh hai cấu trúc, người ta thấy chúng có một quá hình thành địa chất giống nhau đã xảy ra cách đây 60 triệu năm. Cả hai đều bắt nguồn từ dòng dung nham cổ đại nóng chảy, sau đó bề mặt của khối lượng dung nham khổng lồ được làm mát bởi nước biển nên khô và co lại rồi nứt ra thành từng khối dài và cao theo mô hình lục giác.
Người ta đo được chiều cao chân cột khoáng chất bazan ở hang động Fingal khoảng 72 m, còn phần chôn dưới biển là 700 m. Hang động có một lối vào lớn hình vòng cung. Kích cỡ mái vòm cong tự nhiên trông như mái vòm của một nhà thờ. Thoạt nhìn, người ta cứ tưởng hang động Fingal do chính bàn tay con người tạo ra.


Fingal bí ẩn thực sự thu hút khách du lịch từ khi nhà tự nhiên học Joseph Bank khám phá vào năm 1772. Hang động tự nhiên này được đặt theo tên vị anh hùng Fingal trong tác phẩm sử thi của Scotland ở thế kỉ 18. Người ta còn gọi hang động Fingal với một cái tên khác nữa là “Uamh-Binn”, có nghĩa là “Hang động giai điệu”, bởi âm thanh kỳ lạ phát ra trong hang giống như tiếng kinh cầu nguyện trong nhà thờ. Nhưng thực chất âm thanh này được sinh ra là do tiếng vang của những con sóng đập vào gềnh đá. Hang Fingal đã truyền cảm hứng cho rất nhiều nghệ sĩ, nhà văn và nhà soạn nhạc, bao gồm cả August Strindberg, Felix Mendelssohn và Pink Floyd.

Tiểu thuyết gia Sir Walter Scott nổi tiếng sau dịp ghé thăm Fingal đã mô tả lại hang động này trong tác phẩm của mình là "một trong những nơi đặc biệt nhất mà tôi từng trông thấy, nó vượt quá sức tưởng tượng của tôi. Hang động Fingal bao gồm toàn bộ các trụ cột bazan cao trông giống như mái nhà của nhà thờ nằm sâu vào đá”.

Bên cạnh đó, nhà soạn nhạc lãng mạn Felix Mendelssohn đã đến thăm hang động vào năm 1829 và viết tác phẩm Die Hebriden, có nghĩa là “Khúc dạo hang Fingal”, lấy cảm hứng từ những âm vang kỳ lạ phát ra từ hang động. Ngoài ra, nghệ sĩ Matthew Barney cũng sử dụng hang động Fingal kết hợp Causeway khổng lồ ở Bắc Ailen làm bối cảnh cho bộ phim Cremaster 3. Trong năm 2008, nhà quay phim Richard Ashrowan đã dành vài ngày để ghi hình lại nội thất của hang Fingal cho một cuộc triển lãm tại thư viện Foksal ở Ba Lan.
Hang động Fingal có một sức hút kỳ diệu, chính vì vậy mà ngày càng nhiều công ty du lịch biển đảo, tham quan hang động được mở ra hằng năm. Mùa du lịch cao điểm là từ tháng 4 đến tháng 9.
Để đến hang động, bạn phải đến hòn đảo Staffa. Tàu thuyền du lịch lớn chỉ dừng tại hòn đảo này, không thể trực tiếp vào hang Fingal. Vì vậy, bạn có thể tự do đi dạo trên đảo và khám phá hang động bằng chính đôi chân của mình.

Fingal  - Hang động bí ẩn ở Scotland 7

Fingal  - Hang động bí ẩn ở Scotland 8

Fingal  - Hang động bí ẩn ở Scotland 9

Fingal  - Hang động bí ẩn ở Scotland 10

Fingal  - Hang động bí ẩn ở Scotland 11

Fingal  - Hang động bí ẩn ở Scotland 12

Trí Thức Trẻ

Không có nhận xét nào: