Trái ngược với sự hào nhoáng hiện tại, Qatar từng là đất
nước nghèo nhất trong khu vực. Cho đến những năm 1920, nước này vẫn chỉ
có hai ngành công nghiệp chính là nuôi trai lấy ngọc và đánh bắt cá. Cho
đến đầu thập niên 70, quốc gia này nằm dưới sự bảo hộ của Đế quốc Anh
và đã từ chối lời mời gia nhập liên minh Ả Rập. Thay vào đó, Qatar tuyên
bố độc lập năm 1971.
Tất cả đã thay đổi khi Qatar phát hiện ra dầu mỏ năm 1940 với khối lượng ước tính lên đến 15 tỷ thùng – con số đủ đảm bảo cho họ sung túc trong hơn 37 năm tiếp theo. Ngoài ra, Qatar cũng sở hữu lượng dự trữ khí đốt tự nhiên lớn thứ ba thế giới, chiếm 14% với 26 nghìn tỷ mét khối. Tài chính, dầu mỏ và khí đốt đảm đương tới hơn một nửa tổng sản phẩm quốc nội của Qatar.Chúng cũng chiếm 2/3 thu nhập của Chính phủ với gần 85% kim ngạch xuất khẩu. Chính điều này đã khiến người dân ở đây có mức thu nhập khổng lồ với 98.948 USD/năm và gần như được miễn thuế thu nhập hay hưởng các phúc lợi xã hội lớn. Năm ngoái, quốc gia 1,7 triệu dân này đã được xem là giàu có nhất thế giới.
Năm 1995, đường lối chính trị của Qatar chứng kiến sự cải cách lớn khi thái tử Hamad bin Khalifa kế vị. Ngược với các quốc gia Trung Đông khác, Qatar trở nên tự do và cởi mở hơn rất nhiều. Phụ nữ đã được chấp thuận tranh cử và bỏ phiếu lần đầu tiên năm 1999.Báo chí được hưởng quyền tự do hoạt động không thường thấy trong khu vực, chính đài Al-Jazeera, một trong các đài truyền hình quan trọng nhất trong thế giới Ả Rập, có trụ sở tại Qatar. Dân số ít cũng khiến quốc gia này phải sử dụng lực lượng lao động đông đảo nước ngoài – chiếm tới 94%. Chính phủ Qatar cũng rất năng động trong việc bảo vệ quyền lợi của những người này.
Được thành lập năm 2004, Viện khoa học và công nghệ Qatar có mục tiêu thu hút và phục vụ các công ty của Qatar và cả các doanh nghiệp nước ngoài dựa trên công nghệ.
Khu vực này được tạo nên để khuyến khích các trường đại học quốc tế mở cơ sở đào tạo ở trong nước.
Thành phố thể thao Doha chủ yếu được xây dựng để phục vụ cho Thế vận hội châu Á năm 2006, bao gồm sân vận động, trung tâm dưới nước, triển lãm và các tòa nhà thi đấu hiện đại. Một học viện thể thao cũng được thành lập để đào tạo các vận động viên quốc gia.Qatar cũng sẽ là nơi đăng cai World Cup 2022, nước này đã bắt tay vào xây dựng những cơ sở hạ tầng đầy tham vọng với các sân vận động, hệ thống tàu điện ngầm hiện đại và cả những đường cao tốc để kết nối với các quốc gia láng giềng.
Trung tâm tài chính Qatar (QFC) không chỉ hướng đến hỗ trợ riêng đất nước này mà còn là cả khu vực. Mục tiêu của nó là giúp các quốc gia Trung Đông kết nối với nhau chặt chẽ hơn, cũng như mở rộng tầm ảnh hưởng đến toàn thế giới. Các dịch vụ hỗ trợ đầu tư đẳng cấp thế giới bao gồm cả những khoản vay không lãi suất cũng xuất hiện ở đây.
Qatar đang đóng một vai trò ngày càng tích cực trên sân khấu khu vực và thế giới. Gần một nghìn tỷ USD đã được đầu tư cho khu vực vùng vịnh bởi QFC, vượt xa 130 tỷ USD mà Qatar cần cho riêng mình. Đó là các dự án xây dựng cầu đường, cơ sở hạ tầng và phát triển giao thông công cộng, nhà ở và bất động sản, trung tâm y tế và các dự án vệ sinh môi trường...Về chính trị, Qatar cũng góp mặt với vai trò trung gian hòa giải cho các xung đột trong khu vực. Cũng như đóng góp tích cực cho hòa bình ở Afghanistan.
VŨ VŨ
Theo The Richest/Infonet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét