SGTT.VN - “Ở một thành phố có bề dày 800 năm chìm đắm trong chiến tranh luôn đầy ắp đài tưởng niệm và bảo tàng”. Tôi đọc được câu này khi đến thăm Riga, thủ đô Latvia.
Đài tưởng niệm những trẻ em bị trục xuất tới Siberia. Ảnh: Kim Dung
|
Latvia là nơi giao thương quan trọng để người Viking từ bán đảo Scandinavia qua sông Daugava đến nước Nga và đế quốc Byzantine từ thế kỷ thứ 2 – 3 trước Công nguyên. Thế giới biết đến Latvia nhiều hơn từ thời trung cận đại, khi Latvia thường xuyên bị các nước láng giềng đô hộ. Được người Đức thành lập ngay đầu thế kỷ 13, Riga phát triển thành đô thị rộng lớn và đẹp nhất trên bờ biển Baltic, một cửa ngõ giao thương quan trọng giữa đông và tây. Riga và Latvia trở thành nạn nhân của nhiều cuộc xâm chiếm từ người Đức, Ba Lan, Thuỵ Điển rồi đến đế chế Nga những năm 1700. Đầu thế kỷ 20, đất nước này tuyên bố thành lập nền cộng hoà và sau đó sáp nhập thành một bang thuộc Xô Viết. Từ năm 1940, đất nước này bị Đức và Liên Xô thay nhau nắm giữ. Đến năm 1991, Latvia mới trở thành quốc gia độc lập. Dấu ấn của những lần bị xâm chiếm, đô hộ ẩn chứa nhiều nhất trong những đài tưởng niệm và viện bảo tàng tại Riga.
Ghi dấu thời gian từ hai cuộc thế chiến
Bất cứ ai đều thấy khi đi dạo trên đường phố quanh khu phố cổ Riga chính là những tượng người, hoặc tác phẩm điêu khắc được gọi tên đài tưởng niệm những anh hùng, danh nhân hoặc nạn nhân trong những biến cố lịch sử. Qua nghệ thuật đương đại Jugendstil, các nhà điêu khắc nước này đã lồng vào mọi tượng đài những ý nghĩa và câu chuyện họ muốn chuyển tải.
Đài tưởng niệm Tự Do cao 42m nằm ngay trên đại lộ tự do nhằm tưởng nhớ các chiến sĩ tử vong trong cuộc chiến tranh giành độc lập của Latvia (1918 – 1920). Đây cũng là biểu tượng của sự tự do, độc lập và chủ quyền của Latvia do nhà điêu khắc nổi tiếng người Latvia Karlis Zale thiết kế từ năm 1935. Sau thế chiến thứ hai, chính quyền Xô Viết từng có ý định phá huỷ, nhưng một nhà điêu khắc có ảnh hưởng của Xô Viết đã thuyết phục giữ lại. Người dân Latvia nào đến viếng đài tưởng niệm này sẽ bị trục xuất khỏi đất nước thời Latvia thuộc Xô Viết.
Nằm phía bắc thành phố là đài tưởng niệm Anh Em lớn nhất tại Riga, nhằm tưởng nhớ những người lính hy sinh trong chiến tranh thế giới thứ nhất. Nơi đây cũng có hình ảnh bà mẹ Latvia ôm xác người con tử trận. Tượng đài Bekernieki nằm trong rừng Bikernieki tưởng nhớ nạn nhân trong nạn diệt chủng Do Thái thế chiến thứ hai. Đài tưởng niệm các nạn nhân của các trại tập trung phát xít Salaspils. Đài tưởng niệm Barikades, tưởng nhớ những người Latvia thiệt mạng khi ngăn chặn quân đội Nga tiến vào quốc hội Latvia năm 1991. Chỉ đi vòng quanh phố cổ nửa ngày, tôi đếm sơ cũng đã có 20 đài tưởng niệm.
Nhiều tượng đài được dựng lên nhằm ghi nhớ những sự kiện từng gắn với một thời hồng quân đánh đuổi phát xít như tượng đài chiến thắng của quân đội Xô Viết, đài tưởng niệm hồng vệ binh. Không ít trong số này đang gây nhiều tranh cãi vì nhiều người muốn phá bỏ, trong khi số khác muốn giữ lại để nhắc nhở về một phần trong lịch sử. Người lái xe taxi cho tôi biết, trước đây đài tưởng niệm Lênin có ở nhiều nơi nhưng giờ đã chuyển đi chỗ khác...
Những tượng đài của thập niên 50 thế kỷ trước
Với visa schengen, du khách có thể đến Latvia từ bất cứ nước nào trong khối. Hiện chưa có đường bay thẳng từ Riga đến châu Á nhưng có một số đường bay thẳng từ Riga tới các sân bay lớn ở châu Âu như Berlin, Frankfurt, Copenhagen, Geneva, Hamburg, Helsinki, London, Minsk, Munich, Moscow, Paris, Prague, Stockholm, Vienna... Cũng có những chuyến xe buýt và tàu từ Đức, Nga đến Riga. Nếu du khách không thích tuyết, có thể thăm Riga từ tháng 6 – 10 hàng năm là thời gian lý tưởng nhất.
|
Biến cố lịch sử tạo ra nhiều đài tưởng niệm nhất tại Riga có lẽ là sự kiện hàng chục ngàn người dân Latvia bị trục xuất khỏi đất nước từ năm 1941 – 1949. Không ít người đã khóc khi đứng trước những đài tưởng niệm này. Gần sân ga Tornakalns, một hòn đá khắc con số 1941, đặt trước một toa xe lửa nhắc nhớ lại sự kiện liên quan đến một điều luật của Xô Viết liệt tội “phản cách mạng” cho nhiều người dân Latvia giàu có và yêu nước. Cao điểm nhất là hai đêm 13.6.1941 và 24.3.1949, khoảng 60.000 người Latvia bị đánh thức và nhận lệnh bị trục xuất khỏi quê hương. Họ có một giờ chuẩn bị, rồi bị dồn lên các toa tàu hoặc xe chở trâu bò rời khỏi Latvia. Sân ga Tornakalns là nơi họ bắt đầu chuyến hành trình không biết điểm đến. Nhiều gia đình bị chia cắt. Nam giới bị đưa đến sống trong các trại lao động Gulag vùng giá rét Siberia, trong khi phụ nữ và trẻ em bị đưa đến những khu tập trung hành chính. Nhiều người đã chết ngay trên đường đi, nhất là trẻ nhỏ, người già hoặc người bệnh. Rất ít người có cơ hội trở lại Latvia. Với biến cố này, trong công viên Meza có thêm đài “Tưởng nhớ những trẻ em chết trong thời gian di chuyển tại nước ngoài, 1941 – 1949”. Hay trong vườn công viên cung điện gần lâu đài Riga cũng có đài “Dành tưởng niệm những trẻ em bị trục xuất tới Siberia, 1941 – 1949”.
Ngoài những đài tưởng niệm liên quan đến chiến tranh, thành phố này còn đầy những tượng đài dành cho các danh nhân, có đóng góp cho tiến trình phát triển, bảo vệ văn hoá xã hội của đất nước. Quanh các đường phố, du khách có thể thấy những vật thể với mọi hình dạng, những bức tượng toàn, bán thân, hay là một biểu tượng đắp ngay trên vách tường một công trình hoặc toà nhà nào đó…
Thành phố Riga yên bình
Không chỉ có những con phố cổ kính nằm dọc bờ sông Daugava, Riga
còn được biết đến như là một thành phố xanh của vùng biển Baltic bởi vì có rất
nhiều công viên được xây dựng tại đây.
Riga là thủ đô của nước cộng hòa Latvia và cũng là thành phố lớn
nhất của các nước vùng biển Baltic. Là một quốc gia chưa biết du khách biết đến
nhiều do Latvia mới tách ra từ khối Liên Xô cũ, nên cuộc sống của người dân ở
Riga dường như rất nhẹ nhàng và thanh bình. Năm 1997, nơi đây được UNESCO công
nhận là di sản văn hóa của thế giới.
|
Quảng trường trung tâm của thành phố
Riga. |
|
Người dân thành phố tận hưởng những ngày
hè. |
|
Nghệ thuật đường phố trên những con đường của phố
cổ. |
|
Bức tường độc đáo gắn những chiếc cốc, chén, ấm
trà. |
|
Những quán cà phê xinh xắn bên đường phố
cổ. |
|
Lâu đài cổ trong lòng phố cổ. |
|
Một góc công viên ở Riga vào sáng sớm. |
|
Khu phố mới của Riga, dành cho những người giàu có với những
ngôi nhà có kiến trúc đồ sộ như lâu đài. |
BÀI VÀ ẢNH: KIM DUNG
Không chỉ có những con phố cổ kính nằm dọc bờ sông Daugava, Riga
còn được biết đến như là một thành phố xanh của vùng biển Baltic bởi vì có rất
nhiều công viên được xây dựng tại đây.
|
Trong các công viên và đường phố ở Riga thường xuyên có các em
nhỏ đánh đàn hoặc hát. |
|
Tháp chuông bên mái ngói rêu phong của phố
cổ. |
|
Cửa hàng hoa bày bán ngay ở lòng đường của những con phố đi
bộ. |
|
Cửa hàng bán đồ lưu niệm cổ kính. |
|
Những con hẻm nhõ nối liền các dãy phố cổ với
nhau. |
|
Three Brother - ba ngôi nhà được xem như là cổ nhất tại thành
phố Riga. |
|
Khu phố trung tâm với những ngôi nhà nhiều màu
sắc. |
|
Một góc công viên trong lòng thành phố
Riga. |
|
Du khách có thể đi thăm thành phố trên những chiếc xe giống như
xích lô. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét