Năm mới đang tới gần, nhiều người Trung Quốc buộc phải lựa chọn: cắt tóc hoặc mất đi ông cậu đáng mến.
Điều này xuất phát từ một tập tục đã có từ lâu đời.
Rõ ràng là những ông cậu (anh em phía mẹ) đáng giá hơn nhiều việc cắt tóc, đặc biệt là vào dịp Tết khi họ trở nên "hữu ích" trong việc phân phát lì xì. Vậy, cho dù bạn là trai hay gái, để cứu mạng các ông cậu, tất cả đều muốn cắt tóc trước Tết. Đó là lý do tại sao các tiệm cắt tóc đều đông đúc vào dịp này.
Tập tục này xuất phát từ đâu?
Vào năm 1645, một năm sau khi quân Thanh chinh phục triều Minh (1368-1644) và cai trị người Hán, triều Thanh ra một sắc lệnh buộc mọi nam giới người Hán phải cắt trụi tóc trước trán và hai bên mai, tóc dài tết ở phía sau. Đó là một kiểu tóc cổ truyền của người Mãn Châu. Để thực thi mệnh lệnh, mọi cửa hiệu cắt tóc đều treo một tấm biển lớn với dòng chữ: "Tóc hay là chết".
Tuy nhiên, mệnh lệnh này không được người Hán ưa chuộng. Họ đã tạo ra một lời nguyền, nếu bạn cắt tóc vào tháng đầu tiên của năm mới âm lịch, các ông cậu sẽ chết. Người Mãn Châu cũng không muốn cậu của họ chết và triều Thanh cho phép mọi người không phải cắt tóc trong tháng đầu tiên của năm mới âm lịch.
Vài thế kỷ sau, phong tục này vẫn được duy trì. Có lẽ một số người tin vào lời nguyền vì họ mê tín, song nếu bạn nhìn vào lịch sử của tục lệ này, bạn sẽ nhận thấy nó được sản sinh vì xung đột lịch sử trầm trọng. Tác giả bài viết về tục lệ này kết luận, người Trung Quốc nên cảm thấy may mắn vì được sinh vào thời đại mà kiểu tóc không liên quan tới phẩm giá quốc gia.
Theo Hoài Linh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét