Thiên nhai hải giác, hay chân trời góc bể, cùng trời cuối đất… là người xưa hình dung về quần đảo Hải Nam ở cực Nam của Trung Quốc. Từng là cửa quỷ, xứ ma, đến chim cũng bay mất nửa năm mới đến. Nhưng giờ đây, nơi chân trời góc bể này lại đang được mệnh danh là một “Hawaii của phương Đông”.
Hải Nam, với diện tích khoảng 36.000 km2 là vùng đất đã đi vào lịch sử Trung Quốc từ năm Nguyên Phong thứ nhất (khoảng năm 110 trước Công Nguyên), khi nhà Tây Hán thành lập Châu Nhai quận.
Người Lê, sau đó là người Miêu là các cư dân ban đầu tại Hải Nam. Họ được cho là hậu duệ của các bộ lạc Bách Việt, đã định cư trên đảo này từ 7 đến 27 nghìn năm trước.
Người Lê hiện nay (và cả người Miêu nhập đến sau đó) đã trở thành thiểu số, sinh sống rải rác sâu trong các vùng núi tại 9 huyện thị ở khu vực giữa và phía nam của Hải Nam.
Gần đây, có nghiên cứu cho rằng, đảo Hải Nam được tách ra từ Việt Nam từ hàng triệu năm trước. Cụ thể là trên tạp chí PLoS ONE số ra ngày 7.5.2016, một nhóm nghiên cứu đứng đầu là Zhu Hua, Giáo sư ở Vườn thực vật nhiệt đới Tây Song Bản Nạp tại Côn Minh, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) khi so sánh hệ động thực vật của Hải Nam với các nơi khác trong khu vực đã phát hiện ra nhiều điều thú vị, rằng hệ sinh vật tìm thấy trên hòn đảo này quá khác biệt so với động thực vật ở tỉnh Quảng Đông lân cận.
Rằng phần lớn thực vật và động vật trên đảo Hải Nam có nguồn gốc từ Việt Nam, nơi cách đó hàng trăm cây số. "Hệ thực vật ở Hải Nam có nhiều điểm gần gũi nhất với Việt Nam. Nếu xem xét các loài sống ở cả hai khu vực, chúng ta có thể tìm ra 110 loài, nhưng giữa Hải Nam và Quảng Đông chỉ có 7 loài giống nhau", Zhu cho biết.
Hiện tượng tương tự cũng được tìm thấy ở hệ động vật. Nghiên cứu chỉ ra động vật có vú ở Hải Nam giống với Việt Nam nhất. Trong số 41 loài động vật có vú ở Hải Nam, các nhà nghiên cứu phát hiện 30 loài ở Việt Nam.
Nghiên cứu của Zhu và cộng sự cho thấy đảo Hải Nam từng liền với Việt Nam trong suốt kỳ Đại Trung sinh. Còn gọi là thời kỳ của các loài bò sát, khoảng thời gian này đánh dấu sự xuất hiện và diệt vong của khủng long cách đây 66 - 252 triệu năm.
Đảo Hải Nam tách khỏi Việt Nam và trôi dạt về hướng đông nam sau kỳ Đại Trung sinh đến khi dừng lại ở vị trí hiện tại. Sự chia tách diễn ra do hoạt động núi lửa ở vịnh Beibu. Nhưng đảo Hải Nam không nằm liền hoàn toàn với Việt Nam. Mũi đông bắc của hòn đảo dính liền với tỉnh Quảng Tây tại thời điểm đó.
Xuyên suốt các thời phong kiến Trung Quốc, đảo Hải Nam là một nhà tù thiên nhiên khổng lồ, nơi chuyên dùng để lưu đày, giam giữ những thành phần bất hảo, đặc biệt là những người bất đồng chính kiến với triều đình đương thời để cho nhụt chí và chết dần chết mòn nơi đảo hoang mà người đương thời nghĩ là đã cùng trời cuối đất.
Một trong những nhân vật bị lưu đày ở Hải Nam nổi tiếng nhất Trung Quốc là nhà thơ Tô Thức (Tô Đông Pha) đời Tống. Cùng với Tô Đông Pha, nhà tù thiên nhiên Hải Nam còn ghi tên những nhân vật đình đám khác như Lý Đức Dụ, một danh tướng đời Đường. Là những Lý Cương, Triệu Đĩnh, Lý Quang, Hồ Toàn – bốn đại thần và cũng là nạn nhân của gian thần Tần Cối đời Tống.
Hiện ở Hải Nam có Ngũ Công tự - ngôi đền được xây từ thời nhà Thanh (năm 1889) để tưởng niệm 5 vị đại thần nhà vừa kể vì đã có công mở trường dạy học để giáo hóa dân chúng.
Từng được mệnh danh là “cửa quỷ”, “chốn ma”, đến mức chim nat cũng phải mất nửa năm mới đây như lời thàn của Lý Đức Dụ đời Đường khi lần đầu bị đày đến đây.
Tuy nhiên, chốn chân trời góc biển với diện tích 34 ngàn cây số vuông này này đã trở thành một “Hawaii của phương Đông”, mỗi năm đón khoảng 15 triệu lượt khách nội địa, 5 triệu lượt khách quốc tế và thời gian “chim bay”, ở đâu cũng chỉ còn tính bằng giờ.
Và du lịch, đã góp phần làm cho GDP đầu người của hòn đảo này hiện đứng khoảng thứ… 15 trên thế giới!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét