Đền Artemis là đền thờ nữ thần săn bắn Artemis, còn được gọi là đền thờ Diana được xây dựng từ đá cẩm thạch bởi kiến trúc sư Chersiphron và con là Metagenes, dài 377 feet (115 m), rộng 180 feet (55 m), bao gồm 127 cột đá, ở thành phố Ephesus (nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ), bờ biển Aegea.
Tượng thần Artemis trong đề thờ...
Tượng thần Artemis trong đề thờ...
Nữ thần săn bắn Artemis là con của thần Zeus và thần Lêto (Lesto), em của thần ánh sáng-thi ca Apollon, được hình dung là một trinh nữ trong trắng cầm cung tên, thường đi cùng một con hươu hoặc một con chó.
Đền được bắt đầu xây dựng năm 550 TCN. Đền thờ nữ thần Artemis không những là một trong số những ngôi đền Hy Lạp đồ sộ nhất, mà còn là một trong những công trình được xây dựng toàn bằng đá cẩm thạch lâu đời nhất.
Tượng thần Artemis trên những cột đá của đền thờ
Tượng thần Artemis trên những cột đá của đền thờ
Đền Artemis nhiều lần bị hủy hoại trong suốt mười thế kỷ đầu tồn tại. Khi thì bị bão lũ, khi thì bị ngoại xâm đốt phá. Khét tiếng nhất là trận hỏa hoạn ngày 21 tháng 7 năm 356 TCN.
Một kẻ cuồng danh, muốn nổi tiếng bằng mọi giá, tên là Herostratus đã đốt đền, chủ ý sẽ được lưu danh trong lịch sử. Hắn bị xử tử và chính quyền khi ấy đã hạ lệnh muôn đời sau không ai được nhắc đến cái tên kẻ đốt đền.
Đền thờ thần Artemis nguyên mẫu trong tranh vẽ
Đền thờ thần Artemis nguyên mẫu trong tranh vẽ
Tuy nhiên, ngôi đền chưa bị hủy diệt hoàn toàn. Dưới các cột và các pho tượng bằng đá cẩm thạch sập đổ đã biến thành vôi, giữa các búc tường rạn nứt, những người Ephesus đã tìm thấy tượng Artemis hầu như không bị hư hại. Họ cảm nhận điều này như là một sự kỳ diệu, như là ý nguyện của các thần muốn xây dựng lại đây một ngôi đền mới, cao hơn, đẹp hơn và tráng lệ hơn.
Kiến trúc sư Hayrocrat, người của thành phố Ephesus, được ủy quyền xây dựng, đã ra lệnh cứ thế san bằng các đống đổ nát và gạch đá rác rưởi. Vậy là móng đền mới đã hình thành. Móng được lát bằng các phiến đá cẩm thạch dày, do dó, nền của đền đã tăng lên tới 65x125m.
Lát cắt một cột đá cẩm thạch trong đền thờ
Lát cắt một cột đá cẩm thạch trong đền thờ
Hayrocrat bảo tồn kiến trúc của đền cũ, tại nơi 127 cây cột bị phá hủy đã mọc lên 127 cây cột mới, trong đó 35 cột ở phần dưới được trang trí các hình chạm nổi lớn bằng người thật, kể về chiến công của các vị thần và các vị anh hùng Hy Lạp. Và mấy chục năm sau, ngôi đền đã "đứng lên từ những đổ nát" theo đúng nghĩa của nó.
Đền thờ Artemis tiếp tục là trung tâm của đời sống tôn giáo, văn hóa và kinh tế trong ba trăm năm nữa. Và 118 năm sau đó đã mất hẳn vị trí chủ đạo của mình.
Và bây giờ là một đống đổ nát. Ảnh: H.V.M
Và bây giờ là một đống đổ nát. Ảnh: H.V.M
Hoàng đế La Mã Phodoxi I sau khi phê chuẩn Kitô giáo là quốc giáo đã đóng cửa tất cả các đền thờ đa thần. Đền thờ Artemis đã chấm dứt tồn tại.
Tất cả những ai cần vât liệu xây dựng - dù đó là người Kitô giáo cần có những nhà thờ mới, hay là người Xengiuki - Thổ Nhĩ Kỳ và người Ả Rập tại định cử ở Ephesus và xây dựng nhà cửa của mình tại đây - đều có thể lấy những thứ đó ả khỏi đền thờ Artemis và tháo dỡ đền ra thành các bộ phận.
Hai cột đá này được phục chế để làm nhân chứng về sự tồn tại của ngôi đền
Hai cột đá này được phục chế để làm nhân chứng về sự tồn tại của ngôi đền
Như vậy là, cùng với thời gian, một trong những công trình nổi tiếng nhất của thời cổ đại đã biến khỏi trái đất và cùng với công trình ấy, chính thành phố Ephesus cũng biến theo. Dần dần sình lầy ở hạ lưu sông Cayster đã vùi lấp thành phố (sau này, thành phố đã được xây dựng lại ở nơi lui về thượng nguồn một chút).
Giữa thế kỷ 19, các nhà khảo cổ đã bắt đầu những cuộc khai quật thành phố Ephesus và đền thờ Artemis. Sau nhiều năm khai quật không có kết quả, cuối cùng một nhà khảo cổ Anh đã tìm thấy móng ngôi đền dưới một lướp phù sa dày 6m.
Còn năm 1903, một người Anh khác đã tìm thấy được cả kho báu của Artemis gồm: 3000 hạt ngọc quý nhất, nhiều hoa tai, trâm cài tóc, nữ trang cài áo, cùng những đồng tiền nhỏ làm bằng hợp kim vàng và bạc, những khuôn dập tiền cổ nhất còn lưu được đến ngày nay.
Năm 1956, người ta đã khai quật được xưởng điêu khắc của Phiđi, tại đó đã phát hiện được ba bản sao bức tượng Artemis ở ngôi đền đầu tiên. Những hiện vật mà các nhà khảo cổ tìm được ở Ephesus hiện đang được bảo quản trong các viện bảo tàng của Thổ Nhĩ Kỳ.
Bây giờ thì trước mắt tôi, đền thờ Artemis chỉ còn là một bãi hoang lau sậy, những tảng đá đổ nát vương vãi khắp nơi. 127 cột cẩm thạch màu trắng, mỗi cột cao 18,4 mét, giờ chỉ còn hai chiếc cột được phục chế. Một cột cao khoảng 15 mét, cột kia chừng dăm ba mét đứng chơ vơ.
Cùng với ngôi đền là thành phố cổ Ephesus cũng bị chôn vùi theo năm tháng
 
Cùng với ngôi đền là thành phố cổ Ephesus cũng bị chôn vùi theo năm tháng
 
Trên bãi hoang tàn này, du khách chỉ còn biết mua một cuốn sách có hình ngôi đền lộng lẫy, được vẽ lại theo sự phục chế của các nhà khảo cổ học. À, du khách có thể mua thêm một bản mô phỏng pho tượng thần Artemis bằng cẩm thạch, hiện trưng bày trong bảo tàng khảo cổ Efes ở gần đấy về làm kỷ niệm...