Đối với người dân trên đảo Yap, càng nhiều người chết khi vận chuyển đồng tiền đá thì giá trị của nó càng cao.
Yap, hay còn được dân địa phương gọi là Wa'ab, thuộc quần đảo Caroline ở Tây Thái Bình Dương. Đây là một bang của Liên bang Micronesia. Dân cư ở Yap ban đầu là những người di cư tới từ bán đảo Mã Lai, quần đảo Indonesia, New Guinea và quần đảo Solomon.
Yap từng là trung tâm liên lạc Hải quân của Đức trước chiến tranh thế giới thứ 1. Nhật Bản chiếm đóng đảo vào tháng 9/1914 và sau đó nơi này được chuyển cho Nhật Bản theo Hiệp ước Versailles năm 1919 với danh nghĩa Lãnh thổ ủy trị dưới sự giám sát của Hội Quốc Liên. Tuy nhiên, đây không phải điểm độc đáo của hòn đảo này.
Đảo Yap nổi tiếng và gây tò mò bởi đồng tiền kỳ lạ của mình - một đĩa tròn khổng lồ được gọi là đá Rai. Nếu như thông thường, chúng ta cảm thấy khó chịu khi trong ví chất đầy những đồng xu lẻ thì ở đảo Yap, đồng tiền của họ có thể dài lên tới 4 m và nặng hơn 4.000 kg.
Đồng tiền khổng lồ của người dân trên đảo Yap có chiều dài có thể lên tới 4 m và nặng hơn 4000 kg. Ảnh: Tripfreakz
|
Giá trị của đá Rai được thiết lập hàng trăm năm trước khi người Yap tìm thấy đá vôi ở Palau. Họ chạm khắc đá vôi lên đá Rai rồi lại vận chuyển chúng trở lại đảo Yap. Ban đầu, việc làm này chỉ được tiến hành với mục đích trang trí cho những phiến đá Rai. Tuy nhiên, khi xã hội phát triểnhơn, họ nhận thấy cần phải có một hệ thống tiền tệ thống nhất để mua bán, trao đổi hàng hóa. Từ đó, những viên đá Rai - thứ đồ quý giá nhất đối với người dân trên đảo đã được sử dụng làm đồng tiền của họ.
Trên đảo Yap không có đá vôi, vì vậy người dân ở đây phải vượt qua hành trình rất khó khăn để có được loại đá Rai mới. Họ thậm chí phải đi đến những hòn đảo xa xôi, đối mặt với nhiều nguy hiểm từ các loại thú dữ và cả những người dân bản địa hung dữ, hiếu chiến. Chính vì thế, giá trị của một hòn đá Rai được quyết định dựa vào lịch sử của nó hơn là kích thước. Người dân đảo Yap cho rằng, càng nhiều người chết trong quá trình vận chuyển thì hòn đá Rai đó càng đắt giá. Ngoài ra, nếu đồng tiềnđược sở hữu bởi một chiến binh nổi tiếng hay các trưởng làng thì nó cũngcó giá trị cao hơn.
Vì hành trình để lấy được một hòn đá Rai mới rất khó khăn và gian khổ, người Yap quan niệm càng nhiều người chết khi vận chuyển hòn đá thì giá trị của nó càng cao. Ảnh: Photoshelter
|
Đồng tiền của người Yap nổi tiếng với hình dáng như một chiếc bánh donut bằng đá khổng lồ. Tuy nhiên, không phải tất cả hòn đá Rai đều có kích cỡ lớn như vậy. Trên thực tế, những đồng tiền nhỏ nhất có đường kính chỉ khoảng vài cm. Họ sử dụng đồng tiền có kích cỡ và giá trị khác nhau để mua bán, trao đổi với những người khác nhau.
Trải qua hàng trăm năm, giá trị lịch sử được tích lũy trong viên đá Rai quan trọng hơn nhiều so với giá trị sở hữu thực tế của nó. Theo truyền thống, người Yap lưu truyền đá Rai từ đời này qua đời khác. Mọi thành viên trong bộ tộc đều biết rõ chủ nhân thực sự của viên đá là ai nên dù nó ở đâu thì điều đó cũng không quan trọng. Quan niệm này xuất phát từ thực tế, những viên đá lớn nhất cần hàng chục người đàn ông vận chuyển. Người ta kể rằng, xưa kia có một lần người Yap vận chuyển một hòn viên đá Rai bằng thuyền. Viên đá quá lớn và nặng khiến thuyền bị chìm và viên đá rơi xuống đáy sông. Tuy nhiên, người dân vẫn coi hòn đáđang tồn tại và tiếp tục giao dịch như thể nó là vẫn sở hữu của họ.
Mọi thành viên trong bộ tộc đều biết rõ chủ nhân thực sự của viên đá là ai nên cho dù nó có đang ở đâu thì điều đó cũng không quan trọng. Ảnh: Tumblr
|
Ngày nay, rất nhiều viên đá Rai được trưng bày trong các bảo tàng và người dân trên đảo cũng đã sử dụng đồng đô la Mỹ làm tiền tệ của mình. Tuy nhiên, đối với những sự kiện truyền thống quan trọng như cưới hỏi thì đá Rai vẫn được sử dụng.
Ngọc Mai
Theo Trọng Nhân (Công an nhân dân)
Hòn đảo sử dụng tiền xu khổng lồ
Đây là những đồng tiền xu được làm bằng đá, có nhiều kích cỡ khác nhau. Đồng tiền xu lớn nhất được cho là có đường kính lên tới 4m và nặng hơn 4.000kg. Đó những đồng tiền có từ xa xưa và ngày nay vẫn còn được sử dụng của người Yap.
Yap, hay còn được dân địa phương gọi là Wa'ab, thuộc quần đảo Caroline ở Tây Thái Bình Dương. Đây là một bang của Liên bang Micronesia. Yap từng là trung tâm liên lạc Hải quân của Đức trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, bị Nhật Bản chiếm đóng vào tháng 9-1914.
Trong Thế chiến II, Yap là một trong những hòn đảo chống lại chiến dịch "nhảy cóc" của Mỹ. Đến năm 1986, Yap cùng với Chuuk, Pohnpei và Kosrae hợp thành một quốc gia độc lập là Liên bang Micronesia.
Thế nhưng đảo Yap không nổi tiếng về lịch sử của họ mà nổi tiếng về những đồng tiền kỳ lạ của người dân nơi đây. Những đồng tiền bằng đá vừa to vừa nặng gây tò mò cho tất cả những ai khi tìm hiểu về Yap.
Những đồng tiền bằng đá của người Yap là sự kết hợp giá trị của đá Rai và đá vôi, có hình dáng như một chiếc bánh donut. Ban đầu họ chạm khắc đá vôi lên đá Rai với mục đích trang trí cho những phiến đá Rai. Tuy nhiên, khi xã hội phát triển hơn, họ nhận thấy cần phải có một hệ thống tiền tệ thống nhất để mua bán, trao đổi hàng hóa. Từ đó, những viên đá Rai - thứ đồ quý giá nhất đối với người dân trên đảo đã được sử dụng làm đồng tiền của họ.
Trên đảo Yap không có đá vôi, vì vậy người dân ở đây phải vượt qua hành trình rất khó khăn để có được loại đá Rai mới. Chính vì thế, giá trị của một hòn đá Rai được quyết định dựa vào lịch sử của nó hơn là kích thước.
Không phải cứ hòn đá càng lớn thì giá trị đồng tiền lớn, hòn đá nhỏ thì giá trị đồng tiền nhỏ, mà ngược lại giá trị đồng tiền nằm ở sự hy sinh của những người làm ra nó và ở chính người đang sở hữu nó.
Người dân đảo Yap cho rằng, càng nhiều người chết trong quá trình vận chuyển thì hòn đá Rai đó càng đắt giá. Ngoài ra, nếu đồng tiền được sở hữu bởi một chiến binh nổi tiếng hay các trưởng làng thì nó cũng có giá trị cao hơn.
Theo truyền thống, người Yap lưu truyền đá Rai từ đời này qua đời khác. Mọi thành viên trong bộ tộc đều biết rõ chủ nhân thực sự của viên đá là ai nên dù nó ở đâu thì điều đó cũng không quan trọng. Quan niệm này xuất phát từ thực tế: những đồng tiền đá lớn nhất cần hàng chục người đàn ông vận chuyển.
Người ta kể rằng, xưa kia có một lần người Yap vận chuyển một viên đá Rai bằng thuyền. Viên đá quá lớn và nặng khiến thuyền bị chìm và viên đá rơi xuống đáy sông. Tuy nhiên, người dân vẫn coi hòn đá đang tồn tại và tiếp tục giao dịch như thể nó vẫn là sở hữu của họ.
Ngày nay, đồng tiền đá của người Yap đã không được dùng để giao dịch hàng ngày, thay vào đó họ sử dụng đồng đô la Mỹ làm tiền tệ của mình. Tuy nhiên, đối với những sự kiện truyền thống quan trọng như cưới hỏi, làm của hồi môn cho con gái... thì đá Rai vẫn được sử dụng.
Du khách lần đầu tới đảo Yap không khỏi ngạc nhiên khi bắt gặp những đồng tiền xu khổng lồ. Chúng nằm rải rác trên khắp hòn đảo, trong bảo tàng, bên ngoài các khách sạn hoặc trong rừng sâu... Có những đồng tiền trọng lượng còn nặng hơn cả một chiếc xe ô tô. Theo thống kê, có khoảng 13.000 đồng tiền xu cổ đủ mọi kích thước (từ 30 đến 3,5m) còn tồn tại trên đảo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét