(Kiến Thức) - Dù không có điện và các nhu yếu phẩm khác, bộ tộc Tagbanua sống trên đảo Philippines rất hài lòng với những gì thiên nhiên ban tặng.
Trong suốt hai tuần ăn ngủ cùng với bộ tộc Tagbanua sống trên đảo đẹp tựa tranh vẽ mang tên Tagbanua, nhiếp ảnh gia Jacob Maentz đã ghi lại những nét đẹp trong phong tục truyền thống cũng như các vấn đề mà họ đang đối mặt.
Ngày nay, có nhiều nhóm bộ tộc người Tagbanua ở khắp tỉnh Palawan của Philippines
Tuy nhiên, tộc người sinh sống trên hòn đảo đẹp tuyệt Philippines là Coron (đảo lớn nhất trong chuỗi đảo Calamian) này lại khác so với những tộc người cùng tên an cư trên vùng đất liền không chỉ ở ngôn ngữ mà còn ở cách sống.
Sống trong những khó khăn về mặt kinh tế-xã hội, bộ tộc Tagbanua vẫn khá thân thiện và đáng mến. Ảnh: Hai cha con cười rạng rỡ sau một ngày đi vớt rong biển miệt mài.
Đường đi tạm nối hai nhà dân thuộc cộng đồng người Tagbanua. Việc xây dựng những con đường này thường khó khăn do địa hình đảo Coron chủ yếu là các ngọn núi đá vôi
Bộ tộc Tagbanua là những người cổ xưa nhất ở Philippines. Họ có nguồn gốc từ Borneo.
Sau khi lấy được lòng tin từ những người dân nơi đây, nhiếp ảnh gia Maentz đồng hành cùng một số ngư dân trên đảo tham gia vào chuyến đi hái rong biển vào sáng sớm.
Bộ tộc này thường đi hái rong biển, bắt hải sâm, bạch tuộc rồi sau đó mang ra chợ ở thị trấn Coron bán.
Nhiếp ảnh gia Maentz ghi lại khoảnh khắc tuyệt đẹp dưới đáy biển khi người ngư dân lặn xuống bắt cá.
Bè là phương tiện chính giúp bộ tộc này di chuyển trên biển trong một khoảng cách ngắn. Các cây cầu gỗ bắc ngang qua những vách đá là lựa chọn tối ưu khác cho họ.
Các ngư dân trên đảo thường ra biển đánh bắt gần như cả ngày. Ảnh: Hai ngư dân xuôi thuyền về nhà vào lúc hoàng hôn buông xuống
Nhà tộc người trên thường xây bằng những vật liệu truyền thống. Do không có điện nên họ thường dùng dầu hỏa hoặc đốt lửa mỗi khi trời tối
Một ngư dân đang làm thuyền gỗ trong một khung cảnh tuyệt đẹp
Người phụ nữ tộc Tagbanua đang dùng các vật liệu tự nhiên để làm mái nhà.
Sau khi bắt hải sâm, ngư dân trên đảo thường phơi khô chúng trước khi đem bán ở trên đất liền.
Thanh Nga (theo Daily Mail)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét