Thứ Tư, 4 tháng 2, 2015

Dòng sông hứng lửa của trời ở Venezuela

Tiếng sét và tia chớp thần kỳ xuất hiện ở cửa sông Catalumbo trở thành niềm tự hào và được người dân bản địa coi như một món quà độc đáo của thiên nhiên.

Đến với miền bắc Venezuela, du khách sẽ được nghe kể nhiều về một điểm đến huyền thoại, được mô tả như một kỳ quan tuyệt diệu đến từ thiên nhiên. Đó chính là hiện tượng sét đánh ở cửa sông Catatumbo, cách Bogota, Columbia 15 giờ đi xe.
Trong nhiều thế kỷ nay, tại vùng cửa sông đổ vào hồ Maracaibo mỗi năm có khoảng 160 đêm bị sét đánh, 10 giờ một ngày. Mỗi giờ sét đánh 280 lần, tương ứng với khoảng 1,2 triệu lần sét đánh trong năm và điều kỳ lạ nhất là hiện tượng này chỉ xảy ra ở một địa điểm duy nhất. Người dân nơi đây gọi con sông này là "sông lửa trên bầu trời", "dòng sông hứng lửa từ trời" hay "Relámpago del Catatumbo" hoặc "Rib a-ba".
Catatumbo-7552-1422850920.png
Hiện tượng kỳ lạ của thiên nhiên tại cửa sông Catatumbo. Ảnh:
Hiện tượng tự nhiên kỳ vĩ này được người dân bản địa tôn vinh và trở thành niềm tự hào của họ. Năm 1595, chính sét đánh liên tục tại vùng cửa sông này đã ngăn cản chiến thuyền Anh do Francis Drako chỉ huy định tấn công vào vùng hồ. Ngày 24/7/1823, ánh sáng do các tia chớp trên bầu trời đã giúp đô đốc José Prudencio Padilla dẫn đường cho chiến thuyền của mình đánh tan hạm đội Tây Ban Nha, buộc vua Tây Ban Nha công nhận nền độc lập của Venezuela. Bởi vậy trong tâm thức, người dân Venezuela quan niệm tia chớp nơi cửa sông Catalumbo không chỉ là hoa tiêu cho các thủy thủ, ngư dân vào ban đêm mà còn giúp họ giành được độc lập. Thậm chí, âm thanh của nó còn xuất hiện trong quốc ca của bang Zulia - nơi được coi là nhà của hồ Maracaibo.
4-7143-1422850920.jpg
Nơi diễn ra điểm sét đánh khi sông Catatumbo chảy vào hồ Maracaibo. Ảnh:Wikitravel.
Theo Alan Highton - một nhiếp ảnh gia kiêm hướng dẫn viên du lịch - người đã dành phần lớn thời gian sống ở cạnh hồ cho biết với dân địa phương, họ không hề nghĩ rằng hiện tượng sét đánh này là độc đáo. Nhiều thế hệ ở đây coi đó là một phần trong cuộc sống của họ và thậm chí còn cảm thấy buồn cười khi thấy hàng triệu du khách đổ về và dành cả đêm bên hồ chỉ để xem màn trình diễn phi thường của ánh sáng đến từ trời cao.
3-1360-1422850921.jpg
Hồ Maracaibo yên bình trong sớm mai. Ảnh: Wikitravel.
Tuy nhiên sau nhiều thế kỷ sét đánh thường xuyên với mật độ dày đặc, sét đột ngột biến mất từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2010, sau đó xuất hiện lại cho tới nay. Đây là hiện tượng biến mất lâu nhất của sét trong suốt 104 năm qua. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, do biến đổi khí hậu và hiện tượng El Nino làm giảm các đám mây giông. Mặt khác tình trạng phá rừng cũng góp phần làm mực nước hồ giảm đáng kể. Sau khi hiện tượng La Nina xuất hiện, tình hình mới dần trở lại bình thường.
Đường đến hồ Maracaibo:
Sông Catatumbo khởi nguồn từ Colombia, chảy vào hồ Maracaibo nằm ở bang Zulia, tây bắc Venezuela. Đây là hồ nước mặn lớn nhất Nam Mỹ, nằm gần trung tâm thành phố. Hồ có chiều dài 99 km, rộng 67 km, chiều sâu nhất lên tới 60m, diện tích 13.210 km2.
Bằng máy bay:
Để đến thành phố Maracaibo thuộc bang Zulia, du khách có thể bắt các chuyến bay để tới sân bay quốc tế La Chinita. Từ Miami, Mỹ mỗi ngày đều có chuyến bay tới đây của hãng American Airlines.
Bằng xe bus:
Bạn có thể bắt các chuyến xe bus đêm đến từ Caracas, San Cristobal và Merida để đến Maracaibo.
Dịch vụ taxi khá rẻ ở Maracaibo. Ngoài ra du khách có thể sử dụng xe bus hay tàu điện ngầm để đi du lịch q uanh thành phố.
Anh Minh (theo Sorendreier)

Không có nhận xét nào: