Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

Muôn mặt đàn rong trời Âu


(Tin Nóng) Lang thang ở những thành phố châu Âu, du khách thường xuyên bắt gặp hình ảnh những người nhạc sĩ chơi nhạc trên đường phố.

đàn rong ở Paris
Một nhóm chơi nhạc trên cầu nghệ thuật tại Paris, Pháp
Họ có thể là những nghệ sĩ chơi đàn xin tiền chuyên nghiệp, cũng có thể là sinh viên âm nhạc kiếm thêm tiền ngoài giờ đi học. Nhiều người trong số họ luôn di chuyển từ nơi này sang nơi khác với chiếc vali chứa cả gia tài trong đó. Họ có thể chơi một mình hoặc cùng nhóm.

Hai nghệ sĩ chơi nhạc tại Amsterdam, Hà Lan
Mặc dù mục đích của họ là kiếm sống hay chơi vì đam mê, nhưng cũng không thể phủ nhận những bản nhạc họ chơi ở một góc phố nào đó cũng làm các thành phố châu Âu trở nên độc đáo hơn.

Một người chơi violon tại Bonn, Đức
Với một cây ghi ta, cây violon, cây sáo hoặc một nhạc cụ tự chế nào đó, những người nghệ sĩ chơi nhạc xin tiền thường chơi các bản nhạc một cách say mê giữa dòng người qua lại. Bên cạnh họ là chiếc bát, chiếc mũ, hoặc đồ đựng nhạc cụ mở ngay trước mặt. Người qua đường có thể cho bao nhiêu tùy ý, và cũng có thể đề nghị nhạc sĩ chơi một bản nhạc nào đó. Yêu cầu của họ chẳng bao giờ bị từ chối.

Một nhóm nhạc đường phố tại Hilversum, Hà Lan
Tuy nhiên, không phải tất cả đều ngồi ở những nơi đông khách du lịch qua lại. Không ít người ngồi ở những góc phố hoặc hẻm thông giữa các con đường ít khách du lịch đi qua.

Một nghệ sĩ thổi sáo trong một hẻm vắng tại Riga, Latvia
Cũng không ít người chơi nhạc sẽ yêu cầu khách du lịch trả tiền, nếu du khách chụp ảnh họ chơi nhạc. Khách tới Berlin có thể trải qua kinh nghiệm này. Tất nhiên, việc cho họ vài đồng là điều lịch sự nếu bạn muốn ghi lại vài tấm hình về họ.

Một người chơi nhạc bằng những chiếc ly tại Berlin, Đức
So với nhiều thành phố ở châu Âu, Paris là nơi có đông người chơi nhạc xin tiền trên các phương tiện giao thông công cộng, điển hình là tàu điện ngầm. Họ chỉ cần chi hơn 1 euro (thậm chí là không chi đồng nào) để vào cửa ở bất cứ ga tàu điện nào đó, rồi lang thang trên các chuyến tàu điện ngầm, chơi nhạc xin tiền.

Một nhóm nhạc tại ga trung tâm Amsterdam, Hà Lan
Không ít người cho rằng cách chơi nhạc xin tiền này gây phiền hà cho hành khách hơn là đem lại niềm vui. Không gian trên toa xe khá chật hẹp, nên tiếng nhạc có vẻ không làm người trên toa xe thoải mái. Nhưng dường như tôn trọng thế giới tự do của nhau nên ai cũng cố gắng chịu đựng cho hết một chặng tàu.
Họ có thể chơi một hoặc nửa bản nhạc vội vàng rồi ngả nón đến từng người trên toa tàu xin tiền.
Một người đàn ông Pháp ngồi cạnh tôi trên toa tàu giải thích, việc chơi nhạc xin tiền trên tàu điện ngầm là phạm pháp, nên người chơi nhạc thường phải lẩn tránh những người kiểm tra trên tàu.

Một phụ nữ chơi accordeon tại Haarlem, Hà Lan
Tuy nhiên, người bạn của tôi cũng cho biết thêm, không ít người chơi nhạc vì họ thích.
Lang thang trên một cây cầu bắc qua sông Seine, chúng tôi không thể dời chân khi bắt gặp một thanh niên trẻ chơi bảnRomance bằng ghi ta điện trên cầu. Chẳng màng đến người xung quanh qua lại, đôi mắt người nghệ sĩ như hướng về một nơi nào đó. Dường như thế giới chỉ còn lại người thanh niên “phiêu” với giai điệu phát ra từ cây đàn.

Một thanh niên chơi đàn tại Paris, Pháp

Còn nghệ sĩ này chơi nhạc tại Utrecht, Hà Lan, không có đồ xin tiền xung quanh
Kim Dung (từ Paris, Pháp)

.Keukenhof thiên đường của muôn loài hoa

Nằm giữa thị trấn Hillegom và Lisse, thành phố Amsterdam, công viên hoa được xem là lớn nhất thế giới Keukenhof mở cửa đón khách trong tháng 3 này.

 
Đến với Hà Lan, xứ sở của hoa tulip, người ta không chỉ được chiêm ngưỡng những thắng cảnh nổi tiếng như cung điện Hoàng Gia, hải cảng Rotterdam, khu đồng quê Zaanse Schans, du thuyền khoe sắc trên sông Amstel…mà còn được thưởng thức vẻ đẹp tuyệt vời của hàng trăm loài hoa tại Công viên Keukenhof.
Chỉ mở cửa 2 tháng, khoảng từ giữa tháng 3 tới giữa tháng 5, nhưng mỗi năm Keukenhof thu hút hơn 700.000 khách du lịch đến từ khắp nơi trên thế giới. Ý tưởng thành lập công viên hoa lớn nhất thế giới này bắt đầu từ năm 1949 của thị trưởng thành phố Lisse lúc bấy giờ và mục đích là một triển lãm dành cho những người trồng hoa khắp Hà Lan và châu Âu.
6a3100a5-b9f0-48ea-9136-c119f1-5130-3212
Bạn có thể đi dạo bằng xe đạp trong công viên trong lành và ngát hương hoa. Ảnh: Natali.
Với khuôn viên rộng khoảng 32 ha, công viên được mệnh danh “Vườn châu Âu” này là nơi gieo trồng khoảng bảy triệu bông hoa ôn đới hàng năm. Đến đây, bạn sẽ có cảm giác như đang lạc vào thiên đường của màu sắc và hương thơm.
Trong cái nắng ấm áp như mật ngọt của mùa xuân rót xuống vườn hoa, một cuộc dạo chơi trong công viên muôn sắc sẽ mang đến cho bạn cảm giác thư thái lạ. Bên cạnh những lối đi quanh co uốn lượn qua những con suối chảy rì rào, những con đường trải sỏi trắng lạo xạo mỗi bước chân... là những đàn thiên nga bơi lội thỏa thích, lướt mình trên sóng nước dịu dàng, yêu kiều soi bóng trong làn nước xanh thăm thẳm. Cảnh sắc thần tiên trong muôn hoa rực rỡ.
Bạn có thể tìm thấy vô vàn loài hoa tulip đủ màu sắc đan xen lẫn nhau hoặc ngay hàng thẳng lối trước bậu cửa. Những khóm thủy tiên trắng và vàng, lan dạ hương tim tím lấp ló dưới tán lá rậm rạp của những cây sồi đã có mặt tại đây từ thế kỷ 18, bên những cây hoa anh đào đỏ thắm, trắng hồng đến từ Nhật Bản, hoa mận trắng tinh khôi. Trong khu vườn lịch sử và vòi phun nước lớn nhất châu Âu trồng nhiều loài hoa như đỗ quyên, loa kèn… Những giống lan quý hiếm từ khắp nơi cũng được mang về đây chỉ chờ dịp sang xuân là đua nhau khoe hương, khoe sắc.
Du khách đến đây không chỉ chiêm ngưỡng các tuyệt tác của hoa mà còn cảm nhận được sự sảng khoái và thư thái của một chốn thiên đường thơ mộng, tràn đầy sức xuân.
5657185891-38b636120b-b-4421-1393385650.
Đây là công viên với loài hoa tuylip là chủ đạo, xen lẫn muôn loài hoa khác. Ảnh: Natali.
Trong hương thơm ngan ngát của muôn loài, bạn có thể tản bộ trên 15 km đường hoa trong công viên để thư giãn. Đó đây lại có những băng ghế dài để mọi người dừng chân và hưởng những tia nắng đầu xuân ngọt ngào. Bạn cũng có thể thưởng thức cảnh vật nơi đây với một chiếc xe đạp dạo quanh những cánh đồng hoa tulip rực rỡ sắc màu. Trong khung cảnh mùa xuân, hàng trăm du khách đứng tạo dáng trong khu vườn thiên nhiên rộng lớn, lũ trẻ nhỏ nô đùa và rất nhiều bữa tiệc picnic được diễn ra trong khắp công viên.
Người ta thường đến chơi nơi đây một ngày, thưởng lãm cho bằng hết những góc nhỏ nhất của thiên nhiên hay đơn giản chỉ là trầm ngâm bên chiếc giá vẽ để lưu lại chút mùa xuân trong bức tranh rực rỡ. Len lỏi giữa những khu vườn, bạn sẽ bắt gặp đâu đó chiếc cối xay gió xinh đẹp và cổ kính – nét đặc trưng ở xứ sở này.
Ngoài ra, đến công viên Keukenhof bạn còn có thể mua giống hoa về trồng hay học cách chăm sóc hoa cũng như nghệ thuật cắm hoa. Cũng tại Keukenhof, bạn sẽ có dịp thưởng thức hai món truyền thống của Hà Lan là món cá haring và rượu Gin.
2505084352-9e373ccc72-2737-1393385650.jp
Trong công viên bán nhiều giống cây hoa tuylip và các loại hoa. Ảnh:Natali.
Năm 2014, công viên mở cửa từ 20/3 đến 18/5, 8h sáng đến 19h30 tối. Giá vé 15 Euro/người lớn, 7,5 Euro cho trẻ từ 4 - 11 tuổi, trẻ em dưới 3 tuổi được miễn phí. Công viên Keukenhof là một trong những điểm đến được ưa thích nhất tại Hà Lan.
Lam Linh


















































































































































Khám phá vườn hoa mùa xuân đẹp nhất thế giới
Vườn hoa Keukenhof (thị trấn Lisse, Hà Lan), vườn hoa mùa xuân đẹp nhất thế giới, là điểm thu hút hàng triệu khách du lịch, dù chỉ chính thức mở cửa không đầy 3 tháng mỗi năm.

Thế giới tulip thu nhỏ
Thế giới tulip thu nhỏ
Thắng cảnh trên con đường tránh Santa Fe, Mỹ - 1
Keukenhof được mệnh danh là vườn hoa lớn nhất, vườn hoa mùa xuân đẹp nhất thế giới với hơn 7 triệu cây hoa từ tulip, thủy tiên, dạ lan hương… phủ kín 32 ha diện tích, với đủ màu sắc của hoa lá tạo nên nhiều mô hình độc đáo.
Du khách có thể tản bộ hoặc ngồi xuồng trên hệ thống kênh đào quanh vườn ngắm hết các khu vực trong vườn hoa rộng lớn này. Đây là khu vực triển lãm hoa độc đáo của Hà Lan hoạt động 65 năm qua. Năm 2014, vườn hoa mở cửa từ ngày 20.3 - 18.5 bắt đầu từ 8 giờ sáng đến 19 giờ 30 chiều. Mỗi năm, vườn hoa được trưng bày theo một chủ đề, và năm nay chủ đề mang tên gọi Hà Lan.
Nhà trưng bày triển lãm hoa tulip
Nhà trưng bày triển lãm hoa tulip
…và hoa lan trong nhà
…và hoa lan trong nhà
 Các hoạt động trưng bày triển lãm của vườn hoa năm nay nhằm kể lại câu chuyện lịch sử ngành trồng hoa của vương quốc hoa tulip cũng như nghệ thuật, kỹ thuật làm vườn của người nông dân Hà Lan từ thế kỷ 17 đến nay.
Trình bày kỹ thuật trồng hoa tulip
Trình bày kỹ thuật trồng hoa tulip
Thời gian diễn ra lễ hội hoa, luôn có các hoạt động liên quan đi kèm. Thí dụ các buổi trưng bày triển lãm hoa trong nhà, không chỉ các loại hoa ôn đới địa phương mà còn tập hợp các loại hoa từ các vùng khí hậu khác nhau trên thế giới; các cuộc rước xe, kiệu hoa đi quanh thị trấn…
Thủy tiên, loài hoa nở rộ trên đường phố Hà Lan sau khi tuyết tan
Thủy tiên, loài hoa nở rộ trên đường phố Hà Lan sau khi tuyết tan
Những bông hoa dạ lan hương nhiều màu sắc
Những bông hoa dạ lan hương nhiều màu sắc
Năm nay, ban tổ chức còn thiết kế tấm khảm hoa khổng lồ (bằng 60.000 chậu hoa tulip) tạo hình các tòa nhà bên kênh đào Amsterdam ngay trong vườn hoa.
Với khách du lịch bụi, không nên vội vàng khi đến thăm Lisse và Keukenhof. Ngay việc ngắm và tìm hiểu các loài hoa tại vườn Keukenhof cũng phải mất cả một ngày.
Mô hình cối xay gió…
Mô hình cối xay gió…
…và cầu rút đặc trưng của đất nước Hà Lan cũng được dựng bên trong vườn hoa
…và cầu rút đặc trưng của đất nước Hà Lan cũng được dựng bên trong vườn hoa
Sau thời gian tại Keukenhof, thuê xe đạp đi quanh thị trấn Lisse, len lỏi vào những khu vườn lớn của người dân để ngắm những cánh đồng hoa đầy màu sắc dịp xuân về sẽ là một kỷ niệm không quên trong hành trình chinh phục các miền đất trên thế giới. Đây là một trong 10 địa điểm thú vị không thể không đến thăm do giới du lịch bụi bình chọn.
Xe buýt và xe đạp được giới du lịch ưa dùng khi thăm Keukenhof
Xe buýt và xe đạp được giới du lịch ưa dùng khi thăm Keukenhof
 Vườn hoa này nằm cách Amsterdam 41 km, mất khoảng 40 phút đi xe buýt. Trong thời điểm diễn ra lễ hội, sẽ có các chuyến xe buýt (15 phút/chuyến) chạy từ sân bay Schiphol (số hiệu 858) đến vườn hoa. Những chiếc xe này rất dễ nhận biết nhờ được dán những bông hoa tulip sặc sỡ phía ngoài.
Du khách nên mua vé Combi để có thể sử dụng 2 chiều và vé vào cổng, tiết kiệm thời gian xếp hàng mua vé vào vườn. Vé vào cổng với người lớn là 15 euro/người, và giảm một nửa vé cho trẻ em từ 4-11 tuổi.
Du khách dạo chơi, chụp hình trong vườn hoa
Du khách dạo chơi, chụp hình trong vườn hoa
Theo iHay
Thanh niên

Nét yêu kiều của Keukenhof mùa xuân

Từng cánh đồng tulip, dạ lan hương, đỗ quyên... khoe sắc nơi công viên Keukenhof (Hà Lan) là điểm đến lý tưởng cho du khách.

polyad
Vườn Keukenhof nằm tại thị trấn Lisse, phía nam Amsterdam (Hà Lan) là địa điểm lý tưởng để khám phá vẻ đẹp thiên nhiên của châu Âu mùa này.
polyad
Hàng năm, công viên mở cửa trong 2 tháng để đón hàng triệu du khách đến đây chiêm ngưỡng hoa xuân trong lễ hội hoa Keukenhof.
polyad
Năm nay, lễ hội với chủ đề “Golden Age” sẽ chào đón du khách từ ngày 24/3 đến16/5.
polyad
Trong vài tuần ngắn ngủi, du khách từ khắp mọi nơi sẽ có dịp chiêm ngưỡng những cánh đồng hoa đầy màu sắc.
polyad
Không chỉ có tulip mà dạ lan hương, đỗ quyên, iris, loa kèn… cũng đua nhau khoe sắc tạo nên thảm hoa rực rỡ.
polyad
Du khách cũng có thể chọn cách thong dong bằng xe đạp hay ngồi thuyền để ngắm nhìn vẻ đẹp của thiên nhiên.
polyad
Nhiều hoạt động giải trí sôi động diễn ra trong suốt lễ hội cũng đang chờ đón du khách.
polyad
Cùng Fiditour đắm chìm trong thiên đường mùa xuân tại Hà Lan qua hành trình du ngoạn Đức - Hà Lan - Bỉ - Pháp. Lễ hội hoa Keukenhof (10 ngày), khởi hành 23/4 giá chỉ từ 65,9 triệu đồng một khách (đã bao gồm vé tham quan). Đặc biệt, từ ngày 7/3 đến 14/3, Fiditour giảm ngay một triệu đồng cho mỗi khách hàng nữ khi đăng ký tham gia tour này.
Ngoài ra, khách hàng nữ còn được tặng ngay voucher mua sắm trang sức trị giá đến 3 triệu đồng hoặc voucher chăm sóc da trị giá 5,25 triệu đồng (chỉ áp dụng tại các chi nhánh Fiditour ở TP HCM).
Thư Kỳ



























































































































Nghe tiếng đàn organ đường phố ở Keukenhof

(Tin Nóng) Đàn organ đường phố "De Adriaen" là nhạc cụ gây chú ý đối với bất cứ du khách nào bước qua cổng soát vé của vườn hoa Keukenhof nổi tiếng nằm ở bờ đông của Hà Lan.

Chiếc đàn “De Adriaen”
Chiếc đàn “De Adriaen” luôn khiến du khách tò mò
Cây đàn De Adriaen làm năm 1978, được đặt theo tên của một cối xay gió tại Haarlem, một thành phố sát biển tại Hà Lan.
Đã 23 mùa lễ hội hoa tại Keukenhof, cây đàn này tham gia góp vui cho du khách đến đây. Danh sách bản nhạc rất đa dạng, từ những bản nhạc cổ điển, những bài ca bất hủ đến những bài hát đang nằm trong top các bài hit trên các bảng xếp hạng quốc tế hiện nay.

Cây đàn như chiếc tủ hình chữ nhật với đủ các thanh, hộp gỗ và ống thép được gắn với nhau
Loại đàn này không do người chơi, cũng không dùng kim đọc đĩa phát nhạc. Đàn có hệ thống motor điện đọc tín hiệu, giải mã các lỗ đục sẵn trên đĩa gỗ trông giống như một cuốn sách dầy. Tín hiệu được gửi đến các phím gồm nhiều cấp bậc và các bộ gõ được bố trí ở cả mặt trước và sau của  cây đàn.
Các âm thanh được tạo ra chính là bản nhạc mà người nghe muốn thưởng thức. Tiếng đàn dân dã, gần gũi, dễ mang lại sự phấn khích cho người nghe.

Đĩa bằng gỗ giống như một cuốn sách dầy được đục các lỗ
Trong hồi ức của nhiều người Hà Lan, vào những năm thế chiến 2, organ đường phố bị cấm chơi, nhiều người đã phải tháo ra từng mảnh mang cất giấu. Ngày nay, cây đàn trở thành đặc sản, một nhạc cụ độc đáo gây tò mò cho du khách đến Hà Lan. Hai nơi nổi tiếng có cây đàn này là Keukenhof và Utrecht.

Motor điện sẽ giải mã các tín hiệu ghi trên đĩa gỗ
Đàn organ đường phố xuất hiện từ thế kỷ 19 tại nhiều thành phố lớn châu Âu. Kích cỡ của loại đàn này khá đa dạng, từ những cây đàn nhỏ có thể xách tới lui bằng tay với 20 nốt nhạc đến những cây đàn nặng phài cần xe kéo với số lượng nốt nhạc nhiều hơn.
Loại đàn này trước đây thường được coi là phương tiện giải trí của những người thuộc tầng lớp thấp trong xã hội, và nhiều người dùng nó để kiếm sống bằng cách đi lang thang trình diễn, tránh sự khó chịu và xua đuổi của những người không ưa âm thanh ồn ào phát ra từ cây đàn này.

Nghe nhạc theo yêu cầu hoặc mua đĩa CD có giá 10 euro
Nhà văn người Anh Charles Dickens từng than thở với bạn mình về tiếng đàn này khiến ông không thể tập trung sáng tác. Ông thường xua đuổi những người chơi đàn này. Thậm chí ông còn phàn nàn với chính quyền về âm thanh ồn ào và đề nghị cảnh sát nên bắt giữ người sở hữu đàn.
Nhiều thành phố trên thế giới từng có những lệnh hạn chế hoặc cấm hoạt động những cây đàn này như London, Paris, New York, chủ yếu là vì lý do bản quyền âm nhạc. Nhưng vào cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 cây đàn này bắt đầu xuất hiện trở lại.

Du khách đến Keukenhof luôn tò mò về nhạc cụ này
Bài, ảnhKim Dung (từ Amsterdam, Hà Lan)

Kinkaku-ji - Kim Các Tự và 600 năm dâu bể


(Tin Nóng) Kinkaku-ji - Kim Các Tự, tức chùa Gác Vàng, là tên phổ thông của chùa Rokuon-ji ở Kyoto, Nhật Bản. Đây là một điểm đến không thể bỏ qua với bất kỳ du khách nào khi đặt chân đến cố đô.

Kinkaku-ji - Kim Các Tự và 600 năm dâu bể 1
Một buổi sáng bình yên ở Chùa Vàng
Nằm ở phía tây bắc Kyoto, ngôi chùa được xây dựng theo kiến trúc nguyên thủy vào năm 1397, vốn dùng làm nơi an trí cho Tướng quân Ashikaga Yoshimitsu.
Sau đó, con trai vị tướng này đã cho đổi cung điện thành ngôi chùa và thiền viện dành cho tín đồ Phật giáo, phái Lâm Tế.
Trong cuộc chiến Onin (1467 – 1477), chùa bị đốt cháy rụi nhưng rồi được xây lại.
Gần 500 năm sau, vào năm 1950, tòa Gác Vàng bị một tu sĩ cuồng tín nổi lửa đốt cháy thành tro. Từ năm 1955 chùa mới được xây dựng lại một lần nữa.
 Kinkaku-ji - Kim Các Tự và 600 năm dâu bể 2
Ngôi chùa nhìn từ trên cao với những cành anh đào cuối cùng còn lại của mùa xuân
 Kinkaku-ji - Kim Các Tự và 600 năm dâu bể 3
Một cụ bà đang dọn dẹp trong khu khuôn viên vườn của chùa. Nhiều công nhân viên ở đây đã có thâm niên làm việc đến nửa thế kỷ và họ vẫn tiếp tục cho đến khi không còn đủ sức nữa mới thôi
 Kinkaku-ji - Kim Các Tự và 600 năm dâu bể 4
Nước trong hồ rất trong lành và là môi trường rất tốt cho những chú cá sinh sống, tạo thêm sinh khí cho toàn thể ngôi chùa
Kinkaku (Gác Vàng) trong khuôn viên chùa chỉ là một trong nhiều công trình kiến trúc ở chùa. Ngôi gác có ba tầng soi bóng xuống hồ nước trong xanh Kyoko-chi (tức ao Gương).
Ở giữa hồ có các đảo và tảng đá nhỏ tượng trưng cho câu chuyện hình thành của Phật giáo. Chùa nằm giữa những tán xanh của cây lá cùng ánh sáng phản chiếu của hồ nước tĩnh lặng như gương, tạo nên sự hài hòa vô cùng ấn tượng.
Kinkaku-ji - Kim Các Tự và 600 năm dâu bể 5
Cảnh chùa đẹp như một bức tranh
Kinkaku-ji - Kim Các Tự và 600 năm dâu bể 6
Tấm vé vào chùa cũng là một lá bùa, du khách có thể mang về dán bên trong cửa ra vào. Trước khi ra khỏi nhà, bước ngang qua tấm bùa này, bạn sẽ được che chắn và bảo vệ khỏi những điềm xấu
Điểm nhấn biểu trưng cho uy thế, quyền lực của vị tướng là trần của tầng thứ ba được bọc bằng các lá vàng mỏng.
Từ sau biến cố năm 1950, toàn bộ ngôi chùa, ngoại trừ tầng trệt đều được bọc bằng những lá vàng nguyên chất.
Tầng đầu tiên của Kinkakuji được xây dựng theo phong cách Shinden, sử dụng cho các tòa nhà cung điện trong thời kỳ Heian với cột trụ làm bằng gỗ tự nhiên, tường thạch cao trắng, tạo nên sự tương phản nhưng cũng lại làm nên nét hài hòa với hai tầng trên. Tượng phật Shaka và Yoshimitsu được lưu giữ ở tầng này.
Kinkaku-ji - Kim Các Tự và 600 năm dâu bể 7
Bên trong tầng thứ ba của Kim Các Tự   
 Kinkaku-ji - Kim Các Tự và 600 năm dâu bể 8
Mái chùa với tượng phượng hoàng bằng vàng trên cùng
 Kinkaku-ji - Kim Các Tự và 600 năm dâu bể 9
Bonsai khổng lồ được trồng từ một bonsai nhỏ bằng bàn tay, nay đã 600 năm tuổi
Tầng thứ hai được xây theo phong cách Bukke, được sử dụng làm nhà ở của samurai trước đây, bên ngoài bao phủ toàn bằng những lá vàng mỏng.
Bên trong là bồ tát Kannon, bao quanh bởi các bức tượng của bốn vị vua trên thiên đình.
Cuối cùng, tầng cao nhất được xây theo phong cách của một ngôi đền thiền Trung Quốc, được mạ vàng bên trong và ngoài, trên đỉnh đền là một con phượng hoàng đúc bằng vàng.
 Kinkaku-ji - Kim Các Tự và 600 năm dâu bể 10
Nhiều du khách cố gắng thảy những đồng xu vào chiếc chén trước mặt tượng Phật để cầu may mắn
Kinkaku-ji - Kim Các Tự và 600 năm dâu bể 11
Các du khách cũng tranh thủ chọn thỉnh những chiếc bùa may mắn cho mình và người thân như bùa sức khỏe, bùa lái xe an toàn, bùa gìn giữ tình yêu… Và mỗi năm người ta lại đổi một tấm bùa mới
Kinkaku-ji - Kim Các Tự và 600 năm dâu bể 12
Còn nếu muốn xem một quẻ bói, bạn có thể thử tài năng của các “máy bói” với giá chỉ 100 yen (22.000 đ) với 3 ngôn ngữ Anh, Hàn, Trung
Kinkaku được coi như nguồn cảm hứng cho Ginkaku (tức Gác Bạc) ở chùa Jisho-ji (Từ Chiếu Tự) cũng tọa lạc ở Kyoto. Tuy nhiên nhờ hai tầng dát vàng, Kinkaku trông có phần uy nghi hơn.
Chùa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1994.
Bài, ảnh: Nam Trần