- Được xem là điệu múa đầy uy lực của nữ thần Shiva, Kalarippayattu là môn võ cổ xưa nhất của Ấn Độ, được lưu truyền đến ngày nay. Theo truyền thuyết, cách đây hàng ngàn năm trước Công nguyên, một vị hoàng tử Ấn Độ đã quan sát ghi nhận đòn thế giao tranh của các loài cầm thú rồi chế tác ra nhiều chiêu thức chiến đấu cho con người.
Khởi nguồn từ Ấn Độ
Kalarippayattu có thể coi là môn võ xưa nhất thế giới, có hệ thống bài bản, hành trình theo hướng từ Ấn Độ sang Trung Hoa, Nhật Bản rồi tỏa đi các nước khác.
Ngày nay, Kalarippayattu được truyền dạy như là một phương pháp tự vệ và thể dục rèn luyện thân thể hữu hiệu. Tại bang Karela, tổ đường của Kalarippayattu là một ngôi đền thờ nữ thần Siva và thần chiến tranh (Mahakali). Đền này cũng thờ tất cả các vị tổ sư nhiều đời của Kalari, là nơi để các môn đồ võ phái gặp gỡ cùng nhau tập luyện mỗi ngày. Nghi thức mở đầu buổi tập cùng các phương pháp kỹ thuật, đòn thế đã khiến các nhà võ học xác định vai trò ngọn nguồn của nó.
Khởi động: Mở đầu buổi tập, các võ sinh đến điện thờ phủ phục trước các tượng thần, tiếp đó kính cẩn cúi mình trước vị tổ sư cuối cùng là Sri Gukural T. Nair rồi bước vào buổi tập.
Việc làm cho nóng người là một điều kiện bắt buộc bằng những bài múa có tên là Maippayat. Đó là những bài tập để kiểm soát các vận động của cơ thể. Nó bắt đầu bằng bài tập chân, các bước đi, thế đứng, thế nhảy, các cử động xoay tròn hoặc vặn người theo nhiều cách thức khác nhau. Môn sinh phải giữ cho thân hình thật mềm dẻo, uyển chuyển, mỗi động tác được lặp đi lặp lại nhiều lần đủ bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc cho đến khi thân hình hoàn toàn thư giãn.
Những động tác này được sắp xếp thành một bài tập hẳn hoi. Có 12 bài như vậy và mỗi bài càng lúc càng phức tạp và khó hơn. Sự luyện tập mỗi ngày các bài tập này tạo cho môn sinh một thể trạng tuyệt vời và sự điêu luyện trong chiến đấu.
Kỹ thuật: Đòn thế căn bản của Kalarippayattu gồm: Quyền, cước, cầm nã và điểm huyệt. Chiêu thức đòn thế có sự giống nhau với kỹ thuật của hầu hết các võ phái Nhật Bản, Trung Hoa. Kỹ thuật tấn công bằng đòn thế được gọi là dhanurveda, điểm huyệt được gọi là dim mak và chia ra làm 3 cấp độ: Dim chinh đánh lên dây thần kinh cảm giác gây kích ngất, bất tỉnh, dim Hsueh đánh lên gân máu, khớp xương gây tê dại, dim mak đánh lên tử huyết gây tử thương. Huyệt được gọi là marmas.
Võ phái Kalarippayattu cũng quan niệm có 108 huyệt trên thân thể con người như các võ phái Trung Hoa. Cách phân loại các huyệt cũng giống nhau: Huyệt đơn (eka Marmas), huyệt kép (dwanda Marmas), tử huyệt (padu marmas, gồm 12 huyệt), sinh huyệt (thodu marmas, gồm 96 huyệt).
Nguyên lý căn bản của Kalarippayatu rất giống với Aikido: Không bao giờ để cho đối thủ chạm vào người. Việc né tránh, xoay chuyển có một vai trò quan trọng trong môn võ này. Kalarippayattu ít sử dụng những cú đấm mà thiên về những cú đá, cũng như sử dụng rất nhiều các thế khóa và ném.
Binh khí: Kalarippayattu sử dụng nhiều loại vũ khí. Có nhiều thứ giống với binh khí của các võ phái Trung Hoa, Nhật Bản và có nhiều loại đặc biệt mà các võ phái khác không có: Kettukari là một cây gậy tre khá mỏng và dài gần 2m được sử dụng cả 2 đầu. Cheruvati cũng là một cây gậy nhưng to, cứng và ngắn hơn được sử dụng trong tấn công và cả tự vệ. Kattaram: Dao găm được sử dụng trong cả công lẫn thủ.
Sự khéo léo, tốc độ, xoay chuyển nhanh nhẹn là những yếu tố cần thiết trong các cuộc giao đấu bằng loại vũ khí này. Chỉ cần một chút sơ hở sẽ phải trả giá đắt bằng những vết thương chí mạng. Valum palichayum (kiếm và khiên). Urimi (liễu diệp kiếm) là một thanh kiếm dài và mềm dẻo, có thể quấn quanh mình như chiếc thắt lưng. Uturely (khăn quàng) là một khí giới độc đáo, đa năng của Kalarippayat. Với chiếc khăn võ sĩ Kalri có thể tước khí giới, khóa tay, siết cổ hay lột da đối thủ... tựa như cân pháp (phép đánh khăn) ở Việt Nam.
Chú trọng nội công
Việc luyện nội công của Kalarippayattu thông qua môn Yoga (tiếng Phạn có nghĩa là sự liên kết tập trung khí lực). Có hai pháp môn Yoga chính là: Yoga tinh thần (Raja yoga) tương đương với tĩnh công, suy tưởng thiền định của các võ phái Nam Á; Yoga thể dục (Hatha yoga) tương đương động công, khí công.
Raja yoga nhằm đưa con người đến tình trạng Đại định và Thần lực bằng con đường tập trung cao độ tinh thần, cảm xúc, ý thức đến mức tự kiểm soát được toàn bộ con người.
Hatha yoga nhắm đến thể chất với mục tiêu tạo một sức khoẻ toàn diện bao gồm nhiều phép luyện thở có kết hợp với nhiều tư thế khác nhau của thân thể như tư thế cây chuối, cái cung, rắn hổ mang, cào cào...
Mỗi tư thế đều có tác dụng điều hòa và tăng cường sinh lực cho các cơ quan nội tạng. Theo nội dung triết lý chủ đạo của trường phái y thuật cổ Ayurveda thì lý trí có tác động mạnh mẽ nhất đối với sức khoẻ và thể xác của mỗi người. Đồng thời, sự giải thoát khỏi bệnh tật cũng lệ thuộc vào ý thức và sự cân bằng của lý trí. Khi lý trí đạt được sự cân bằng, nó sẽ chuyển giao sự cân bằng này cho cơ thể, giúp cơ thể chiến thắng bệnh tật.
Giao đấu trên không. |
Khởi nguồn từ Ấn Độ
Kalarippayattu có thể coi là môn võ xưa nhất thế giới, có hệ thống bài bản, hành trình theo hướng từ Ấn Độ sang Trung Hoa, Nhật Bản rồi tỏa đi các nước khác.
Ngày nay, Kalarippayattu được truyền dạy như là một phương pháp tự vệ và thể dục rèn luyện thân thể hữu hiệu. Tại bang Karela, tổ đường của Kalarippayattu là một ngôi đền thờ nữ thần Siva và thần chiến tranh (Mahakali). Đền này cũng thờ tất cả các vị tổ sư nhiều đời của Kalari, là nơi để các môn đồ võ phái gặp gỡ cùng nhau tập luyện mỗi ngày. Nghi thức mở đầu buổi tập cùng các phương pháp kỹ thuật, đòn thế đã khiến các nhà võ học xác định vai trò ngọn nguồn của nó.
Khởi động: Mở đầu buổi tập, các võ sinh đến điện thờ phủ phục trước các tượng thần, tiếp đó kính cẩn cúi mình trước vị tổ sư cuối cùng là Sri Gukural T. Nair rồi bước vào buổi tập.
Việc làm cho nóng người là một điều kiện bắt buộc bằng những bài múa có tên là Maippayat. Đó là những bài tập để kiểm soát các vận động của cơ thể. Nó bắt đầu bằng bài tập chân, các bước đi, thế đứng, thế nhảy, các cử động xoay tròn hoặc vặn người theo nhiều cách thức khác nhau. Môn sinh phải giữ cho thân hình thật mềm dẻo, uyển chuyển, mỗi động tác được lặp đi lặp lại nhiều lần đủ bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc cho đến khi thân hình hoàn toàn thư giãn.
Những động tác này được sắp xếp thành một bài tập hẳn hoi. Có 12 bài như vậy và mỗi bài càng lúc càng phức tạp và khó hơn. Sự luyện tập mỗi ngày các bài tập này tạo cho môn sinh một thể trạng tuyệt vời và sự điêu luyện trong chiến đấu.
Kỹ thuật: Đòn thế căn bản của Kalarippayattu gồm: Quyền, cước, cầm nã và điểm huyệt. Chiêu thức đòn thế có sự giống nhau với kỹ thuật của hầu hết các võ phái Nhật Bản, Trung Hoa. Kỹ thuật tấn công bằng đòn thế được gọi là dhanurveda, điểm huyệt được gọi là dim mak và chia ra làm 3 cấp độ: Dim chinh đánh lên dây thần kinh cảm giác gây kích ngất, bất tỉnh, dim Hsueh đánh lên gân máu, khớp xương gây tê dại, dim mak đánh lên tử huyết gây tử thương. Huyệt được gọi là marmas.
Võ phái Kalarippayattu cũng quan niệm có 108 huyệt trên thân thể con người như các võ phái Trung Hoa. Cách phân loại các huyệt cũng giống nhau: Huyệt đơn (eka Marmas), huyệt kép (dwanda Marmas), tử huyệt (padu marmas, gồm 12 huyệt), sinh huyệt (thodu marmas, gồm 96 huyệt).
Nguyên lý căn bản của Kalarippayatu rất giống với Aikido: Không bao giờ để cho đối thủ chạm vào người. Việc né tránh, xoay chuyển có một vai trò quan trọng trong môn võ này. Kalarippayattu ít sử dụng những cú đấm mà thiên về những cú đá, cũng như sử dụng rất nhiều các thế khóa và ném.
Binh khí: Kalarippayattu sử dụng nhiều loại vũ khí. Có nhiều thứ giống với binh khí của các võ phái Trung Hoa, Nhật Bản và có nhiều loại đặc biệt mà các võ phái khác không có: Kettukari là một cây gậy tre khá mỏng và dài gần 2m được sử dụng cả 2 đầu. Cheruvati cũng là một cây gậy nhưng to, cứng và ngắn hơn được sử dụng trong tấn công và cả tự vệ. Kattaram: Dao găm được sử dụng trong cả công lẫn thủ.
Sự khéo léo, tốc độ, xoay chuyển nhanh nhẹn là những yếu tố cần thiết trong các cuộc giao đấu bằng loại vũ khí này. Chỉ cần một chút sơ hở sẽ phải trả giá đắt bằng những vết thương chí mạng. Valum palichayum (kiếm và khiên). Urimi (liễu diệp kiếm) là một thanh kiếm dài và mềm dẻo, có thể quấn quanh mình như chiếc thắt lưng. Uturely (khăn quàng) là một khí giới độc đáo, đa năng của Kalarippayat. Với chiếc khăn võ sĩ Kalri có thể tước khí giới, khóa tay, siết cổ hay lột da đối thủ... tựa như cân pháp (phép đánh khăn) ở Việt Nam.
Nghi lễ trước buổi tập. |
Chú trọng nội công
Việc luyện nội công của Kalarippayattu thông qua môn Yoga (tiếng Phạn có nghĩa là sự liên kết tập trung khí lực). Có hai pháp môn Yoga chính là: Yoga tinh thần (Raja yoga) tương đương với tĩnh công, suy tưởng thiền định của các võ phái Nam Á; Yoga thể dục (Hatha yoga) tương đương động công, khí công.
Raja yoga nhằm đưa con người đến tình trạng Đại định và Thần lực bằng con đường tập trung cao độ tinh thần, cảm xúc, ý thức đến mức tự kiểm soát được toàn bộ con người.
Hatha yoga nhắm đến thể chất với mục tiêu tạo một sức khoẻ toàn diện bao gồm nhiều phép luyện thở có kết hợp với nhiều tư thế khác nhau của thân thể như tư thế cây chuối, cái cung, rắn hổ mang, cào cào...
Mỗi tư thế đều có tác dụng điều hòa và tăng cường sinh lực cho các cơ quan nội tạng. Theo nội dung triết lý chủ đạo của trường phái y thuật cổ Ayurveda thì lý trí có tác động mạnh mẽ nhất đối với sức khoẻ và thể xác của mỗi người. Đồng thời, sự giải thoát khỏi bệnh tật cũng lệ thuộc vào ý thức và sự cân bằng của lý trí. Khi lý trí đạt được sự cân bằng, nó sẽ chuyển giao sự cân bằng này cho cơ thể, giúp cơ thể chiến thắng bệnh tật.
Giao đấu bằng binh khí. |
Thành quả cuối cùng của 2 pháp môn này không hạn chế. Dù tập pháp môn nào người tập cũng sẽ đạt đến mục đích giống nhau: Đạt đến trạng thái hợp nhất về tinh thần, nội lực sung mãn, sức khoẻ dồi dào. Nhiều môn sinh Kalarippayattu đã biểu diễn những công phu đặc dị như đi như bay (Khinh công), đi trên nước (Thủy thượng phiêu), đi lên những bức tường thẳng đứng (Bích hổ du tường)…
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét