30 chiếc ôtô đời mới, sang trọng chở gần 120 CBCNLĐ ở TP.Hồ Chí Minh lao vun vút trên đường số 9 từ Quảng Trị - Việt Nam đến Savanakhẹt – Lào trong ngày nghỉ lễ Quốc tế Lao động 1.5.
Phật tử khất thực trên đường phố Savanakhẹt trong ngày Quốc tế Lao động 1.5.
Hàng ngàn du khách Việt Nam và các nước đã đến thành phố Thiên Đường (Savanakhẹt có nghĩa là Thiên Đường) trong những ngày nghỉ lễ 30.4 và 1.5 này. Nhưng, Thiên Đường vẫn đủng đỉnh, rủ rỉ…
Làm du lịch với chữ R
Trước khi khởi hành bằng ôtô tự lái đến Savanakhẹt, tôi điện thoại cho bạn là Hồ Xuân Hiếu – Tổng Giám đốc Công ty thương mại Quảng Trị - nhờ vả đầu mối ở bên đó là văn phòng đại diện của Công ty lữ hành đường bộ Sê Pôn chuyện phiên dịch và kết nối với Tổng lãnh sự quán tại Savanakhẹt. Sang đến nơi chỉ còn mỗi bác Khoa - quê ở Quảng Trạch, Quảng Bình – trực bảo vệ văn phòng thôi, còn lại đi vắng cả, họ đang rất bận rộn với các đoàn khách du lịch.
Nghe vậy thấy mừng cho công việc làm ăn của lữ hành Sê Pôn. Nhưng lại thấy lo cho chuyến đi. Không lâu điều ấy đến ngay. Tôi đề nghị bác Khoa đưa đến một nhà hàng bên bờ sông Mêkông, gần cầu Hữu Nghị 2 để ăn tối và... ngắm sông, ngắm cầu. Mất ba lần dừng hỏi đường, với vốn tiếng Lào 17 năm sống và làm việc ở Savanakhẹt của bác Khoa, rồi thì chúng tôi cũng vào trúng nhà hàng Lào Đeng – lớn nhất, đẹp nhất bên bờ sông Mêkông bằng... sự suy đoán.
Đến tiết mục gọi món ăn mới thấy thất vọng toàn tập với khả năng tiếng Lào của bác Khoa, bác ấy vẫn có nói, chắc chắn không phải bằng tiếng Việt, nhưng có phải tiếng Lào không thì tôi không chắc, nhưng hậu quả là các nhân viên ở đó không hiểu gì cả, không gọi được món ăn. Tôi đành phải huy động khả năng ngoại ngữ “mỏi cả tay” của mình, cuối cùng cũng có được một bữa no ở Thiên Đường.
Bác Khoa nói rằng trước khi nghỉ hưu đã từng là cán bộ của Công ty thương mại Quảng Trị thời hoàng kim nhất, từng học bồi dưỡng quản lý kinh tế ở Đà Nẵng. Tôi hỏi thẳng thắn: “Bác sống ở đây đã 17 năm rồi mà vốn liếng tiếng Lào như vầy thì làm ăn kiểu răng?”. Bác Khoa xoa xoa tay sau đầu kể, giọng rất thật thà: “Thì công việc không liên quan chi mấy nên chỉ nghe – nói sơ sơ vậy thôi. Thời làm ăn hoành tráng nhất là buôn bán gỗ lạt, có mấy chú trẻ làm hết rồi, tui chỉ ra chợ, rồi nấu ăn phục vụ thôi nên không thấy cần thiết phải học tiếng, nay qua rồi thời làm ăn dễ dàng, phải tự mình bươn chải thì muộn mất rồi, chừ già rồi, học có vô mô nữa...”.
Tôi nói với nhân viên nhà hàng Lào Đeng (dĩ nhiên là bằng tiếng Lào): “Ở đây ai nói được tiếng Việt thì gọi ra...”. Nhận được từ các nhân viên trẻ, mặt mày sáng sủa này chỉ là những cái lắc đầu, kèm theo hai tiếng “bò mi” (không có). Khi tôi nói xin đá, cơm, nước uống, thức ăn bằng tiếng Lào thì nhân viên nhà hàng gật đầu - “rồi”, bác Khoa bảo ở đây chỉ nói được mỗi chữ “rồi” đó thôi. Cả một nhà hàng rộng lớn, nhiều tầng, sang trọng đón rất nhiều khách du lịch thế này, nhưng nhân viên không một ai biết tiếng Việt – thứ ngôn ngữ gần gũi, hằng ngày làm ăn với họ, giúp họ hái ra tiền, đưa họ tới Thiên Đường – thì lạ quá.
Cơm - bún - phở - gội đầu
Tôi bắt gặp trên các đường phố Savanakhẹt nhiều bảng hiệu viết bằng tiếng Việt có nội dung cắt tóc, gội đầu. Tôi nói: “Răng nhiều quán cắt tóc gội đầu thanh nữ dữ ri bác hè?”. Bác Khoa cười sếu sáo: “E chú biết rồi mà hỏi rứa để chơi tui nời. Cũng là chữ R như ở Lào Đeng, nhưng đây là rờ khác. Ngó thì gội đầu rứa đó, chớ vô trong là... phức tạp lắm đó”. “Phức tạp răng hè?”. “Thì rứa đó, rờ rẫm, gội đầu ôm, quan hệ, tóm lại là mua bán dâm”.
“Bác Khoa ơi là bác Khoa, mua bán dâm, nói cho mau rứa, có chi mà vòng vo từ phức tạp cho đến quan hệ rồi mới tới được mua bán dâm bác Khoa hè” – Long - một đại gia gỗ đang thời kỳ thất bại, cùng quê với bác Khoa, tình nguyện làm phiên dịch chính cho tôi – vừa nói, vừa cười nắc nẻ.
Tôi thắc mắc với Long: “Chục năm trước tôi sang đây không hề thấy các bảng hiệu cắt tóc gội đầu tiếng Việt thế này, chắc bây giờ người Việt nhiều lên nên mới thế phải không?”. “Không phải rứa mô eng ơi. Thời đó là thời hoàng kim của gỗ, tiền đô như núi, gái hạng sang khắp nơi hội tụ về. Chừ là thời kỳ “giãy chết”, cuối mùa của gỗ rồi, tiền ăn hằng ngày của cả chủ lẫn thợ cũng đã chật vật lắm rồi, mà thị trường là nhanh nhạy lắm, cầu hạ thấp tiêu chuẩn cho vừa túi tiền lập tức cung cũng thấp xuống cho tương ứng. Rứa là vơ bèo vạt tép, em út vừa bẩn, vừa già, nhưng giá rẻ tràn sang. Cắt tóc gội đầu thanh nữ kiêm mại dâm, rồi thì cơm – bún – phở cũng kiêm luôn chuyện nớ. Công an Sa Vẳn truy quét suốt, có giảm, dạt ra ngoại ô bớt, nhưng vẫn còn, những tụ điểm trụ lại được cũng là nhờ...” - nói đoạn Long đưa hai ngón tay kiểu “đếm tiền”.
Có vẻ như không chịu nổi cái cách bỗ bã, thị trường của Long, nhưng bác Khoa tỏ rõ sự đồng tình với những gì Long miêu tả về một góc tối của cộng đồng người Việt ở Thiên Đường. “Người Lào hiền hậu, thật thà lắm. Người Việt mình sang đây làm ăn cũng rất nhiều người tốt, thành đạt, sống hoà thuận với người dân sở tại. Nhưng, cũng có không ít người Việt mình sang đây làm những việc mà ai cũng phải xấu hổ như nhậu nhẹt say sưa, chửi bới to tiếng, đánh đập nhau, trộm cắp... Bác sợ là một ngày nào đó, người dân Lào sẽ nhìn và đối xử với người Việt mình qua những hình ảnh xấu xí của bộ phận “Việt liều” đó thì uổng lắm” – bác Khoa nói đầy lo lắng.
Trên đường trở về, chúng tôi dừng ăn trưa tại một quán “cơm – bún – phở” ở Xêtambuộc – thị trấn trên đường số 9 của Lào. Thuỳ - nữ chủ quán trong trang phục... khoe đủ thứ - mau mắn mời chào: “Các anh ở lại chơi đã, mai rồi về”. Một đồng nghiệp của tôi buông câu: “Đây là quán ăn có chi mà chơi...”. Chỉ chờ có thế, Thuỳ ghé sát vào, cố tình “đụng hàng” rồi nói: “Phía sau quán em có cả nhà nghỉ, karaoke và em út phục vụ chu đáo”.
Nhìn những cánh rừng caosu đang thời kỳ trồng mới, những xưởng cưa rệu rã, buồn xo của thời rừng hết gỗ, với rất nhiều đàn ông đi làm ăn xa, trong tôi dậy lên một nỗi buồn thương và lo lắng: Với những hàng quán cắt tóc, cơm - bún - phở - gội đầu kiêm mại dâm tạm bợ, chật chội, mất vệ sinh, khan hiếm nước sạch, trong đó là những người phụ nữ bán thân không có đủ văn hoá và hiểu biết tối thiểu về sức khoẻ sinh sản, giới tính đi cùng với bệnh tật, dịch HIV/AIDS rồi thì liệu lợi nhuận thu được trên con đường làm ăn, du lịch mang tên Thiên Đường này có đủ bù đắp để chữa chạy cho những thảm hoạ từ nạn mại dâm trên con đường này đưa lại hay không?
Đi bộ tới Thiên Đường…
Cũng là con đường số 9 được làm từ nguồn vốn vay ODA như ở Việt Nam, nhưng đường số 9 phía Lào đã hư hỏng rất nhiều, những “ổ voi” liên tục xuất hiện sau một quãng đường đẹp, vì thế chạy xe đúng tốc độ ở đây khá nguy hiểm. Thay vì chỉ mất khoảng chưa đầy ba giờ đồng hồ cho đoạn đường từ cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đến thành phố Thiên Đường thì giờ đây phải gấp rưỡi thời gian đó. Du khách đường bộ xuyên Á kêu ca vì bị nhồi lắc trên con đường du lịch quốc tế đầy “ổ voi” này. Nhưng, hoạt động duy tu, sửa chữa tiến triển quá chậm chạp.
Một người trẻ ở Quảng Trị - Việt Nam, hiện là giảng viên đại học tại Mụcđahán (thành phố Thái Lan, bên kia sông Mêkông, giáp với Savanakhẹt) kiêm hướng dẫn viên du lịch trên đường số 9 nói ví von rằng hoạt động du lịch đường bộ xuyên Á như là một “thiên đường” hái ra tiền cho cư dân những thành phố mặt tiền của ba nước Việt Nam – Lào – Thái Lan.
“Nhưng một cách rất rõ ràng, những cư dân và cả những người làm du lịch ở thành phố Thiên Đường - Savanakhẹt đang rất đủng đỉnh, đi bộ tới Thiên Đường, trong khi những người làm du lịch ở Việt Nam và Thái Lan đang vắt chân lên cổ mà chạy, cố chen chân và thu hoạch từ “thiên đường” du lịch. Lẽ ra Lào phải lấp ngay “ổ voi” trên đường, lẽ ra nhân viên phục vụ du lịch ở thành phố Thiên Đường phải thông thạo tiếng Việt, tiếng Thái, lẽ ra những dịch vụ mại dâm làm xấu hình ảnh con đường xuyên Á trên đất Lào cần được phối hợp để triệt bỏ kịp thời...” – giảng viên này nói.
***
Chạy cũng được. Đi bộ cũng được. Rồi cũng đến được Thiên Đường. Nhưng tôi nghĩ, giữ cho thành phố chùa chiền, thanh bình, tĩnh lặng mang tên Savanakhẹt này còn mãi những tố chất xưa cũ và cuốn hút ấy thì thành phố lớn trên đại lộ hội nhập xuyên Á mới không chịu cảnh “lẽ ra nơi ấy là Thiên Đường” trong nay mai...
Làm du lịch với chữ R
Trước khi khởi hành bằng ôtô tự lái đến Savanakhẹt, tôi điện thoại cho bạn là Hồ Xuân Hiếu – Tổng Giám đốc Công ty thương mại Quảng Trị - nhờ vả đầu mối ở bên đó là văn phòng đại diện của Công ty lữ hành đường bộ Sê Pôn chuyện phiên dịch và kết nối với Tổng lãnh sự quán tại Savanakhẹt. Sang đến nơi chỉ còn mỗi bác Khoa - quê ở Quảng Trạch, Quảng Bình – trực bảo vệ văn phòng thôi, còn lại đi vắng cả, họ đang rất bận rộn với các đoàn khách du lịch.
Nghe vậy thấy mừng cho công việc làm ăn của lữ hành Sê Pôn. Nhưng lại thấy lo cho chuyến đi. Không lâu điều ấy đến ngay. Tôi đề nghị bác Khoa đưa đến một nhà hàng bên bờ sông Mêkông, gần cầu Hữu Nghị 2 để ăn tối và... ngắm sông, ngắm cầu. Mất ba lần dừng hỏi đường, với vốn tiếng Lào 17 năm sống và làm việc ở Savanakhẹt của bác Khoa, rồi thì chúng tôi cũng vào trúng nhà hàng Lào Đeng – lớn nhất, đẹp nhất bên bờ sông Mêkông bằng... sự suy đoán.
Đến tiết mục gọi món ăn mới thấy thất vọng toàn tập với khả năng tiếng Lào của bác Khoa, bác ấy vẫn có nói, chắc chắn không phải bằng tiếng Việt, nhưng có phải tiếng Lào không thì tôi không chắc, nhưng hậu quả là các nhân viên ở đó không hiểu gì cả, không gọi được món ăn. Tôi đành phải huy động khả năng ngoại ngữ “mỏi cả tay” của mình, cuối cùng cũng có được một bữa no ở Thiên Đường.
Bác Khoa nói rằng trước khi nghỉ hưu đã từng là cán bộ của Công ty thương mại Quảng Trị thời hoàng kim nhất, từng học bồi dưỡng quản lý kinh tế ở Đà Nẵng. Tôi hỏi thẳng thắn: “Bác sống ở đây đã 17 năm rồi mà vốn liếng tiếng Lào như vầy thì làm ăn kiểu răng?”. Bác Khoa xoa xoa tay sau đầu kể, giọng rất thật thà: “Thì công việc không liên quan chi mấy nên chỉ nghe – nói sơ sơ vậy thôi. Thời làm ăn hoành tráng nhất là buôn bán gỗ lạt, có mấy chú trẻ làm hết rồi, tui chỉ ra chợ, rồi nấu ăn phục vụ thôi nên không thấy cần thiết phải học tiếng, nay qua rồi thời làm ăn dễ dàng, phải tự mình bươn chải thì muộn mất rồi, chừ già rồi, học có vô mô nữa...”.
Tôi nói với nhân viên nhà hàng Lào Đeng (dĩ nhiên là bằng tiếng Lào): “Ở đây ai nói được tiếng Việt thì gọi ra...”. Nhận được từ các nhân viên trẻ, mặt mày sáng sủa này chỉ là những cái lắc đầu, kèm theo hai tiếng “bò mi” (không có). Khi tôi nói xin đá, cơm, nước uống, thức ăn bằng tiếng Lào thì nhân viên nhà hàng gật đầu - “rồi”, bác Khoa bảo ở đây chỉ nói được mỗi chữ “rồi” đó thôi. Cả một nhà hàng rộng lớn, nhiều tầng, sang trọng đón rất nhiều khách du lịch thế này, nhưng nhân viên không một ai biết tiếng Việt – thứ ngôn ngữ gần gũi, hằng ngày làm ăn với họ, giúp họ hái ra tiền, đưa họ tới Thiên Đường – thì lạ quá.
Cơm - bún - phở - gội đầu
Tôi bắt gặp trên các đường phố Savanakhẹt nhiều bảng hiệu viết bằng tiếng Việt có nội dung cắt tóc, gội đầu. Tôi nói: “Răng nhiều quán cắt tóc gội đầu thanh nữ dữ ri bác hè?”. Bác Khoa cười sếu sáo: “E chú biết rồi mà hỏi rứa để chơi tui nời. Cũng là chữ R như ở Lào Đeng, nhưng đây là rờ khác. Ngó thì gội đầu rứa đó, chớ vô trong là... phức tạp lắm đó”. “Phức tạp răng hè?”. “Thì rứa đó, rờ rẫm, gội đầu ôm, quan hệ, tóm lại là mua bán dâm”.
“Bác Khoa ơi là bác Khoa, mua bán dâm, nói cho mau rứa, có chi mà vòng vo từ phức tạp cho đến quan hệ rồi mới tới được mua bán dâm bác Khoa hè” – Long - một đại gia gỗ đang thời kỳ thất bại, cùng quê với bác Khoa, tình nguyện làm phiên dịch chính cho tôi – vừa nói, vừa cười nắc nẻ.
Tôi thắc mắc với Long: “Chục năm trước tôi sang đây không hề thấy các bảng hiệu cắt tóc gội đầu tiếng Việt thế này, chắc bây giờ người Việt nhiều lên nên mới thế phải không?”. “Không phải rứa mô eng ơi. Thời đó là thời hoàng kim của gỗ, tiền đô như núi, gái hạng sang khắp nơi hội tụ về. Chừ là thời kỳ “giãy chết”, cuối mùa của gỗ rồi, tiền ăn hằng ngày của cả chủ lẫn thợ cũng đã chật vật lắm rồi, mà thị trường là nhanh nhạy lắm, cầu hạ thấp tiêu chuẩn cho vừa túi tiền lập tức cung cũng thấp xuống cho tương ứng. Rứa là vơ bèo vạt tép, em út vừa bẩn, vừa già, nhưng giá rẻ tràn sang. Cắt tóc gội đầu thanh nữ kiêm mại dâm, rồi thì cơm – bún – phở cũng kiêm luôn chuyện nớ. Công an Sa Vẳn truy quét suốt, có giảm, dạt ra ngoại ô bớt, nhưng vẫn còn, những tụ điểm trụ lại được cũng là nhờ...” - nói đoạn Long đưa hai ngón tay kiểu “đếm tiền”.
Trên con đường rất đẹp dẫn đến Thiên Đường này còn có quá nhiều “ổ voi”. |
Có vẻ như không chịu nổi cái cách bỗ bã, thị trường của Long, nhưng bác Khoa tỏ rõ sự đồng tình với những gì Long miêu tả về một góc tối của cộng đồng người Việt ở Thiên Đường. “Người Lào hiền hậu, thật thà lắm. Người Việt mình sang đây làm ăn cũng rất nhiều người tốt, thành đạt, sống hoà thuận với người dân sở tại. Nhưng, cũng có không ít người Việt mình sang đây làm những việc mà ai cũng phải xấu hổ như nhậu nhẹt say sưa, chửi bới to tiếng, đánh đập nhau, trộm cắp... Bác sợ là một ngày nào đó, người dân Lào sẽ nhìn và đối xử với người Việt mình qua những hình ảnh xấu xí của bộ phận “Việt liều” đó thì uổng lắm” – bác Khoa nói đầy lo lắng.
Trên đường trở về, chúng tôi dừng ăn trưa tại một quán “cơm – bún – phở” ở Xêtambuộc – thị trấn trên đường số 9 của Lào. Thuỳ - nữ chủ quán trong trang phục... khoe đủ thứ - mau mắn mời chào: “Các anh ở lại chơi đã, mai rồi về”. Một đồng nghiệp của tôi buông câu: “Đây là quán ăn có chi mà chơi...”. Chỉ chờ có thế, Thuỳ ghé sát vào, cố tình “đụng hàng” rồi nói: “Phía sau quán em có cả nhà nghỉ, karaoke và em út phục vụ chu đáo”.
Nhìn những cánh rừng caosu đang thời kỳ trồng mới, những xưởng cưa rệu rã, buồn xo của thời rừng hết gỗ, với rất nhiều đàn ông đi làm ăn xa, trong tôi dậy lên một nỗi buồn thương và lo lắng: Với những hàng quán cắt tóc, cơm - bún - phở - gội đầu kiêm mại dâm tạm bợ, chật chội, mất vệ sinh, khan hiếm nước sạch, trong đó là những người phụ nữ bán thân không có đủ văn hoá và hiểu biết tối thiểu về sức khoẻ sinh sản, giới tính đi cùng với bệnh tật, dịch HIV/AIDS rồi thì liệu lợi nhuận thu được trên con đường làm ăn, du lịch mang tên Thiên Đường này có đủ bù đắp để chữa chạy cho những thảm hoạ từ nạn mại dâm trên con đường này đưa lại hay không?
Đi bộ tới Thiên Đường…
Cũng là con đường số 9 được làm từ nguồn vốn vay ODA như ở Việt Nam, nhưng đường số 9 phía Lào đã hư hỏng rất nhiều, những “ổ voi” liên tục xuất hiện sau một quãng đường đẹp, vì thế chạy xe đúng tốc độ ở đây khá nguy hiểm. Thay vì chỉ mất khoảng chưa đầy ba giờ đồng hồ cho đoạn đường từ cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đến thành phố Thiên Đường thì giờ đây phải gấp rưỡi thời gian đó. Du khách đường bộ xuyên Á kêu ca vì bị nhồi lắc trên con đường du lịch quốc tế đầy “ổ voi” này. Nhưng, hoạt động duy tu, sửa chữa tiến triển quá chậm chạp.
Một người trẻ ở Quảng Trị - Việt Nam, hiện là giảng viên đại học tại Mụcđahán (thành phố Thái Lan, bên kia sông Mêkông, giáp với Savanakhẹt) kiêm hướng dẫn viên du lịch trên đường số 9 nói ví von rằng hoạt động du lịch đường bộ xuyên Á như là một “thiên đường” hái ra tiền cho cư dân những thành phố mặt tiền của ba nước Việt Nam – Lào – Thái Lan.
“Nhưng một cách rất rõ ràng, những cư dân và cả những người làm du lịch ở thành phố Thiên Đường - Savanakhẹt đang rất đủng đỉnh, đi bộ tới Thiên Đường, trong khi những người làm du lịch ở Việt Nam và Thái Lan đang vắt chân lên cổ mà chạy, cố chen chân và thu hoạch từ “thiên đường” du lịch. Lẽ ra Lào phải lấp ngay “ổ voi” trên đường, lẽ ra nhân viên phục vụ du lịch ở thành phố Thiên Đường phải thông thạo tiếng Việt, tiếng Thái, lẽ ra những dịch vụ mại dâm làm xấu hình ảnh con đường xuyên Á trên đất Lào cần được phối hợp để triệt bỏ kịp thời...” – giảng viên này nói.
***
Chạy cũng được. Đi bộ cũng được. Rồi cũng đến được Thiên Đường. Nhưng tôi nghĩ, giữ cho thành phố chùa chiền, thanh bình, tĩnh lặng mang tên Savanakhẹt này còn mãi những tố chất xưa cũ và cuốn hút ấy thì thành phố lớn trên đại lộ hội nhập xuyên Á mới không chịu cảnh “lẽ ra nơi ấy là Thiên Đường” trong nay mai...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét