Những cung điện không chỉ rộng lớn mà còn được gìn giữ gần như nguyên vẹn ấy là những nơi nào, mời các bạn hãy cùng khám phá.
Cung điện Hoàng gia Brussels (Bỉ)
Tọa lạc tại trung tâm thủ đô Brussels của nước Bỉ, cung điện hoàng gia Brussels là nơi làm việc chính thức của đức Vua và Hoàng hậu, tuy nhiên đây không phải là nơi sinh sống của hoàng tộc.
Mang phong cách cổ điển và được vua Leopold II sửa sang và mở rộng diện tích khiến cho cung điện hoàng gia Brussels trở thành một trong những hoàng cung rộng lớn bậc nhất thế giới.
Không chỉ vậy, cung điện còn mở cửa cho khách tham quan vào mùa hè và hoàn toàn miễn phí vé vào cổng. Chẳng những được tham quan nội thất sang trọng bên trong hoàng cung mà các bạn có thể được diện kiến Vua và Hoàng hậu nữa đó nha.
Cung điện quốc gia Mafra (Bồ Đào Nha)
Cách thủ đô Lisbon 28 km, cung điện quốc gia Mafra được xây dựng từ 1717 theo phong cách Ba-rốc với màu trắng chủ đạo sang trọng, tổng diện tích toàn bộ công trình đến 40.000 mét vuông, biến nơi đây trở thành một trong những cung điện rộng lớn nhất thế giới. Năm 1910, nơi này đã được xếp hạng di tích quốc gia.
Hiện tại, một phần cung điện trở thành thư viện quốc gia, với hơn 36 000 đầu sách trong đó có hàng ngàn đầu sách quý hiếm. Có lẽ đây cũng là một trong những thư viện đẹp nhất hành tinh này rồi, còn gì tuyệt vời hơn khi được đọc một quyển sách trong một cung điện nhỉ?
Cung Serail (Liban)
Grand Serail hay còn gọi là cung điện Chính phủ ở Beirut, Liban, là nơi làm việc chính thức của Thủ tướng Liban. Được xây dựng vào năm 1853 với tổng diện tích là 40.000 mét vuông, đây là công trình kiến trúc lịch sử của đất nước Liban với mang phong cách kiến trúc của người Ottoman.
Cung điện Hampton Court (Anh)
Nếu một lần ghé thăm đất nước của những cung điện Hoàng gia mà không đặt chân đến cung Hampton Court thì thật là thiếu sót lớn lao đó nha các chế. Hampton Court được xây dựng từ năm 1514 dưới thời vua Henry VIII và trở thành nơi sinh sống của Hoàng gia. Đây cũng là một trong những cung điện được vua Henry VIII yêu thích nhất.
Cung điện rộng lớn bậc nhất hành tinh này có đến 1000 phòng, hơn 200 ống khói, điều đặc biệt là có một mê cung rộng hơn 1000 mét vuông, du khách phải mất hơn 30 phút để khám phá toàn bộ mê cung. Và đây không chỉ đơn giản là một công trình kiến trúc mà còn là nơi để tìm hiểu lịch sử của Vương quốc Anh.
Cung Christiansborg (Đan Mạch)
Cung điện Christiansborg với tổng diện tích hơn 50 000 mét vuông đã trở thành một trong những cung điện lớn nhất hành tinh. Nơi này hiện tại chính là trụ sở làm việc của Quốc hội, văn phòng Thủ tướng và tòa án Tối cao của Đan Mạch.
Lâu đài Windsor (Anh)
Chắc hẳn không ai không đặt chân đến Windsor khi đã ghé thăm Vương quốc Anh vì độ đẹp hoàn mỹ và tính lịch sử của nó. Windsor là một trong ba nơi ở chính thức của Hoàng gia Anh trong suốt chiều dài 900 năm lịch sử. Nó luôn được Hoàng gia tu sửa và cũng có thể trở thành một pháo đài kiên cố khi quốc gia có chính biến. Với diện tích 55 000 mét vuông, nó không chỉ là cung điện rộng lớn nhất mà cũng là một trong những cung điện đẹp nhất thế giới.
Cung điện mùa đông (Nga)
Một trong những cung điện nổi tiếng nhất nhì xứ sở bạch dương chính là cung điện Mùa đông tọa lạc tại thành phố St.Peterburg với diện tích khoảng 60 000 mét vuông. Đây là nơi ở chính thức của các Nga hoàng từ năm 1732 đến 1917. Hiện nay, cung điện trở thành bảo tàng nghệ thuật St.Peterburg và trưng bày hơn 3 triệu tác phẩm, là nơi cực kỳ thu hút khách du lịch khi ghé thăm nước Nga xinh đẹp.
Cung điện hoàng gia Caserta (Ý)
Cung điện hoàng gia Caserta tọa lạc tại thành phố Caserta, miền nam nước Ý. Cung điện được khởi công xây dựng vào năm 1780, dưới thời vua Napoli nhà hoàng gia Bourbon. Cung Caserta được cho là cung điện lớn nhất thế giới về thể tích, với 2 triệu mét khối, diện tích khoảng 61 000 mét vuông và được UNESCO công nhận là “Di sản thế giới” vào năm 1997.
Cung điện Hoàng gia Stockholm (Thụy Điển)
Hoàn thành vào năm 1760 và mang phong cách Ba-rốc, cung điện Hoàng gia Stockholm là nơi ở và làm việc chính thức của Hoàng gia Thụy Điển. Tòa cung điện lộng lẫy có đến hơn 1400 phòng với diện tích hơn 61 000 mét vuông. Cung điện thường xuyên mở cửa để đón tiếp du khách, thế nên chế nào có ao ước được dạo chơi cung điện rộng bao la bậc nhất hành tinh này thì có thể ghé thăm ngay và luôn nha.
Cung điện Versailles (Pháp)
Cách Paris 20km chính là nơi tọa lạc của một trong những cung điện lộng lẫy nhất Châu Âu đó nha các chế. Hằng năm có hàng triệu du khách ghé thăm nước Pháp với mong muốn có thể được một lần đặt chân vào cung điện Versailles, hay còn gọi là lâu đài Versailles. Đây là nơi ở chính thức của các đời vua Louis XVIII, XIV, XV, XVI và là biểu tượng của quyền lực tối cao của triều đình phong kiến lúc bấy giờ.
Lâu đài được xếp vào danh sách những cung điện rộng lớn nhất thế giới cũng rất xứng đáng vì nó có đến 2000 phòng, với diện tích 67 000 mét vuông. Lực lượng nhân công làm việc tại tòa lâu đài ngày nay lên đến 900 người nha.
Cung điện Topkapi (Thổ Nhĩ Kỳ)
Cung điện có tuổi đời gần 400 năm này là nơi ở chính thức của các vị vua Ottoman của đất nước Thổ Nhĩ Kỳ. Cung điện không chỉ có giá trị về mặt lịch sử và văn hóa, du khách đến đây còn có thể ngắm nhìn cảnh đẹp đến mê mẩn của cảng biển tự nhiên Golden Horn. Và đừng quên, các chế có thể mất hàng giờ đồng hồ để dạo hết toàn bô cung điện rộng lớn bậc nhất thế giới này với diện tích lên đến 70 000 mét vuông lận nha.
Lâu đài Prague (Cộng hòa Séc)
Một trong những điểm thu hút du khách ở thủ đô cổ kính chính là lâu đài Prague. Lâu đài từng là nơi ở của nhiều đời Vua và hiện tại là nơi làm việc chính thức của Chính phủ nước Cộng hòa Séc. Lâu đài Prague có lịch sử đến hơn 1000 năm, được công nhận là Di sản thế giới và là một trong những lâ đài rộng nhất thế giới với diện tích lên đến 70 000 mét vuông.
Những bạn nào có ý định vi vu đến lâu đài “ngàn năm tuổi” này thì đừng quên vào website để cập nhật những ngày mình có thể vào cổng hoàn toàn miễn phí nha.
Cung điện Buckingham (Anh)
Cung điện Buckingham là một trong những nơi ở và làm việc chính thức của Hoàng gia Anh và trở thành biểu tượng quyền lực một thời của chế độ quân chủ Anh. Lâu đài nổi tiếng này cũng là nơi Hoàng gia Anh tổ chức những sự kiện long trọng của đất nước và Hoàng gia. Cung điện nguy nga sở hữu hơn 700 phòng, một vườn hoa tuyệt đẹp, toàn bộ tọa lạc trên khuôn viên rộng 77 000 mét vuông, trở thành một trong những cung rộng lớn nhất ngày nay
Những cung điện phải trải qua những cuộc chiến ác liệt thế nhưng người ta vẫn cố gắng trùng tu về nguyên vẹn cho thấy giá trị của chúng về mặt lịch sử và văn hóa là không thể chối cãi.
Cung điện Falaknuma (Ấn Độ)
Ai mà luôn nghĩ lâu đài hay những cung điện nguy nga lộng lẫy chỉ có thể có ở Châu Âu thì hoàn toàn sai lầm luôn nha. Bằng chứng là đất nước Ấn Độ sở hữu rất nhiều cung điện nguy nga, mỗi cái lại có những vẻ đẹp độc đáo rất riêng, và trong số đó có cung điện Falaknuma là có diện tích rộng lớn nhất, đến 94 000 mét vuông. Ngày nay, cung Falaknuma đã trở thành khách sạn hạng sạn hạng sang nằm trên một con đồi, có hướng nhìn từ các phòng vô cùng dễ thương đó nha.@wikipedia.org
Cung điện Quirinal (Ý)
Nước Ý nổi tiếng là vùng đất của những cung điện mang kiến trúc độc đáo, thế nhưng giữa rất nhiều nơi, Chính phủ Ý chọn cung điện Quirinal là nơi làm việc chính thức của tổng thống Ý, có lẽ một phần lý do là vì nó tọa lạc trên đỉnh của một trong bảy ngọn đồi của thủ đô Roma. Nơi này từng là nơi ở của Vua, các Giáo hoàng và rất nhiều 12 vị tổng thống của nước Ý. Diện tích của nó gấp 20 lần diện tích của Nhà Trắng, với 110 000 mét vuông.
Cung điện hoàng gia Madrid (Tây Ban Nha)
Được xây dựng từ thế kỷ thứ 16, cung điện hoàng gia Madrid là cơ ngơi chính thức của Hoàng gia Tây Ban Nha và cũng là một trong những cung điện lộng lẫy và rộng lớn nhất thế giới. Với diện tích hơn 135 000 mét vuông và hơn 3000 gian phòng, nơi đây sở hữu rất nhiều bộ sưu tập, các tác phẩm nghệ thuật và nội thất cực kỳ xa hoa.
Lâu đài Malbork (Ba Lan)
Lâu đài Malbork được xây dựng bởi dòng họ của những hiệp sĩ Teutonic vào thế kỷ thứ 12. Lâu đài thật chất là một pháo đài vỹ đại được xây bằng gạch ngói đỏ, nằm yên bình bên nhánh sông của ngôi làng Marienburg. Lâu đài Malbork đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa và dù trải qua hơn 800, đến nay nó vẫn còn được giữ gìn gần như nguyên vẹn.
Tử Cấm Thành (Trung Quốc)
Một trong những công trình vỹ đại nhất thể hiện bản sắc văn hóa của người Trung Hoa đó chính là Tử Cấm thành. Là kinh đô của triều đại nhà Minh đến nhà Thanh, nơi đây có đến 9999 gian phòng, hơn 800 cung điện lớn nhỏ với tổng diện tích trên 150 000 mét vuông. Tử Cấm Thành được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1987, và nơi đây chắc hẳn là điểm đến được nhiều khách du lịch yêu thích khi đặt chân khám phá đất nước Trung Hoa huyền bí.
Cung điện Apostolic (Vatican)
Cung điện Apostolic là nơi ở chính thức của các vị Giáo hoàng của đất nước Vatican và là nơi đặt các văn phòng của Giáo hội. Toàn bộ công trình có diện tích 162 000 mét vuông và xếp thứ 7 trong bảng xếp hạng những cung điện rộng lớn nhất hành tinh, dù Vatican là quốc gia nhỏ nhất thế giới. Xung quanh có những điều đối lập rất thú vị đúng không nè.
Cung điện Istana Nurul Iman (Brunei)
Ít ai ngờ, hoàng cung lớn nhất thế giới hiện nay tọa lạc tại quốc gia Đông Nam Á “nhỏ mà có võ”- Brunei, với diện tích hơn 200 000 mét vuông. Hoàng cung Istana Nurul Iman có nghĩa là “Cung điện Ánh sáng của các vị Thánh” được hoàn thành vào năm 1984, mang phong cách kiến trúc Hồi giáo thể hiện sự xa hoa bậc nhất của quốc gia dầu mỏ khi chi phí xây dựng lên đến 29 nghìn tỉ đồng. Hiện nay, cung điện Istana Nurul Iman là nơi làm việc chính thức của hoàng gia Brunei và của chính phủ Brunei và văn phòng thủ tướng.
Rashtrapati Bhavan (Ấn Độ)
Rashtrapati Bhavan chính là một trong những dinh tổng thống lớn nhất thế giới với tổng diện tích lên đến 200 000 mét vuông, gồm 4 tầng với hơn 300 phòng. Tòa nhà được người Anh xây dựng được xem như quyền lực cai trị của Vương quốc Anh tại Ấn Độ thời đó. Sau giải phóng, tòa nhà Rashtrapati Bhavan trở thành phủ tổng thống Ấn Độ cho đến ngày nay.
Ak Saray (Thổ Nhĩ Kỳ)
Dinh tổng thống của Thổ Nhĩ Kỳ có lẽ là công trình hiện đại duy nhất nằm trong danh sách này. Dinh Ak Saray có tổng diện tích 200 000 mét vuông, có hơn 1000 phòng, là một dinh thự không chỉ đầy đủ tiện nghi mà còn được đảm bảo an ninh với đầy đủ trang thiết bị tối tân nhất. Tuy nhiên việc xây dựng dinh tổng thống trong bối cảnh đất nước Thổ Nhĩ Kỹ có 3 triệu người thiếu việc làm bị coi là lãng phí và quá xa hoa.
Bảo tàng Louvre (Pháp)
Được hoàn thành vào năm 1793, Louvre vốn là cung điện chính thức dưới thời vua Charles V cho đến khi hoàng gia Pháp chuyển về cung điện Versailles. Từ đó, cung điện Louvre trở thành nơi lưu trữ những đồ vật hoàng gia. Ngày nay, Louvre trở thành bảo tàng nghệ thuật và lịch sử lớn nhất hành tinh, nơi lưu giữ hàng triệu tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng, trong số đó có bức nàng Mona Lisa. Hàng năm, hàng triệu du khách ghé thăm bảo tàng Louvre không chỉ vì những giá trị nghệ thuật mà còn để ngắm nhìn quang cảnh xung quanh với bờ sông Seine thơ mộng của viện bảo tàng lộng lẫy này.
Cung điện hoàng gia Hofburg (Áo)
Tọa lạc tại thủ đô Viên của nước Áo cổ kính, cung điện hoàng gia Hofburg lung linh như một hòn ngọc của thành phố. Nhìn qua cứ nghĩ đây là một công trình không lớn tuổi là bao, thế nhưng nó đã được xây dựng từ thế kỷ thứ 13, tức là khoảng 800 tuổi rồi đấy, và được dòng họ hoàng gia Hofburg tu sửa liên tục. Với diện tích hơn 240 000 mét vuông và hơn 2600 phòng, cung điện hoàng gia chiếm vị trí thứ 2 trong danh sách những cung điện rộng lớn nhất hành tinh. Vậy đâu sẽ là cung điện rộng lớn nhất nhỉ?
Tòa nhà quốc hội Romania (Romania)
Một trong những tòa nhà quốc hội lớn nhất hành tinh chính là ở Romania. Tòa nhà Quốc hội Romania hay còn gọi là cung nghị viện Romania chắc chắn sẽ khiến các bạn phải “té ngửa” khi nghe đến con số diện tích của nó là 330 000 mét vuông, với 12 tầng và 8 tầng ngầm, tọa lạc tại trung tâm của thủ đô Bucharest, đây là một công trình pha trộn nhiều nét kiến trúc khác nhau những vẫn cực kỳ hài hòa.
Quỳnh Dao (tổng hợp).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét