Bia Bỉ được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại - Ảnh: Tác giả bài viết đang thưởng thức một loại bia Bỉ
Uống bia Bỉ, nhất là tại Bỉ, bạn không chỉ thưởng thức một trong những loại bia ngon nhất thế giới, mà bạn đã chạm môi vào một phần của di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.
Trong phiên họp tại thủ đô Addis Abeba của Ethiopia ngày 30.11.2016, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã đưa Văn hóa bia Bỉ vào danh sách "Di sản văn hóa phi vật thể" của nhân loại.
Đây không phải là điều bất ngờ đối với giới nghiên cứu văn hóa ẩm thực trên toàn thế giới. Bia ở Bỉ không chỉ là thức uống mà phương thức sản xuất bia và nghệ thuật uống bia từ hàng nghìn năm nay đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống văn hóa xã hội Bỉ. Khi tôi ghé vào một quán bia nổi tiếng ở thủ đô Brussels, người phục vụ đã đưa ra một danh sách dài dằng dặc các loại bia tiêu biểu nhất của quán. Gần 50 loại bia đủ kiểu dáng, màu sắc, kích cỡ. Có chai cỡ nhỏ, chai cỡ vừa, có chai bằng sứ dung tích đến 1,5 lít... Thì ra quốc gia nhỏ bé với dân số chỉ 10 triệu người này có đến gần 1.500 loại bia khác nhau.
Khác với những quốc gia khác, bia Bỉ không chỉ được sản xuất bằng nguyên liệu chính yếu là lúa mạch mà còn từ các loại quả, cỏ, cây tùy vùng miền. Mỗi loại bia được pha chế theo những công thức riêng từ hàng vài trăm năm trước. Đó là lý do vì sao bia Bỉ có vô số màu sắc và vị đậm nhạt không hề lẫn. Có thể kể bia đỏ, bia vàng, bia nâu, bia đen, bia trắng và cả bia có màu xanh rất đẹp được làm từ anh đào, nho, vị nấm và cả từ chocolate... Có loại bia chỉ uống trong mùa đông và có loại bia chỉ uống ở những thời điểm khác trong năm. Bia ở Bỉ không chỉ là một thứ giải khát quen thuộc mà bia còn dùng để chế biến nhiều món ăn truyền thống khác.
Chừng thấy tôi lúng túng giữa “ma trận bia”, anh phục vụ vui vẻ giới thiệu một vài loại bia nức tiếng: Bia sứ ST, bia Sebastiaan Dark sản xuất từ năm 1651 đến nay, Bia Rochefort có nguồn gốc từ các nhà máy bia trong các tu viện tại Rochefort, bia Faro... Nhưng loại bia ngon nhất, tiêu biểu nhất theo anh là bia Chimay, người Bỉ hay gọi là bia thầy tu. Bia thầy tu,cái tên thật ấn tượng. Chimay hoàn toàn do các tu sĩ ở tu viện Scourmont thuộc dòng khổ hạnh Trappist sản xuất từ giữa thế kỷ 19. Nhiều tài liệu cho biết để có thể sử dụng thương hiệu Chimay, các cơ sở sản xuất phải nằm trong phạm vi tu viện Trappist. Các tu sĩ là người sản xuất và lợi nhuận từ việc bán bia phải sử dụng cho hoạt động của tu viện và các chương trình xã hội khác. Các con số thống kê cho thấy 90% lợi nhuận từ sản xuất bia Chimay được dùng cho hoạt động từ thiện. Hiện nay trên thế giới còn có 10 cơ sở sản xuất bia Chimay, trong đó có 6 cơ sở đặt ở Bỉ. Độc đáo nhất của loại bia nổi tiếng nhất thế giới và không bao giờ tự quảng cáo trên các phương tiện truyền thông này là bia có đề năm sản xuất vì nhiều loại bia có thời gian bảo quản từ 5 đến cả 15 năm.
Uống bia ở Bỉ quả thật phức tạp. Đã chọn được chủng loại bia thì phải có ly uống bia phù hợp. Chỉ cần nhìn ly uống bia, người Bỉ có thể biết ngay bạn đang uống loại bia nào. Có khoảng 200 loại ly uống bia khác nhau, có khi còn nhiều hơn. Thành thử trong một bàn bia, khách cứ rối lên với hàng chục kiểu ly khác nhau. Anh phục vụ giải thích rằng phải qua biết bao nhiêu thế kỷ người Bỉ mới tìm ra các kiểu ly khác nhau để làm sao làm dậy lên được mùi hương đặc trưng của bia. Cách uống bia của người Bỉ cũng khác với văn hóa “dzô dzô” của người Việt. Họ hớp từng ngụm nhỏ như cách uống rượu vang để thưởng thức cái hương vị tinh tế nhất của men bia. Và bao giờ cuối chai bia họ cũng chừa một chút, không phải để làm sang, mà theo họ phần cuối cùng của chai bia Bỉ cũng còn cặn lắng của men bia làm cho bia không còn ngon nữa...
Bia ở Bỉ thật sự không rẻ. Giá một ly bia Chimay đen trong quán khoảng 7 Euro, trong khi đó một chai bia Chimay đen đựng trong chai sứ loại đặc biệt có dung tích 1,5l bán sỉ ở VN lên đến 900 ngàn đồng. Tôi đã lang thang nhiều nơi ở Vương quốc Bỉ, xứ sở bia số một thế giới, nhưng hầu như hiếm có cảnh say xỉn vì bia như ở các nước. Người Bỉ hay uống bia trong các tiệm cà phê... Nhưng cũng chỉ một hai chai, chủ yếu là để chuyện trò. Thưởng thức là chính. Ngay trong quán ăn cũng vậy, họ uống từ tốn. Không thấy họ ép nhau uống. Thậm chí ép người khác uống là hành vi bị coi thường... Nhưng người Bỉ lại thích tổ chức những hội hè liên quan đến bia. Hầu như các địa phương đều có những lễ hội bia. Lớn nhất vẫn là lễ hội bia ở quảng trường trung tâm Grand-Palace thành phố Brussels vào tháng chín hàng năm, qui tụ hàng nghìn nhà sản xuất bia và hàng triệu lượt tín đồ bia bọt từ khắp nơi trên thế giới kéo về thưởng thức những loại bia có một không hai, những loại bia hết sức đặc biệt mà nhà sản xuất muốn giới thiệu trong dịp này.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà Unesco dành sự tôn vinh lớn lao cho bia Bỉ . Không chỉ đơn thuần là công nhận sự đa dạng và quá trình bảo tồn tính truyền thống, đặc thù hiếm nơi nào có của bia Bỉ mà ủy ban thẩm định cũng đã nhấn mạnh một yếu tố mà vương quốc Bỉ đã thực hiện tự giác trong rất nhiều thế kỷ qua: Sản xuất rất nhiều bia, lại là bia ngon, nhưng lại có nhiều biện pháp để hạn chế tình trạng uống nhiều bia và vấn nạn say xỉn trong cộng đồng. Luật pháp ở Bỉ và các nước châu Âu khác rất khắt khe trong chuyện đối phó với các bợm nhậu. Đi xe mà có mùi rượu thì coi chừng phạt rất nặng, thậm chí bị tịch thu giấy phép lái xe. Quán bia không bao giờ được bán sau 22g. Trẻ em thì tuyệt đối không được đụng đến bia rượu. Quan niệm xã hội Bỉ về bia rượu cũng vậy. Người dân ở Bỉ rất căm ghét những người say xỉn lê la ngoài đường. Họ xem những kẻ say xỉn thuộc tầng lớp dưới đáy. Thành thử ai có nhậu sương sương, hơi quá chén một chút là lẳng lặng đón taxi "chuồn" về nhà.
Rời nước Bỉ, bạn bè tôi mười người hết chín người điện hoặc nhắn tin hỏi, đến Bỉ có uống bia Bỉ hay không... Thì ra bia và uống bia đâu phải lúc nào cũng xấu. Đôi khi bia trở thành một biểu tượng của quốc gia, thậm chí được nâng lên hàng di sản văn hóa thế giới nếu như chúng ta có cách để ứng đối với bia.Trường hợp Bỉ là một minh chứng tuyệt vời. Cầm trong tay ly bia thầy tu đen đắng pha vị ngọt dịu của trái cây, tự dưng tôi nghĩ về những chai bia Saigon xanh, Saigon đỏ. Liệu chúng ta có nên mơ một văn hóa bia, lễ hội bia đậm chất VN có khả năng thu hút khách du lịch từ mọi nơi đến, đôi khi chỉ để thưởng thức những ly bia. Điều này thật khó, nhưng có ai cấm chúng ta được quyền mơ?
Lê Tâm
Đây không phải là điều bất ngờ đối với giới nghiên cứu văn hóa ẩm thực trên toàn thế giới. Bia ở Bỉ không chỉ là thức uống mà phương thức sản xuất bia và nghệ thuật uống bia từ hàng nghìn năm nay đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống văn hóa xã hội Bỉ. Khi tôi ghé vào một quán bia nổi tiếng ở thủ đô Brussels, người phục vụ đã đưa ra một danh sách dài dằng dặc các loại bia tiêu biểu nhất của quán. Gần 50 loại bia đủ kiểu dáng, màu sắc, kích cỡ. Có chai cỡ nhỏ, chai cỡ vừa, có chai bằng sứ dung tích đến 1,5 lít... Thì ra quốc gia nhỏ bé với dân số chỉ 10 triệu người này có đến gần 1.500 loại bia khác nhau.
Khác với những quốc gia khác, bia Bỉ không chỉ được sản xuất bằng nguyên liệu chính yếu là lúa mạch mà còn từ các loại quả, cỏ, cây tùy vùng miền. Mỗi loại bia được pha chế theo những công thức riêng từ hàng vài trăm năm trước. Đó là lý do vì sao bia Bỉ có vô số màu sắc và vị đậm nhạt không hề lẫn. Có thể kể bia đỏ, bia vàng, bia nâu, bia đen, bia trắng và cả bia có màu xanh rất đẹp được làm từ anh đào, nho, vị nấm và cả từ chocolate... Có loại bia chỉ uống trong mùa đông và có loại bia chỉ uống ở những thời điểm khác trong năm. Bia ở Bỉ không chỉ là một thứ giải khát quen thuộc mà bia còn dùng để chế biến nhiều món ăn truyền thống khác.
Chừng thấy tôi lúng túng giữa “ma trận bia”, anh phục vụ vui vẻ giới thiệu một vài loại bia nức tiếng: Bia sứ ST, bia Sebastiaan Dark sản xuất từ năm 1651 đến nay, Bia Rochefort có nguồn gốc từ các nhà máy bia trong các tu viện tại Rochefort, bia Faro... Nhưng loại bia ngon nhất, tiêu biểu nhất theo anh là bia Chimay, người Bỉ hay gọi là bia thầy tu. Bia thầy tu,cái tên thật ấn tượng. Chimay hoàn toàn do các tu sĩ ở tu viện Scourmont thuộc dòng khổ hạnh Trappist sản xuất từ giữa thế kỷ 19. Nhiều tài liệu cho biết để có thể sử dụng thương hiệu Chimay, các cơ sở sản xuất phải nằm trong phạm vi tu viện Trappist. Các tu sĩ là người sản xuất và lợi nhuận từ việc bán bia phải sử dụng cho hoạt động của tu viện và các chương trình xã hội khác. Các con số thống kê cho thấy 90% lợi nhuận từ sản xuất bia Chimay được dùng cho hoạt động từ thiện. Hiện nay trên thế giới còn có 10 cơ sở sản xuất bia Chimay, trong đó có 6 cơ sở đặt ở Bỉ. Độc đáo nhất của loại bia nổi tiếng nhất thế giới và không bao giờ tự quảng cáo trên các phương tiện truyền thông này là bia có đề năm sản xuất vì nhiều loại bia có thời gian bảo quản từ 5 đến cả 15 năm.
Uống bia ở Bỉ quả thật phức tạp. Đã chọn được chủng loại bia thì phải có ly uống bia phù hợp. Chỉ cần nhìn ly uống bia, người Bỉ có thể biết ngay bạn đang uống loại bia nào. Có khoảng 200 loại ly uống bia khác nhau, có khi còn nhiều hơn. Thành thử trong một bàn bia, khách cứ rối lên với hàng chục kiểu ly khác nhau. Anh phục vụ giải thích rằng phải qua biết bao nhiêu thế kỷ người Bỉ mới tìm ra các kiểu ly khác nhau để làm sao làm dậy lên được mùi hương đặc trưng của bia. Cách uống bia của người Bỉ cũng khác với văn hóa “dzô dzô” của người Việt. Họ hớp từng ngụm nhỏ như cách uống rượu vang để thưởng thức cái hương vị tinh tế nhất của men bia. Và bao giờ cuối chai bia họ cũng chừa một chút, không phải để làm sang, mà theo họ phần cuối cùng của chai bia Bỉ cũng còn cặn lắng của men bia làm cho bia không còn ngon nữa...
Bia ở Bỉ thật sự không rẻ. Giá một ly bia Chimay đen trong quán khoảng 7 Euro, trong khi đó một chai bia Chimay đen đựng trong chai sứ loại đặc biệt có dung tích 1,5l bán sỉ ở VN lên đến 900 ngàn đồng. Tôi đã lang thang nhiều nơi ở Vương quốc Bỉ, xứ sở bia số một thế giới, nhưng hầu như hiếm có cảnh say xỉn vì bia như ở các nước. Người Bỉ hay uống bia trong các tiệm cà phê... Nhưng cũng chỉ một hai chai, chủ yếu là để chuyện trò. Thưởng thức là chính. Ngay trong quán ăn cũng vậy, họ uống từ tốn. Không thấy họ ép nhau uống. Thậm chí ép người khác uống là hành vi bị coi thường... Nhưng người Bỉ lại thích tổ chức những hội hè liên quan đến bia. Hầu như các địa phương đều có những lễ hội bia. Lớn nhất vẫn là lễ hội bia ở quảng trường trung tâm Grand-Palace thành phố Brussels vào tháng chín hàng năm, qui tụ hàng nghìn nhà sản xuất bia và hàng triệu lượt tín đồ bia bọt từ khắp nơi trên thế giới kéo về thưởng thức những loại bia có một không hai, những loại bia hết sức đặc biệt mà nhà sản xuất muốn giới thiệu trong dịp này.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà Unesco dành sự tôn vinh lớn lao cho bia Bỉ . Không chỉ đơn thuần là công nhận sự đa dạng và quá trình bảo tồn tính truyền thống, đặc thù hiếm nơi nào có của bia Bỉ mà ủy ban thẩm định cũng đã nhấn mạnh một yếu tố mà vương quốc Bỉ đã thực hiện tự giác trong rất nhiều thế kỷ qua: Sản xuất rất nhiều bia, lại là bia ngon, nhưng lại có nhiều biện pháp để hạn chế tình trạng uống nhiều bia và vấn nạn say xỉn trong cộng đồng. Luật pháp ở Bỉ và các nước châu Âu khác rất khắt khe trong chuyện đối phó với các bợm nhậu. Đi xe mà có mùi rượu thì coi chừng phạt rất nặng, thậm chí bị tịch thu giấy phép lái xe. Quán bia không bao giờ được bán sau 22g. Trẻ em thì tuyệt đối không được đụng đến bia rượu. Quan niệm xã hội Bỉ về bia rượu cũng vậy. Người dân ở Bỉ rất căm ghét những người say xỉn lê la ngoài đường. Họ xem những kẻ say xỉn thuộc tầng lớp dưới đáy. Thành thử ai có nhậu sương sương, hơi quá chén một chút là lẳng lặng đón taxi "chuồn" về nhà.
Rời nước Bỉ, bạn bè tôi mười người hết chín người điện hoặc nhắn tin hỏi, đến Bỉ có uống bia Bỉ hay không... Thì ra bia và uống bia đâu phải lúc nào cũng xấu. Đôi khi bia trở thành một biểu tượng của quốc gia, thậm chí được nâng lên hàng di sản văn hóa thế giới nếu như chúng ta có cách để ứng đối với bia.Trường hợp Bỉ là một minh chứng tuyệt vời. Cầm trong tay ly bia thầy tu đen đắng pha vị ngọt dịu của trái cây, tự dưng tôi nghĩ về những chai bia Saigon xanh, Saigon đỏ. Liệu chúng ta có nên mơ một văn hóa bia, lễ hội bia đậm chất VN có khả năng thu hút khách du lịch từ mọi nơi đến, đôi khi chỉ để thưởng thức những ly bia. Điều này thật khó, nhưng có ai cấm chúng ta được quyền mơ?
Lê Tâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét