Ở Châu Úc muốn di chuyển từ rặng đá nổi tiếng này đến tảng đá kỳ vĩ nọ cũng cách xa cả nghìn cây số.
Nếu không muốn tự lái xe vặn vô lăng mỏi nhừ tay giữa các bình nguyên mênh mông không biết chân trời nơi đâu thì chỉ có cách mua vé máy bay. Tuy không được hưởng cái thú một mình với cỗ xe và trời đất nhưng bù lại, chúng tôi được ngắm vùng red center ở nơi hoang vắng của nước Úc từ trên cao.
Nổi bật giữa những lùm cây lúp xúp, màu đất bazan hồng là núi đá thiêng Uluru. Những người du lịch Úc phàm trần quả quyết rằng ngọn núi thiêng của người thổ dân Aborigin bằng đá sa thạch là một khối liền nguyên vẹn. Nhưng các nhà địa chất học lại bảo đó chỉ là phần nổi trên mặt đất, phần núi chìm dưới không phải là một khối nguyên. Người Aborigin có mặt ở đây từ 10.000 năm trước, lúc ấy chưa có nhà địa chất cũng như khách du lịch nào, không mảy may quan tâm đến việc núi đá loại gì. Trong tâm thức họ, Uluru luôn là nơi thiêng liêng thần linh ban xuống. Đến cả những vệt sẫm màu do nước mưa chảy lâu ngày in trên mặt đá, những lằn rãnh lượn sóng ở một số chỗ do mưa gió bao năm tạo thành cũng là dấu vết của sức mạnh siêu nhiên, nơi để các Anangu (từ chỉ người địa phương theo tiếng thổ dân Aborigin) hướng tới thờ phụng.
Xúc tác kết dính kỳ diệu của Uluru
Mỗi địa điểm du lịch nổi tiếng đều có những đặc trưng riêng để hấp dẫn du khách. Vậy chất xúc tác của vùng Red Center nước Úc là gì, khi cả một khu vực rộng lớn nhiều nghìn héc-ta gần như không có bóng con người, chẳng thể nào thu hút bằng cuộc sống nhộn nhịp của dân cư, bằng mua sắm, dạo phố, thăm thú đền đài… Nhưng đã chọn tới đây, ai nấy đều ở ít nhất hai đêm, còn thông thường là bốn đêm trở lên. Để nghỉ ngơi, thư giãn, đọc sách hay tạp chí ư? Có vẻ như đó không phải là mục đích chính của du lịch Úc. Vì du khách còn phải vận động rất nhiều là khác và thời gian ngủ ban đêm thậm chí có khi chỉ được vài giờ.
Ngày đầu du lịch Úc, chúng tôi đã đi bộ đến rạc chân quanh khu nghỉ, sang cụm nhà khác mua thực phẩm ở siêu thị duy nhất của vùng và loanh quanh thám thính các điểm cao ngắm hoàng hôn. Ăn tối xong đi bộ về phòng cũng mất một đoạn, lo soạn quần áo, máy ảnh và tranh thủ ngủ sớm để còn dậy cữ 4 giờ sáng bắt chuyến xe đi ngắm bình minh ló dạng phía sau Uluru. Sa mạc lúc tinh sương có cái lạnh khó chịu vì sương, vì hơi ẩm và gió đêm, chắc chắn phải mặc thêm áo khoác nhẹ và quấn khăn quanh cổ. Hồi hộp chờ mặt trời đỏ rực dần lên, sương sớm cũng tan dần, khoảng ngoài 6 giờ sáng, cả đám đông du khách đủ mọi quốc tịch vỗ tay nhiệt liệt mừng ánh dương hồng rồi lục tục tản đi đủ hướng. Phần đông không quay về khách sạn ngủ nướng tiếp mà mang theo đồ ăn sáng gói sẵn vừa ăn vừa hóng bình minh ban nãy, bắt chuyến xe khác tới tận chân Uluru, tranh thủ đi vòng quanh ngọn núi thiêng trước buổi trưa nắng gắt.
Uluru linh thiêng theo tên gọi của thổ dân bản xứ còn có tên khác là Ayers Rock do nhà đo đạc địa chất William Gosse đặt theo tên của ngài Toàn quyền Nam Úc Henry Ayers vào năm 1873 và được dùng song song cả hai tên cho đến ngày nay. Khối sa thạch kỳ lạ này cao 348m, nằm ở độ cao 863m so với mực nước biển và cách Alice Spring – thành phố lớn gần nhất khoảng 450km đường bộ. Để đi trọn một vòng quanh Uluru/Ayers Rock chừng 9,4km bắt đầu từ bến xe bus chính Mala Point, bạn cần mang ít nhất mỗi người 1,5 lít nước. Đường đi bằng phẳng, dễ dàng trên nền đất pha cát chỉ có những bụi cây lúp xúp, những triền cỏ khô hanh vàng vì vùng này rất hiếm mưa. Tuy nhiên cần cố gắng hoàn thành chuyến đi bộ trước 11 giờ trưa để tránh nhiệt độ mỗi lúc một lên cao, có khi đến 40 độ C.
Cần lưu ý, có rất nhiều điểm nhìn Uluru thuộc về tín ngưỡng dân gian của người bản địa bị nghiêm cấm chụp ảnh nên khách đành vòng ra xa hơn và ngắm hướng khác. Khoảnh khắc nào đấy bỗng thấy những rãnh nước tự nhiên từ đỉnh núi tạo thành các vệt đen thẫm trên nền đá đỏ cũng có thể tượng trưng cho lời răn dạy từ đấng tối cao của thổ dân.
Mùa xuân “ngược” ở vùng outback
Tháng 11 của phần lớn thế giới đang là cuối Thu, đầu Đông nhưng ở châu Úc lại đương là mùa Xuân. Nơi hoang vắng Outback cũng đang rộ mùa hoa Xuân. Những bụi cây lúp xúp của hoang mạc đã bớt màu khô cháy mà điểm sắc xanh. Nhưng nguy cơ cháy diện rộng vẫn luôn là nỗi ám ảnh của người Úc trước cả triền cỏ khô bạt ngàn bao phủ. Thổ dân có cách chống cháy lan rộng rất hiệu quả. Họ đào các rãnh lớn, khoanh tròn và chia nhỏ các khu vực. Chẳng may, lửa có bùng lên thì cũng chỉ cháy trong khoảnh đã bị cô lập mà không lan nhanh khắp nơi và mất kiểm soát.
Hoa bụi nở tung những bông hoa li ti. Bạch đàn – loài cây phổ biến trên đất Úc cũng tung hương nhựa cây nồng nàn trong gió. Đủ loại chim nhiều màu sắc ríu rít đi ăn quả cây bụi. Thế giới động thực vật ở vùng hoang mạc giữa nước Úc rất sinh động, phong phú và có nhiều loài đặc hữu, chỉ có khi bạn du lịch Úc. Biển cảnh báo cắm ở rất nhiều nơi, khuyến cáo du khách không đi bộ một mình, ít nhất phải lập nhóm 2 người và trước khi bắt đầu đi bộ đường dài khám phá trong Outback phải báo với người quen, bạn bè, người quản trị của khu nghỉ… về tuyến đường dự định, thời gian thực hiện.
Bởi có nhiều nguy cơ rình rập bạn từ thú hoang, lạc đường, thiếu nước và cũng có thể từ chính âm mưu tội ác của con người lợi dụng nơi hoang vắng. Song cũng đừng quá ngại ngần trước các cảnh báo mà bỏ qua một chuyến lang thang theo các lối mòn trong công viên quốc gia Ayers Rock. Bạn sẽ có cơ hội gặp rắn, trăn, vội vã băng qua trảng cỏ; các loài bò sát đổi màu theo địa hình nhanh hơn cả một chàng Don Juan thay tình nhân; cơ man là chim, bướm và có thể thấp thoáng thấy chó hoang Dingo giương đôi tai nhọn sau lùm cây.
Lạc đà ở Úc du nhập từ châu Phi có số lượng ban đầu rất ít từ thế kỷ XIX. Gặp điều kiện địa hình khí hậu thích hợp, lạc đà nhân đàn nhanh chóng. Tuy nhiên, chủ yếu là lạc đà một bướu, vóc dáng nhỏ hơn lạc đà bản địa châu Phi. Rất ít lạc đà được thuần dưỡng và sử dụng ở Úc, phần lớn trong số hơn 700.000 con đều sống hoang dã và “chén” cả phần thức ăn của loài khác. Du khách càng nên “tận dụng” sức lực của lạc đà để làm một chuyến chu du trên sa mạc Úc châu.
Uluru về chiều chuyển màu tím sẫm, mỗi một hướng lại thấy hình dạng khác. Dù xa hay gần, dù đi bộ hay ngồi trong ô tô hoặc lắc lư trên lưng ngựa, lạc đà, Uluru đều hút mắt nhìn ngắm của du khách như có ma lực. Những người chờ xem hoàng hôn buông luyến tiếc vỗ tay tạm biệt ánh dương cuối của ngày để hôm sau lại lên chuyến xe sớm đón bình minh và cũng vỗ tay, nhưng có phần hân hoan cảm động hơn. Bỗng có lời muốn nhắn nhủ những người đang ấp ủ chuyến du lịch Úc châu, nếu không định ghé Uluru hay Ayers Rock thì có thể coi như bạn chưa đến Úc!
Theo Minh Lý/ Elle VN (Ảnh: Nam Vinh)
Nổi bật giữa những lùm cây lúp xúp, màu đất bazan hồng là núi đá thiêng Uluru. Những người du lịch Úc phàm trần quả quyết rằng ngọn núi thiêng của người thổ dân Aborigin bằng đá sa thạch là một khối liền nguyên vẹn. Nhưng các nhà địa chất học lại bảo đó chỉ là phần nổi trên mặt đất, phần núi chìm dưới không phải là một khối nguyên. Người Aborigin có mặt ở đây từ 10.000 năm trước, lúc ấy chưa có nhà địa chất cũng như khách du lịch nào, không mảy may quan tâm đến việc núi đá loại gì. Trong tâm thức họ, Uluru luôn là nơi thiêng liêng thần linh ban xuống. Đến cả những vệt sẫm màu do nước mưa chảy lâu ngày in trên mặt đá, những lằn rãnh lượn sóng ở một số chỗ do mưa gió bao năm tạo thành cũng là dấu vết của sức mạnh siêu nhiên, nơi để các Anangu (từ chỉ người địa phương theo tiếng thổ dân Aborigin) hướng tới thờ phụng.
Xúc tác kết dính kỳ diệu của Uluru
Mỗi địa điểm du lịch nổi tiếng đều có những đặc trưng riêng để hấp dẫn du khách. Vậy chất xúc tác của vùng Red Center nước Úc là gì, khi cả một khu vực rộng lớn nhiều nghìn héc-ta gần như không có bóng con người, chẳng thể nào thu hút bằng cuộc sống nhộn nhịp của dân cư, bằng mua sắm, dạo phố, thăm thú đền đài… Nhưng đã chọn tới đây, ai nấy đều ở ít nhất hai đêm, còn thông thường là bốn đêm trở lên. Để nghỉ ngơi, thư giãn, đọc sách hay tạp chí ư? Có vẻ như đó không phải là mục đích chính của du lịch Úc. Vì du khách còn phải vận động rất nhiều là khác và thời gian ngủ ban đêm thậm chí có khi chỉ được vài giờ.
Ngày đầu du lịch Úc, chúng tôi đã đi bộ đến rạc chân quanh khu nghỉ, sang cụm nhà khác mua thực phẩm ở siêu thị duy nhất của vùng và loanh quanh thám thính các điểm cao ngắm hoàng hôn. Ăn tối xong đi bộ về phòng cũng mất một đoạn, lo soạn quần áo, máy ảnh và tranh thủ ngủ sớm để còn dậy cữ 4 giờ sáng bắt chuyến xe đi ngắm bình minh ló dạng phía sau Uluru. Sa mạc lúc tinh sương có cái lạnh khó chịu vì sương, vì hơi ẩm và gió đêm, chắc chắn phải mặc thêm áo khoác nhẹ và quấn khăn quanh cổ. Hồi hộp chờ mặt trời đỏ rực dần lên, sương sớm cũng tan dần, khoảng ngoài 6 giờ sáng, cả đám đông du khách đủ mọi quốc tịch vỗ tay nhiệt liệt mừng ánh dương hồng rồi lục tục tản đi đủ hướng. Phần đông không quay về khách sạn ngủ nướng tiếp mà mang theo đồ ăn sáng gói sẵn vừa ăn vừa hóng bình minh ban nãy, bắt chuyến xe khác tới tận chân Uluru, tranh thủ đi vòng quanh ngọn núi thiêng trước buổi trưa nắng gắt.
Uluru linh thiêng theo tên gọi của thổ dân bản xứ còn có tên khác là Ayers Rock do nhà đo đạc địa chất William Gosse đặt theo tên của ngài Toàn quyền Nam Úc Henry Ayers vào năm 1873 và được dùng song song cả hai tên cho đến ngày nay. Khối sa thạch kỳ lạ này cao 348m, nằm ở độ cao 863m so với mực nước biển và cách Alice Spring – thành phố lớn gần nhất khoảng 450km đường bộ. Để đi trọn một vòng quanh Uluru/Ayers Rock chừng 9,4km bắt đầu từ bến xe bus chính Mala Point, bạn cần mang ít nhất mỗi người 1,5 lít nước. Đường đi bằng phẳng, dễ dàng trên nền đất pha cát chỉ có những bụi cây lúp xúp, những triền cỏ khô hanh vàng vì vùng này rất hiếm mưa. Tuy nhiên cần cố gắng hoàn thành chuyến đi bộ trước 11 giờ trưa để tránh nhiệt độ mỗi lúc một lên cao, có khi đến 40 độ C.
Cần lưu ý, có rất nhiều điểm nhìn Uluru thuộc về tín ngưỡng dân gian của người bản địa bị nghiêm cấm chụp ảnh nên khách đành vòng ra xa hơn và ngắm hướng khác. Khoảnh khắc nào đấy bỗng thấy những rãnh nước tự nhiên từ đỉnh núi tạo thành các vệt đen thẫm trên nền đá đỏ cũng có thể tượng trưng cho lời răn dạy từ đấng tối cao của thổ dân.
Mùa xuân “ngược” ở vùng outback
Tháng 11 của phần lớn thế giới đang là cuối Thu, đầu Đông nhưng ở châu Úc lại đương là mùa Xuân. Nơi hoang vắng Outback cũng đang rộ mùa hoa Xuân. Những bụi cây lúp xúp của hoang mạc đã bớt màu khô cháy mà điểm sắc xanh. Nhưng nguy cơ cháy diện rộng vẫn luôn là nỗi ám ảnh của người Úc trước cả triền cỏ khô bạt ngàn bao phủ. Thổ dân có cách chống cháy lan rộng rất hiệu quả. Họ đào các rãnh lớn, khoanh tròn và chia nhỏ các khu vực. Chẳng may, lửa có bùng lên thì cũng chỉ cháy trong khoảnh đã bị cô lập mà không lan nhanh khắp nơi và mất kiểm soát.
Hoa bụi nở tung những bông hoa li ti. Bạch đàn – loài cây phổ biến trên đất Úc cũng tung hương nhựa cây nồng nàn trong gió. Đủ loại chim nhiều màu sắc ríu rít đi ăn quả cây bụi. Thế giới động thực vật ở vùng hoang mạc giữa nước Úc rất sinh động, phong phú và có nhiều loài đặc hữu, chỉ có khi bạn du lịch Úc. Biển cảnh báo cắm ở rất nhiều nơi, khuyến cáo du khách không đi bộ một mình, ít nhất phải lập nhóm 2 người và trước khi bắt đầu đi bộ đường dài khám phá trong Outback phải báo với người quen, bạn bè, người quản trị của khu nghỉ… về tuyến đường dự định, thời gian thực hiện.
Bởi có nhiều nguy cơ rình rập bạn từ thú hoang, lạc đường, thiếu nước và cũng có thể từ chính âm mưu tội ác của con người lợi dụng nơi hoang vắng. Song cũng đừng quá ngại ngần trước các cảnh báo mà bỏ qua một chuyến lang thang theo các lối mòn trong công viên quốc gia Ayers Rock. Bạn sẽ có cơ hội gặp rắn, trăn, vội vã băng qua trảng cỏ; các loài bò sát đổi màu theo địa hình nhanh hơn cả một chàng Don Juan thay tình nhân; cơ man là chim, bướm và có thể thấp thoáng thấy chó hoang Dingo giương đôi tai nhọn sau lùm cây.
Lạc đà ở Úc du nhập từ châu Phi có số lượng ban đầu rất ít từ thế kỷ XIX. Gặp điều kiện địa hình khí hậu thích hợp, lạc đà nhân đàn nhanh chóng. Tuy nhiên, chủ yếu là lạc đà một bướu, vóc dáng nhỏ hơn lạc đà bản địa châu Phi. Rất ít lạc đà được thuần dưỡng và sử dụng ở Úc, phần lớn trong số hơn 700.000 con đều sống hoang dã và “chén” cả phần thức ăn của loài khác. Du khách càng nên “tận dụng” sức lực của lạc đà để làm một chuyến chu du trên sa mạc Úc châu.
Uluru về chiều chuyển màu tím sẫm, mỗi một hướng lại thấy hình dạng khác. Dù xa hay gần, dù đi bộ hay ngồi trong ô tô hoặc lắc lư trên lưng ngựa, lạc đà, Uluru đều hút mắt nhìn ngắm của du khách như có ma lực. Những người chờ xem hoàng hôn buông luyến tiếc vỗ tay tạm biệt ánh dương cuối của ngày để hôm sau lại lên chuyến xe sớm đón bình minh và cũng vỗ tay, nhưng có phần hân hoan cảm động hơn. Bỗng có lời muốn nhắn nhủ những người đang ấp ủ chuyến du lịch Úc châu, nếu không định ghé Uluru hay Ayers Rock thì có thể coi như bạn chưa đến Úc!
Theo Minh Lý/ Elle VN (Ảnh: Nam Vinh)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét